Bài viết Tái phẫu thuật mắt hai mí ở người châu Á – Những điều cần biết được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
Hình dạng và kích cỡ lí tưởng của mắt hai mí thay đổi phụ thuộc vào bệnh nhân và văn hóa. Bệnh nhân có thể phàn nàn về kết quả phẫu thuật không mong muốn vì những lý do sau: sẹo, nếp thấp, nếp cao, rãnh nông hay mất nếp, rãnh sâu, dày vùng trước sụn mi, bất xứng, nhiều nếp rãnh hoặc mí mắt trũng, sụp mi, và di dời nếp gấp hai mí.
1. Xử lý sẹo
Hai loại sẹo dễ thấy và khó dung nạp là sẹo rộng và sẹo lõm. Trường hợp sẹo rộng, nhìn chung thì qui trình sửa chữa sẽ tương tự như xử lý sẹo. Có hai loại sẹo lõm; một là do thiếu hụt mô mềm bên dưới, và loại kia là thứ phát do tật lộn mi (xem phần bàn luận ở sau) (hình 9-1).
2. Nếp thấp
Những bệnh nhân có nếp gấp thấp và cố định chắc với các nếp rãnh sâu sẽ không cần bất kì biện pháp cố định mới khác. Việc cắt lọc da thừa và sẹo là một cách tuyệt vời để loại bỏ sẹo tiến triển và nâng cao nếp gấp (hình 9-2, A). Tuy nhiên, nó chỉ nâng nhẹ nếp gấp, và không hiệu quả cho bệnh nhân có nếp gấp đặt quá thấp (dưới 5 mm tính từ bờ mi). Hình 9-2, B minh họa kĩ thuật tạo đường mới trên đường rạch trước đó có sử dụng cách khâu vùi. Mặc dù kĩ thuật này có một bất lợi là tạo hai đường sẹo, nhưng nếp gấp có thể được nâng lên theo nhu cầu và không bị giới hạn. Trên những mí mắt có sẹo rõ và da thừa, một đường rạch mới, dài hơn được tạo ra đi kèm với cắt lọc da (hình 9-2, C). Những bệnh nhân được cố định kém và có nếp gấp thấp, cả phương pháp B hay C đều được dùng để tái tạo nếp gấp (hình 9-3).
3. Nếp cao
Ba loại nếp gấp cao bao gồm:
1. Nếp cao và rãnh nông: vùng ê-lip gồm sẹo và một khoảng da dưới sẹo được cắt bỏ. Mô mềm bên dưới và da trước sụn mi được cố định vào tấm sụn mi như phẫu thuật mắt hai mí ban đầu.
2. Nếp cao và rãnh sâu vừa: vùng ê-lip gồm sẹo và da tương tự được cắt bỏ, nhưng không cố định thêm.
3. Nếp cao và rãnh sâu: là loại phổ biến nhất. Vùng ê-lip gồm da và sẹo cũ được cắt bỏ. Đường rạch trên được đặt tại sẹo rạch da cũ, và đường rạch da thấp hơn sẽ nằm tại cao độ mới như mong muốn. Bảo tồn khối mô mềm bên dưới là thiết yếu để tránh hình thành đa nếp (hình 9-4, A). Đường rạch đi sâu vào đường rạch da thấp đến khi chạm tấm sụn mi. Một vạt da mi mí trên được tạo bởi sự tách biệt tấm sụn mi và cơ nâng mi (hình 9-4, B, hình bên trái và ảnh minh họa). Tách vạt da hoàn toàn là khi mà bệnh nhân có thể mở mắt mà không co kéo vạt da khi vạt được giữ bằng forceps (hình 9-4, B, hình bên phải). Vạt da dưới chỉ được khoét khi có tật lộn mi (hình 9-4, C). Phẫu thuật viên có thể cần phải kéo lớp mỡ trước gân cơ nâng mi về phía dưới hoặc đặt vào giữa một vạt mỡ tự do bên dưới vạt da
phía trên để tránh tạo đa nếp. Tấm cân dưới cơ vòng được neo vào tấm sụn mi. khâu cố định sẽ đem lớp da của vạt trên xuống sát với tấm sụn mi ở mức thấp (hình 9-4, D). Dán băng dính vào da để ngăn tạo đa nếp (hình 9-5).
Lí do thất bại trong chỉnh sửa nếp gấp cao
Chỉnh sửa nếp cao có tỉ lệ thất bại cao do không tách dính hoàn toàn hoặc tái dính ở vị trí khác. Kết quả thất bại sẽ gây ra đa nếp gấp hay lộn mi (hình 9-6).
4. Vấn đề về chiều sâu
Bao gồm các vấn đề sau:
1. Rãnh sâu hay mất nếp gấp: trường hợp mất nếp gấp, kĩ thuật chỉnh sửa cũng tương tự như phẫu thuật mắt hai mí ban đầu. Một số trường hợp, sự kết dính trước sụn mi sẽ tiếp diễn dù cho sự cố định đã lỏng lẻo. Vạt dưới kết dính trước sụn mi càng mạnh, thì tạo nếp gấp càng khó vì mô trước sụn mi được neo và không linh hoạt. Phải chia tách vùng liên kết, và đường rạch thấp sẽ được kéo lên và gắn vào vị trí cao hơn. Vùng kết dính trước sụn mi hầu hết là kết quả của việc phân tách vùng trước sụn mi trong phẫu thuật mắt hai mí trước đó. Nếp tái tạo sẽ có xu hướng nông hơn so với phẫu thuật trước đó (hình 9-7 và 9-8).
2. Rãnh sâu, lộn mi, hoặc cả hai: sự kết dính được phân tách từ một vị trí cao đã tạo một rãnh sâu và được dời đến vị trí thấp hơn của sụn mi. Phương pháp này chỉ khác cách chỉnh sửa nếp gấp cao ở chỗ da không bị loại bỏ. Lộn mi có thể xảy ra do bám dính vào vạt thấp. Giải phóng vạt thấp khỏi sự kết dính sẽ chỉnh được tật lộn mi (hình 9-9).
5. Dày vùng trước sụn mi
Bệnh nhân Hàn Quốc thường miêu tả dày trước sụn mi như là “xúc xích trên mi”. Tình trạng dày trước sụn mi tạo cảm giác tăng gấp đôi chiều cao của nếp gấp đôi mí mắt tăng nhiều ở bệnh nhân trẻ (hình 9-10).
Dày trước sụn mi được cải thiện bằng cách giảm đi khối mô của vùng trước sụn mi. Chiều cao của nếp gấp trên sụn mi sẽ được làm thấp lại để giảm ảnh ảo về độ dày trước sụn mi. cơ vòng trước sụn mi được cắt ở phần giữa (hình 9-11). Cắt một phần cơ sẽ làm giảm cả sinh khối lẫn chiều cao của nếp gấp. Khi loại bỏ cơ ở mức rìa đường rạch, sẹo co kéo sẽ tạo nếp gấp sâu hơn, tạo nên ảnh ảo về độ dày tương đối của vùng trước sụn mi. Cơ vòng trước sụn mi sẽ được tiêm dung dịch triamcinolone pha loãng (tỉ lệ 1:10 của dung dịch 10 mg/ml) trước khi cắt cơ. Điều này cho phép cắt cơ dễ hơn, và steroid sẽ ngăn sưng phù hậu phẫu cũng như xơ hóa quá mức (hình 9-12).
6. Bất xứng
Tình trạng bất xứng thường sẽ được chỉnh sửa bằng cách thay đổi chỉ 1 bên. Để hạ thấp chiều cao của nếp gấp hai mí, sẹo và da trước sụn mi sẽ được loại bỏ. Đường rạch da mới được tạo chỉ thấp hơn một chút so với bên không chỉnh sửa vì sẽ có ít da để gấp nếp trên vùng được sửa và do đó, nếp gấp sẽ chạy cao hơn nếu đường rạch da vẫn như cũ như bên không chỉnh sửa (hình 9-13).
7. Mí mắt trũng và Đa nếp
Cả hai tình huống mí mắt trũng và đa nếp đều do việc loại bỏ quá mức cần thiết phần mỡ trước gân cơ nâng mi hoặc cơ vòng mi. Cách chỉnh sửa là phải thay thế phần mô bị mất bằng mô mỡ hay vạt da-mỡ (hình 9-15).
Các lựa chọn thay thế được liệt kê trong danh sách sau:
1. Mô mỡ tự do hay vạt da- mỡ (hình 9-16)
a. Trước ổ mắt
b. Trước gân cơ nâng mi
2. Vạt alloderm trước ổ mắt (hình 9-17).
3. Tiêm mỡ vào cơ vòng mi hoặc khoang trước ổ mắt (hình 9-18).
Với mi mắt trũng nhẹ có đa nếp, chỉ cần dùng vạt mỡ là đủ. Sau khi đặt vạt mỡ vào khoang trước ổ mắt, mí mắt sẽ trở nên to hơn khi nhắm mắt và trũng khi mắt mở. Tránh vấn đề này bằng cách đặt vạt da vào khoang trước cơ nâng mi, tiêm mỡ vào cơ vòng mi hoặc túi mỡ mắt sau cơ vòng mi (R.O.O.F.), hoặc cả hai. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sử dụng vạt da-mỡ, vạt cân, hoặc vạt Alloderm® (Life Cell, Branchburg, NJ) cùng việc giải phóng chỗ bám dính là cần thiết.
8. Sụp mi
Cơ nâng mi có thể vô ý bị cắt đứt trong quá trình rạch da. Có thể đơn giản khâu cơ lại nếu vết rạch còn mới và xác định các đầu tận bị rách dễ dàng. Tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, cơ nâng mi và cơ Müller bị co kéo. Cơ nâng mi sau đó sẽ uốn lại, lợp lên nhau, hoặc thậm chí kéo dài. Sụp mi hậu phẫu có thể là kết quả của sự bám dính cao giữa cơ nâng mi và màng ngăn ổ mắt. Sự treo này của cơ nâng sẽ giới hạn biên độ thông thường của nó. Vấn đề sẽ được giải quyết đơn giản bàng cách giải phòng chỗ bám dính (hình 9-19).
Một cơ nâng mi bị cắt và sự bám dính của mô trước gân cơ nâng mi yêu cầu sự phân tách cẩn thận cơ nâng mi và các phần (hình 9-20).
9. Loại bỏ nếp gấp mí
Kết quả phẫu thuật nên được giải thích toàn diện với bệnh nhân. Sẹo có thể nhìn thấy được kể cả khi mở mắt vì lớp che phủ thông thường đã bị mất khi loại bỏ nếp gấp mí đôi. Mắt hai mí vẫn có thể xuất hiện lại sau vài năm. Da mí mắt trước sụn mi có thể sẽ trông dày và lớn hơn do kết quả của việc di lệch mỡ vào vùng mí trước sụn mi. Qui trình sửa chữa sẽ như sau: một khoanh da hình ê-lip sẽ được cắt bỏ, gồm cả vết sẹo trước đó. Một đường rạch thấp sẽ được đặt bên dưới vùng da trước sụn mi, theo cách tương tư như chỉnh nếp cao. Đường rạch thấp sẽ giảm cơ hội tạo thành nếp hai mí. Sự bám dính tại nếp gấp hai mí được giải phòng, và mô mềm được lấy để ngăn tái dính.
Lớp mỡ trước gân cơ nâng mi được kéo lệch xuống dưới vào khoang sau cơ vòng trước sụn mi. Vị trí của da và cơ khi khâu đóng nên nằm ở các mức khác nhau và cách xa vị trí bám dính ban đầu. Không như kĩ thuật chỉnh sửa nếp cao, không tạo bất kì đường khâu cố định nào vào cơ nâng mi. Da và cơ được đóng bằng cách khâu lật ra ngoài (hình 9-21 và 9-22).
10. Tài liệu tham khảo
1. Alloderm Grafting and Implantation in Facial Cosmetic Surgery. World Congress and Work- shop on Minimally Invasive Facial Cosmetic Surgery, Kansas City, MO, American Academy of Cosmetic Surgery, May 1–4, 1998.
2. Levator Muscle/Aponeu- rotic Lifting and Reconstruction Enhancement of Blepharoplasty. World Congress on Plastic, Aesthet- ic & Reconstructive Surgery, Rome, Italy, September 1–5, 1992.
3. Levator Surgeries in the Aesthetic and Reconstructive Blepharoplasty. Sixth Internation- al Symposium of Facial Plastic and Reconstructive Surgery, San Fran- cisco, CA, June 16–20, 1993.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề