Bài viết Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi – đường tiền đình mũi được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
Đường đi trong mũi (tiền đình mũi) trong phẫu thuật nâng mũi đạt được tiếp cận tối ưu xoang mũi và sống mũi, đồng thời cho phép tạo khoang phẫu thuật chính xác. Đường đi này cũng cho phép thực hiện chính xác thao tác đặt mô ghép nhân tạo trong phẫu thuật (hoặc mô tự thân, nếu có chỉ định), bởi vì mô giả có thể dễ dàng di dời, điều chỉnh và thay thế trong phẫu thuật để thăm dò và cắt lọc phù hợp với cấu trúc giải phẫu từng cá thể.
1. Chăm sóc tiền phẫu
Kháng sinh dự phòng (ví dụ, cephalexin) được chỉ định vào đêm trước phẫu thuật và kéo dài 3 ngày hậu phẫu. Tiền đình mũi được rửa bằng dung dịch povidone-iodine 5% trước khi cắt tỉa lông mũi.
2. Thuốc tiền phẫu
Ngoài kháng sinh dự phòng, có một số thuốc tiền phẫu không thường dùng. Các thuốc đường tĩnh mạch được truyền trước để gây tác dụng an thần vừa đủ trước khi gây tê cục bộ, như sẽ miêu tả trong các phần tiếp Các thuốc gây tê tại chỗ cũng cho tác dụng giảm đau kéo dài trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật; hiếm khi gặp vấn đề không thoải mái.
Gây tê
Tiêm trực tiếp thuốc gây tê tại chỗ vào vùng phẫu thuật được ưa dùng, nhằm ức chế thần kinh cục bộ, như thần kinh dưới ổ mắt.
Lông mũi được cắt tỉa trước khi gây tê, và tiền đình mũi được chuẩn bị sạch với povidone-iodine 5%. Propofol truyền tĩnh mạch (10 mg/mL) được chỉnh 1 ml tăng dần tới ngưỡng mê; sinh hiệu và nồng độ oxy mao mạch của bệnh nhân được dùng để đánh giá mức độ gây mê phù hợp. Thể tích propo- fol cần thiết là 4-6 mL (40-60 mg). Bệnh nhân hiếm khi mê hoàn toàn, nhưng thường là trong tình trạng không ý thức. Sống mũi được tiêm qua da tiền đình, sau đó tiêm bờ đường rạch da và vòm cánh mũi, gồm cả trụ mũi. Tiêm trực tiếp qua da vùng điểm mũi, nếu cần thiết. Cần thực hiện kĩ lưỡng để tiêm vừa đủ thuốc gây tê, nhằm cầm máu thích hợp đồng thời tránh làm méo lệch mô.
Phẫu thuật được thực hiện ít nhất 10 phút sau tiêm gây tê để đạt được hiệu quả cầm máu (co mạch).
Chuẩn bị dung dịch gây tê tại chỗ như sau:
- Trộn lẫn lượng bằng nhau của lidocaine 1% và bupivacaine 5%, và một thể tích epineph- rine 1:1000 thích hợp để đạt được nồng độ 1:50,000 (có thể là 10ml dung dịch gây tê + 0.2ml epineph- rine 1:1000, hay 20ml dung dịch gây tê + 0.4ml epinephrine 1:1000, sẽ thu 9duo75c dung dịch có nồng độ epinephrine là 1:50,000). Cách pha này sẽ cho ra dung dịch có hiệu quả cầm máu tối ưu so với dung dịch pha sẵn trên thị trường.
- Natri bicarbonate không được dùng làm chất đệm do làm giảm hiệu quả cầm máu của dung dịch trên. Thuốc an thần tĩnh mạch và propofol được dùng trước tiêm gây tê, như đã đề cập, làm mất đi ý thức đau của bệnh nhân trong quá trình tiêm.
3. Dụng cụ
Dụng cụ thiết yếu bao gồm banh vết mổ đầu tròn, kéo nhỏ phẫu thuật vòm cánh mũi và trụ mũi, và kéo phẫu thuật mũi tiêu chuẩn (loại Foman hoặc Metzen- baum) để khoét vùng sống mũi và để hỗ trợ tách màng xương mũi (hình 15-1). Nếu dùng Gore-Tex để nâng mũi, việc chèn mô được thực hiện bằng forcep Gore-Tex được bác sĩ Dong-Hak Jung ở Seoul, Hàn Quốc thiết kế (hình 15-2).
4. Kĩ thuật phẫu thuật
Quy trình được thực hiện như sau:
- Đường rạch: tạo lối vào sống mũi và vòm cánh qua đường rạch vùng rìa (đó là một vết rạch dọc theo bờ dưới của sụn mũi dưới, ngược với đường rạch vùng mép cánh mũi được nhiều phẫu thuật viên châu Á khuyến cáo) kéo dài tới nửa trên của trụ mũi (hình 15-3).
- Phẫu thuật tạo khoang vùng sống mũi: phẫu thuật tạo khoang dưới da ngay đường giữa hợp.
- Phẫu thuật vùng trụ mũi: được khởi đầu bằng đường phẫu thuật đi qua mặt trụ mũi của vết rạch (hình 15-4). Sụn mũi dưới được tách khỏi da vùng vòm cánh, nhưng sẽ không được điều chỉnh gì hơn, vì thanh độn sẽ yên vị ở mặt trước của nó. Phẫu thuật tạo khoang vừa đủ trong vòm cánh mũi; khoang nên có dạng găng ở vùng sống mũi và đủ lớn để tránh lực căng. Phẫu thuật viên thuận tay phải có khuynh hướng cắt sâu vào vòm cánh mũi bên phải (và ngược lại với phẫu thuật viên thuận tay trái); phẫu thuật viên phải chú ý điều này và điều chỉnh cho phù sau khi da vùng thùy và sống mũi được xử lý, đầu kéo sẽ hướng vào trụ mũi, nơi mà một khoang sẽ liên tiếp với khoang sống mũi được cắt giữa trụ mũi trong. Điều này cho phép phần trụ của mô giả được cố định (hình 15-5).
Phẫu thuật vùng màng xương: sau khi đã tạo 1 khoang dưới da, phần màng xương xương mũi được cắt xén bởi đầu kéo phẫu thuật mũi cùn để kích thích sự phát triển của màng quanh vật liệu ghép, giúp cố định vật liệu (hình 15-6).
5. Thiết kế vật liệu ghép
Tác giả đã thiết kế và hiện đang dùng vật liệu silicone (bảng 15-1) có cấu tạo 3 phần với từng đặc điểm và chức năng riêng biệt: phần sống mũi, phần vòm cánh mũi, và trụ mũi (hình 15-7). Cả 3 phần đều được tạo bởi chất sil- icone mềm đàn hồi, điều cực kì quan trọng là tính mềm và đàn hồi (hình 15-8) giúp giảm tổi áp lực ở tiếp điểm của mô – vật liệu ghép, dẫn đến ít áp lực lên da phủ trên. Thế hệ thanh độn mũi silicone đầu tiên được thiết kế ở châu Á được tạo từ polymer cứng đàn hồi và có chiều hướng lớn quá mức, một yếu tố góp phần vào các biến chứng như trồi thanh độn.
Bảng 15-1. Design of the L-Shaped Silicone Implant
Segment | Characteristics and Features |
Dorsal component | Sot and lexible (translates into decreased pressure at the tis- sue-prosthesis inter- face) Groove for apposi- tion to dorsum Tapered edges to minimize palpability and visibility |
Lobular component | Sot and smooth
Broad (neither sharp nor pointed) 2-mm greater projection than that of dorsum |
Cantilevered action | |
Columellar strut | Inferiorly inclination to maximize
columella sculpturing Broad, posterior lare for stabilization between caudal septum and columellar skin Sot and lexible |
Phần sống mũi mềm, đàn hồi có một rãnh trên mặt lưng cho phép áp dính vào sống mũi. Tất cả các bờ được làm thon lại để nắn chỉnh kín đáo, giảm tính di động của vật liệu hay lộ vật liệu.
Phần vòm cánh mũi mềm và rộng (ngược với hẹp và nhọn), một kiểu thiết kế giúp giảm nhẹ và phân tán áp lực lên phần da phủ vòm cánh mũi. Phần nhô ra trước của vòm cánh mũi nhỉnh hơn 2mm so với phần sống mũi. Sự nhô ra tương đối của hai phần này thường được chỉnh trên mỗi bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Nhô vòm mũi có thể đạt được bằng cơ chế nâng đỡ của cả sống mũi và vòm cánh mũi phối hợp lại, hơn là chỉ có tác động nâng đỡ của trụ mũi.
Phần ít được hiểu rõ nhất trong thanh độn mũi hình L là phần trụ mũi. Những phẫu thuật viên sử dụng thanh độn trụ từ vật liệu tự thân sẽ nói rằng, vị trí vòm cánh mũi hậu phẫu là nhờ tác động đẩy của các trụ; có lẽ do lý thuyết này mà người ta cho rằng trụ nhân tạo cũng hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, sử dụng các thanh độn trụ làm phần chống đỡ để đẩy nhô chóp mũi ra ngoài là một ý tưởng sai lầm. Trong thực tế, thanh độn trụ mũi có hai chức năng. Đầu tiên, nó cố định phần gần vòm cánh mũi tại đường giữa, do đó tạo kháng lực chống lại sự sai lệch vị trí. Thứ hai, thanh độn trụ cho phép tạo tác trụ mũi bằng cách thay thế phần dưới trụ mũi đặc trưng của người châu Á, tạo nên vẻ riêng của nó. Hiểu rõ hai chức năng này sẽ khiến các phẫu thuật viên cưỡng lại được ý định kéo dài thanh độn trụ bằng với toàn bộ chiều dài trụ mũi, và tránh được hiệu ứng tent-pole không mong muốn; để thực hiện được hai chức năng kể trên, thì thanh độn trụ mũi chỉ cần kéo dài 50 – 75% độ dài của trụ mũi.
Những năm trước, tác giả ưa thích thanh độn trụ mũi được chế tác từ chất dẻo cứng đàn hồi bởi vì trụ có thể tương đối ngắn và mỏng, do chất dẻo cứng đàn hồi kháng lại sự biến dạng. Tuy nhiên, cách này đã được minh chứng là sai lầm bởi vì sự co kéo của mô sợi quanh vật liệu ghép thường tạo ra lực xoay, và thường dẫn tới lệch bên trụ mũi. Lực ép từ sự lệch bên sẽ dẫn tới rò mặt tiền đình của trụ mũi (là vị trí đường rạch da), là nơi thường gặp trồi thanh độn nhiều nhất. Lực xoay này thường không gây tác động nhiều lên trụ mũi được tạo tác từ chất dẻo mềm đàn hồi, bởi tính đàn hồi tại vị trí nối vòm mũi – trụ mũi của mô ghép. Tuy nhiên, sự đàn hồi này sẽ dẫn tới lệch ưu thế của thanh độn trụ mũi (do lực căng của trụ) trừ khi trụ có đủ chiều rộng để cho phép nó chen vào giữa phần đuôi sụn vách ngăn và da trụ mũi/ trụ trong. Trong quá trình phẫu thuật, phần trụ thường được tỉa cẩn thận để chèn vừa vặn vào giữa trụ trong và phần đuôi sụn vách ngăn ở vị trí trước nhất, cho phép sự lệch xuống vừa đủ về mặt thẩm mĩ của trụ mũi (tạo nên hình dáng trụ mũi). Phần dốc xuống (tạo nên một góc) của thanh độn trụ mũi so với phần sống mũi giúp hỗ trợ đạt được mục tiêu này. Các thanh độn mũi có sẵn trên thị trường được thiết kế để trụ mũi hướng theo góc 90 độ so với phần sống mũi, một kiểu thiết kế khiến cho thanh độn trụ ở nên vô ích trong việc tạo nên hình ảnh của trụ mũi và dấy lại những ý kiến sai lệch, cho rằng trụ mũi không có giá trị trong việc làm nhô chóp mũi.
Không thể nói quá rằng, sau lần cắt gọt cuối, trụ mũi không bao giờ kéo dài về phía sau một khoảng lớn hơn 75% chiều dài trụ. Cho phép trụ tiếp xúc với sống mũi, xương hàm trên, hoặc cả hai sẽ tạo nên hiệu ứng “tent-pole” – một điều tai họa, biểu hiện dưới dạng trồi mô ghép thứ phát chi tới hoại tử áp lực da vòm cánh mũi. Không thể nhấn mạnh đầy đủ rằng chức năng của trụ không phải là làm nhô cánh mũi; nhô cánh mũi đạt được do hiệu ứng nâng của phần vòm cánh mũi tròn, láng và phần sống mũi tiếp giáp theo cách tương tự như hiệu ứng nâng của mô xương trong tái tạo mũi toàn bộ.
Bởi vì có nhiều ý kiến phàn nàn cho rằng chất liệu silicone trong suốt có thể nhìn thấy được qua da mũi khi ra ánh sáng rõ, một vật liệu có màu trung tính (màu be hay màu da) nên được cân nhắc lựa chọn, nhất là trên bệnh nhân có da sáng màu.
6. Đặt thanh độn và Điều chỉnh
Sau khi đã tạo khoang thành công, thanh độn hình chữ L được chèn vào (hình 15-9). Vật liệu ghép không cần chỉnh sửa trước mà sẽ được cắt gọt ngay khi phẫu thuật. hiệu quả của thanh độn sẽ được quan sát, và sau đó được lấy ra cắt gọt lại cho phù hợp nhu cầu của từng bệnh nhân. Chèn thanh độn, quan sát, rút ra, và cắt gọt được lặp lại nhiều lần tùy theo nhu cầu cho đến khi đạt được kết quả thẩm mĩ. Việc rút và đặt lại vật liệu dễ dàng là một lợi điểm lớn khi đi đường trong mũi. Trong quá trình cắt gọt, nhất thiết duy trì được kiểu dáng phồng của vòm cánh mũi (không nên quá hẹp hay nhọn) và làm thon các bờ rìa của thanh độn, tránh việc nhô phần sắc.
Phần đầu xa của thanh độn sẽ đặt xấp xỉ tại 1 điểm nằm giữa đường dưới cung mày và đường liên khóe mắt (phần Sơn căn) và nên được cắt gọt để hòa lẫn vào điểm mũi mà vẫn giữa nguyên được góc trán – mũi.
Nếu phẫu thuật viên gặp khó khăn khi muốn giải phóng cả hai sụn cánh mũi dưới bên chỉ bằng một đường rạch mép, một đường rạch tương ứng bên đối diện nên được thực hiện để tạo khoang phù hợp, điều này cần thiết trong việc tạo sự cân xứng cho vùng cánh mũi. Nếu gặp phải kháng lực vùng sống mũi sau khi đặt thanh độn, nghĩa là khoang quá nhỏ và cần phải mở rộng để tránh sức căng cho da mũi. Nếu gò sống mũi nhỏ, thường sẽ giũa gọt sống mũi vì điều này dễ hơn so với việc điều chỉnh thanh độn cho phù hợp với gò.
Sau khi đặt thành công phần sống mũi và vòm cánh mũi, trụ mũi sẽ được đẩy vào vị trí của trụ trong khoang bằng forceps (hình 15-10). Trụ đã được gọt trước vào lần chèn thanh độn đầu tiên, và cắt gọt tiếp có thể được thực hiện, nếu cần. Cẩn thận đảm bảo không cho trụ tiếp xúc với xương mũi hay xương hàm và lực đè nén không tác động lên da trụ mũi khi hình thành hình dạng của trụ mũi.
7. Khâu đóng
Đường rạch rìa được đóng lại bằng 2 đường khâu với chỉ chromic 5-0. Trước khi khâu, mô trụ mũi và phần vòm cánh mũi của thanh độn được lắc nhẹ để đảm bảo đường khâu không bị căng. Bôi mỡ kháng sinh trên vết khâu, và chèn bông y tế vào lỗ mũi (rút bỏ vào ngày đầu hậu phẫu). Dán băng dính mặt ngoài và giữ trong vòng 5 – 7 ngày.
8. Qui trình thủ thuật đi kèm
Thông thường, vòm cánh mũi to có thể được thu nhỏ ngoài việc đặt thanh độn mũi. Thu nhỏ cánh mũi được thực hiện bằng đường rạch cắt sụn trước khi tạo khoang đặt thanh độn. Cẩn thận bảo tồn mô liên kết dưới da của phần da có đặt thanh độn bên dưới, và đường rạch cắt sụn được khâu đóng lại trước khi bắt đầu đường rạch mép tạo khoang.
Kĩ thuật thu nhỏ nền cánh mũi được chỉ định trên 5 – 10% bệnh nhân mà tác giả thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Hiệu quả của phẫu thuật nâng mũi trên vòm cánh mũi đem lại dáng vẻ hậu phẫu của cánh mũi, phù hợp với chiếc mũi được nâng.
Hiếm khi bệnh nhân được lợi ích từ phẫu thuật cắt xương kèm theo nâng mũi. Nếu có chỉ định, phẫu thuật cắt xương sẽ được thực hiện qua đường rạch mép hình quả lê sau khi đã đặt thanh độn và đóng vết thương.
9. Băng dán
Băng dán mặt ngoài bằng một lớp băng dán tiệp màu da. Mục đích của băng dán này là che giấu tình trạng sưng phù hậu phẫu và nhắc nhở bệnh nhân cẩn thận trong giai đoạn hậu phẫu sớm. Vị trí của thanh độn được xác định bằng việc tạo khoang chính xác và không bị ảnh hưởng bởi bất kì loại băng dán nào. Mỡ kháng sinh được bôi trên đường rạch, và lỗ mũi được chèn bông gòn y tế và chỉ được rút ra vào ngày đầu hậu phẫu.
10. Chăm sóc hậu phẫu
Tháo băng dán vào ngày hậu phẫu thứ 5 – 7. Bệnh nhân nữ được phép trang điểm để che giấu vết sưng. Thông thường bệnh nhân sẽ phù nhiều tại điểm mũi thứ phát sau tụ máu. Chọc hút bằng khim 18G, tiêm 0.2ml triamcinolone (10 mg/ml), hoặc cả hai để nhanh chóng giải quyết tình trạng này. Có thể đầu xa của thanh độn di lệch do co kéo không đều của lớp mô xơ bao quanh thanh độn; nếu nghi ngờ tình trạng này vào giai đoạn hậu phẫu sớm, phương pháp hiệu quả là cho bệnh nhân điều chỉnh bằng tay theo hướng dẫn của bác sĩ. Phần lớn bệnh nhân quay lại đời sống thường nhật sau 1 tuần. Kết quả vĩnh viễn sẽ thấy được rõ ràng trong 3 – 6 tuần.
Hình 15-11 cho thấy hình ảnh tiền phẫu và hậu phẫu của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn mũi silicone hình chữ L.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề