Bài viết Phẫu thuật mũi hở – Quy trình kĩ thuật, chăm sóc sau phẫu thuật được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
1. Đường rạch
Đường rạch ngang trụ mũi bao gồm hai đường ngang và một đường rạch chữ V đảo. Đường rạch biên hai bên sẽ được nối với đường rạch ngang trụ mũi (hình 17-1).
2. Tạo vạt da vòm mũi
Trụ mũi và da vòm mũi được phát triển từ sụn mũi dưới bên. Dùng dao loại iris mũi nhọn để xén da vùng sụn nhẹ nhàng. Mô mỡ vòm mũi vẫn phải dính với vạt da để đảm bảo độ dày vạt da. Phụ mổ nên hỗ trợ nâng và giữ vạt da bằng móc da rộng hai đầu nhọn để bọc lộ sụn vòm mũi.
3. Tạo khoang
Tiếp tục bóc tách vùng sụn mũi bên cho tới xương mũi bằng kéo mũi nhọn theo kiểu xén. Dùng cây bóc tách vạt màng xương Jop- seph để tách màng xương khỏi xương mũi. Tạo một khoang rộng lên tới đường khớp nối mũi-trán. Kế đó, tạo một khoang giữa hai trụ trong. Khoang sẽ chạm tới phần trước khẩu cái của xương hàm trên. Khoang sâu này giúp nâng trụ mũi và chóp mũi mà không gây kéo căng da vùng trụ mũi (hình 17-2, A). Khi khoang được giới hạn ở trụ mũi, việc nâng chóp mũi sẽ được thực hiện bằng cách kéo dài phần da vùng trụ mũi (hình 17-2, B). Nâng chóp mũi bằng cách kéo dài khoang trụ mũi sẽ không hiệu quả và tăng sức căng lên mô vùng chóp, nếu so với việc nâng chóp mũi ra trước bằng cách nâng trụ mũi. Khi toàn bộ cấu trúc trụ mũi được nâng lên, sức căng vùng chóp mũi sẽ được san sẻ cho trụ mũi, giúp giảm sức căng cho da vùng chóp mũi.
4. Chèn thanh độn
Phần sống mũi của thanh độn mũi toàn phần chữ L được đẩy vào khoang sống mũi. Phần trụ của thanh độn được chèn vào khoang trụ mũi và ấn xuống phần trước khẩu cái xương hàm trên. Phần gối của thanh độn (vòm cánh) sẽ được kẹp giữa hai trụ trong. Phần đầu gối của thanh độn có được gọi nhỏ lại bằng dao để ngừa tình trạng làm rộng chóp mũi. Trụ trong và sụn cánh mũi được nâng nhẹ nhàng để đánh giá mức nhô cần thiết. Phức hợp sụn được nâng lên thêm một khoảng 2-3 mm để đặt vòm cánh cao hơn chiều cao mong muốn. Điều này sẽ bù trừ cho tình trạng sai lệch thứ phát do sưng của chóp mũi và mất nhô thứ phát do sức nặng và áp lực của mô vòm cánh lẫn sẹo co kéo. Khi đã giữ ở vị trí này, trụ trong sẽ được khâu vào phần trụ của thanh độn với chỉ nylon trong suốt 6-0 (hình 17-3, A và B). Thực hiện nhô chóp mũi dựa vào sức ép của thanh độn lên sụn trụ mũi đã được khâu. Sụn vòm cánh sau đó được khâu lại theo kiểu khâu đệm ngang để làm hẹp vùng chóp nằm ở mặt trên phần đầu gối của thanh độn (hình 17-4). Do đó, da vòm cánh sẽ không tiếp xúc với thanh độn. Phần sống mũi sẽ được điều chỉnh lại.
5. Vạt tự thân
Sụn vách ngăn hay sụn vành tai có thể được dùng làm vạt che hay vạt onlay. Vạt được khâu vào sụn trong sao cho vạt sẽ tiến triển cao hơn 3-4 mm so với thanh độn (hình 17-5, A và B). Khi vùng da vòm cánh được che phủ lại, vạt sẽ tự bẻ qua và che phủ phần vòm cánh của thanh độn (hình 17-5, C). Da vòm cánh sẽ hoàn toàn tách khỏi thanh độn. Một lớp vạt che phủ, hoặc onlay, hoặc cả hai sẽ giúp nâng chóp mũi (hình 17-6 đến 17- 8). Khi cần thiết chỉnh sửa nhiều vùng chóp mũi, một quy trình phối hợp thanh độn trụ mũi, thanh độn sống mũi và vạt tự thân sẽ được sử dụng (hình 17-9 đến 17-11).
6. Cố định thanh độn
Phần chân trụ mũi có thể trượt về một phía của phần trước khẩu cái xương hàm trên, nhất là khi cần nhiều lực đẩy hướng lên để giúp chóp mũi nhô. Trong một số ca nhất định, cố định kiểu vít phần chân trụ sẽ cần thiết để giữ thanh độn trên đường giữa và ổn định lực đẩy của phần trụ mũi (xem chương 18 để biết thêm thông tin).
7. Khâu đóng
Sau khi hoàn tất việc đặt thanh độn và chỉnh nhô chóp mũi, vạt trụ sẽ được đẩy xuống để che phủ mụi. Đầu tiên, khâu vùi với chỉ Vicryl 5-0 qua đỉnh của đường cắt chữ V đảo, khâu một mảng da sâu để cho phép bờ vết thương lật ra. Đường vào và đường ra của mũi kim gần da nên gần nhất có thể với bề mặt và cân xứng để đạt được khoảng cách hoàn hảo giữa hai bờ da. Hai đường khâu dưới da được đặt tại chỗ nối giữa đường cắt biên và đường cắt ngang trụ mũi. Hai đường khâu này giúp trải đều da trụ mũi và cho phép căn chỉnh việc khâu đóng trụ mũi. Một kết quả thường gặp và không mong muốn tại giai đoạn này liên quan đến việc tạo các góc ở đường khâu đóng trụ mũi. Nỗ lực thiết lập khoảng cách hoàn hảo giữa hai bờ da ở các góc. Căn chỉnh da tại đường rạch biên phải chính xác. Khâu đóng da vùng trụ mũi bằng chỉ nylon đen 6-0 bằng kiểu khâu vòng không liên tục để tránh sức căng lên da. Đóng vùng tiên đình bằng chỉ catgut chromic tan 4-0. Bước khâu đóng nên được xem là một phần quan trọng trong phẫu thuật và không thể làm theo quy trình thông thường. Bệnh nhân có thể phàn nàn kết quả phẫu thuật do kết quả của bước cuối cùng này.
8. Băng dán
Che phủ theo cách thông thường bằng benzoin, SteriS- tripTM (3M, St. Paul, MN) và nẹp ngoài tùy lựa chọn của phẫu thuật viên. Tiền đình mũi được chèn nhẹ nhàng gạc TelfaTM (Kendall, Man- sfield, MA) gấp lại và phủ mỡ baci- tracin. Miếng thấm dịch mũi được đặt kèm.
9. Chăm sóc hậu phẫu
Kháng sinh phổ rộng trong 10 ngày đầu. Bệnh nhân không được phép hỉ mũi trong 1 tháng. Cho phép khịt mũi nhẹ để loại bỏ chất tiết. Nhất thiết không được nhấn hay vặn vẹo mũi.
10. Hồi phục
Cắt chỉ sau 1 tuần. Quá trình lành sưng và ửng đỏ trụ mũi thay đổi giữa các bệnh nhân. Đường rạch hầu như không thấy được nếu khâu đóng tỉ mỉ. Tiếp xúc không khí quá lạnh gây đỏ ửng chóp mũi.
11. Tài liệu tham khảo
- Goodman WS, Charles DS: Why external rhinoplasty? J Otolar- yngol 7(1):6-8, 1978.
- Jung DH: Approach to rhi- In Jung DH (Ed.): Rhino- plasty, Seoul, 2002, Greenbook, p 83.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề