Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa góc hàm

Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa góc hàm
Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa góc hàm
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa góc hàm được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.Park.

Bệnh nhân muốn được phẫu thuật chỉnh sửa đường viền quanh phần dưới khuôn mặt thường chú ý nhiều đến góc hàm, nhưng thân và bờ dưới của xương hàm cũng ảnh hưởng đến chính những đường nét đó. Bỏ mặc đi hình dạng của những khu vực này sẽ dẫn đến gọt góc hàm quá mức và kết quả gây biến dạng. Gọt góc hàm là hiệu quả đối với góc hàm nhô ra bên ngoài rõ ràng. Một số bệnh nhân có góc hàm cong về phía sau gần đường giữa và thân xương hàm nhô ra. Trong trường hợp như vậy, thay đổi hình dạng của xương hàm với chỉ bằng cắt gọt vỏ xương ở hai bên là điều bất khả thi. Để giảm đi chiều rộng của phần dưới khuôn mặt, loại bỏ đi phần xương nhô ra càng nhiều càng tôt trên mặt phẳng dọc. Cần cẩn trọng để không làm tổn thương dây thần kinh huyệt răng dưới (hình 40 -1).

Hình 40-1 Classification of the shape of the mandible. Type I: The mandibular angle juts out conspicuously. Type II: The mandibular angle is curved posteromedially and the mandibular body protrudes in convexity. Type III: Type II, with loss of the vertical height of the chin.
Hình 40-1 Classification of the shape of the mandible. Type I: The mandibular angle juts out conspicuously.
Type II: The mandibular angle is curved posteromedially and the mandibular body protrudes in convexity.
Type III: Type II, with loss of the vertical height of the chin.

Phẫu thuật gọt hàm đạt mục tiêu bằng cách loại bỏ phần xương thừa trên mặt phẳng cắt dọc (Hình 40-2). Góc hàm bị nhô ra và thân xương hàm dưới lồi có thể được điều trị giống nhau. Kĩ thuật tương tự có thể được áp dụng bất kể hình dáng của chúng. Điều đó cho thấy nhô càng nhiều, phần xương bị cắt bỏ càng lớn. Một lợi ích khác của phẫu thuật gọt góc hàm đó là đường cắt xương phía trước luôn luôn ở cùng mức tính từ đường giữa. Kết quả là ít khi gặp phải sự mất cân xứng sau khi phẫu thuật. Nếu mất cân xứng đã xảy ra trước khi phẫu thuật, nó có thể dễ dàng được sửa chữa. Hàm với đường nét trơn láng có thể tạo ra thông qua cắt tỉa cẩn thận các bất ổn của xương ở vùng lân cận với lỗ cằm. Điều quan trọng là đạt được sự cân đối khi nhìn trực diện, đường cong của xương hàm mềm mại với góc hàm như ý khi nhìn một bên hoặc nhìn xiên.

Hình 40-2 Case 1: Phẫu thuật cắt – tách góc hàm được thực hiện trên một người phụ nữ 22 tuổi. Mặc dù có phì đại cơ cắn nhưng cắt bỏ vẫn chưa xong.Trước phẫu thuật (A,B) và 1 tháng sau phẫu thuật (C,D).
Hình 40-2
Case 1: Phẫu thuật cắt – tách góc hàm được thực hiện trên một người phụ nữ 22 tuổi. Mặc dù có phì đại cơ cắn nhưng cắt bỏ vẫn chưa xong.Trước phẫu thuật (A,B) và 1 tháng sau phẫu thuật (C,D).

Trên bệnh nhân có cằm lẹm, phẫu thuật nâng cằm có thể làm tăng cải thiện từ phẫu thuật chỉnh sửa góc hàm (Hình 40 – 3).

Hình 40-3 Case 2: Phẫu thuật cắt – tách góc hàm và đẩy trượt phần dưới xương hàm dưới ở một phụ nữ 24 tuổi. Trước phẫu thuật (A,B) và 3 tháng sau phẫu thuật (C,D).
Hình 40-3
Case 2: Phẫu thuật cắt – tách góc hàm và đẩy trượt phần dưới xương hàm dưới ở một phụ nữ 24 tuổi. Trước phẫu thuật (A,B) và 3 tháng sau phẫu thuật (C,D).

1. Tư vấn

Những mong đợi của bệnh nhân nên được đánh giá một cách cẩn thận. Chụp Xquang thẳng, nghiêng và toàn diện khuôn mặt bệnh nhân rồi sau đó phân tích. Kế hoạch điều trị nên được bàn bạc kỹ càng. Thay đổi dự kiến của đường viền trên khuôn mặt sau phẫu thuật và giới hạn của cuộc phẫu thuật nên được giải thích rõ. Cần có sự đồng ý của bệnh nhân trước ca phẫu thuật.
Phẫu thuật không được khuyến cáo trong những trường hợp bề rộng của phần dưới khuôn mặt khi nhìn từ phía trực diện không thể làm hẹp lại.

2. Chăm sóc tiền phẫu

Bác sĩ phẫu thuật nên học cách đọc Xquang để xác định tính khả thi cũng như mức độ của phần xương góc hàm cần cắt bỏ dựa trên vị trí của “ống dưới hàm”. Vị trí và đường đi của dây thần kinh huyệt răng dưới cần được xác minh. Tình

trạng của răng, cấu trúc hàm răng nên được đánh giá và ghi nhận lại. Khả năng mở miệng ra hoàn toàn của bệnh nhân cũng cần phải ghi nhận. Hướng dẫn việc ăn uống, vệ sinh răng giai đoạn hậu phẫu được thực hiện trước mổ. Thăm khám và khai thác bệnh sử.

3. Gây mê

Gây mê toàn thân có đặt nội khí quản được ưa chuộng. Có thể gây tê tại chỗ kèm theo bằng lidocaine với epinephrine, tiêm vào lớp màng xương đế giữ phẫu trường không dính nhiều máu.

4. Dụng cụ

Xem hình 40 – 4

  • Y cụ nâng màng xương
  • Đồ nạo bờ dưới xương hàm Obwegeser
  • Y cụ banh vết mổ Obwegeser
  • Mạt dũa lưỡi tròn (lớn và nhỏ)
  • Mạt dũa lưỡi khoan
  • Y cụ đục (rộng 10 mm)
  • Muỗng dài và sắc

    Hình 40-4 Dụng cụ dùng trong cuộc mổ
    Hình 40-4
    Dụng cụ dùng trong cuộc mổ

5. Phương pháp

Gây tê tại chỗ, dùng lido- caine 1% với 1:100.000 epinephrine, bằng cách tiêm vào niêm mạc miệng dọc theo đường xiên của ngành xương hàm và sâu bên dưới lớp cơ cắn quanh góc hàm. Rạch một đường trên niêm mạc miệng ở thành sau dọc theo đường xiên của ngành xương hàm dưới, đi mũi dao về phía trước đến ngang mức răng cấm đầu tiên vị trí phía nướu của tiền đình miệng. Nhà phẫu thuật nên cẩn thận tránh bộc lộ phần mỡ bên dưới.

Nâng màng xương bằng y cụ sắc, hơi cong. Bóc tách lớp màng xương cho đến khi vị trí cắt xương được bọc lộ. Phẫu thuật viên nên cẩn thận tránh làm tổn thương thần kinh cằm. Để bộc lộ rõ, chỗ bám của cân cơ cắn vào góc hàm được tách rời khỏi xương. Gò má được rút về phía bên, đánh dấu góc xương hàm dưới theo kế hoạch tiền phẫu. Phẫu thuật cắt
– tách góc hàm được thực hiện ở phía sau dưới so với đường đi của thần kinh huyệt răng dưới chạy dọc theo xương hàm. Phần vỏ phía trước đường cắt xương ước đoán được nạo bằng một mạt dũa lưỡi tròn từ trước. Nhằm ngăn không cho nứt gãy hõm xích ma hoặc chỏm lồi cầu, dùng mạt dũa có lưỡi khoan thẳng để tạo một rãnh sâu đi dọc theo đường nối từ mặt cắn đến bờ sau của xương hàm dưới. Rãnh này chính là giới hạn trên của phần xương được tách đi (Hình 40-5, A). Khi xương hàm dưới được giữ bằng y cụ banh, dùng mạt dũa để tạo đường hầm ở các khoảng 2 – 3 mm chạy dọc về phía giữa xương hàm.

Trong một số ca, có thể hữu ích khi sử dụng lưỡi khoan có khía (xem hình 40- 5, B). Phần góc xương hàm dưới được tách giữa các đường hầm bằng dụng cụ đục rộng 10 mm (xem hình 40-5,C). Gõ nhẹ nhàng để tách vỏ xương ra khỏi phần xương xốp. Dụng cụ đục nên cẩn trọng khi di chuyển đến 2/3 trước để tránh tổn thương dây thần kinh huyệt răng dưới. Cạnh bờ dưới và đầu tận phía trước dưới đường cắt xương gần ngay lỗ cằm nên được tỉa gọn bằng lưỡi khoan tròn nhỏ. Dùng một cái muỗng dài và sắc (xem hình 40-4) để bảo vệ mô mềm. Phần cơ cắn không cắt bỏ (xem hình 40-5,D)

Chảy máu là tối thiểu ngoại trừ rỉ rả từ tủy xương, trừ khi lớp cơ cắn hoặc động mạch vùng mặt bị rách trong khâu nâng màng xương hoặc khoan. Ống dẫn lưu qua vết mổ dưới dàm sẽ được duy trì trong vòng 24 tiếng.

Sau khi hoàn tất giai đoạn cầm máu, đóng vết mổ bằng băng không thấm nước với một lớp khâu bằng chỉ tự tiêu (ví dụ: chỉ catgut chromic 4-0).

Hình 40-5 Minh họa cắt – tách góc xương hàm. A, vùng hình chấm đỏ được cạo bằng mũi khoan tròn, và lưỡi khoan xuyên tạo một rãnh sâu đi dọc theo đường từ mặt cắn. Rãh này là ranh giới trên của phần xương được tách đi. B, một lưỡi khoan dùng để tạo đường hầm ở các khoảng 2 – 3 mm. Phần vỏ ở bên và giữa được cắt bỏ trong trường hợp bờ sau dưới nhô ra ngoài. C, vỏ được tách bằng dụng cụ đục rộng 10 mm dọc theo đường hầm. D, phần xương sau cắt ở bờ dưới xương hàm gần lỗ cằm được tỉa gọn bằng khoan lưỡi tròn.
Hình 40-5 Minh họa cắt – tách góc xương hàm.
A, vùng hình chấm đỏ được cạo bằng mũi khoan tròn, và lưỡi khoan xuyên tạo một rãnh sâu đi dọc theo đường từ mặt cắn. Rãh này là ranh giới trên của phần xương được tách đi.
B, một lưỡi khoan dùng để tạo đường hầm ở các khoảng 2 – 3 mm. Phần vỏ ở bên và giữa được cắt bỏ trong trường hợp bờ sau dưới nhô ra ngoài.
C, vỏ được tách bằng dụng cụ đục rộng 10 mm dọc theo đường hầm.
D, phần xương sau cắt ở bờ dưới xương hàm gần lỗ cằm được tỉa gọn bằng khoan lưỡi tròn.

6. Chăm sóc hậu phẫu

Một miếng băng ép lớn kèm đệm cotton được dùng và giữ nguyên trong 2 -3 ngày. Phục hồi chức năng cơ cắn vào ngày thứ 3 hoặc 4 sau phẫu thuật và tiếp tục trong vòng vài ngàu đến khi bệnh nhân có khả năng mở rộng miệng. Bệnh nhân ăn thức ăn lỏng hoặc xay nhuyễn trong 1 tuần. Súc miệng nhẹ nhàng được khuyến khích thực hiện sau mỗi bữa ăn.

7. Hồi phục

Phẫu thuật cắt – tách góc hàm thực tế ít gây tổn thương đến nhóm cơ cắn hoặc mô mềm xung quanh. Thời gian phẫu thuật ngắn, kết quả thu được là đáng mong đợi. Phù vùng má đáng kể có thể xảy ra trong 1 tuần. Đường nét cuối cùng trở nên rõ ràng trong vòng 1 – 2 tháng sau ca mổ. Mất cảm giác môi dưới thường phục hồi trong vòng 3 – 6 tháng.

8. Biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra:
– Chảy máu
– Máu tụ
– Nhiễm trùng
– Viêm tủy xương
– Bung vết mổ
– Nứt gãy xương hàm dưới trong quá trình phẫu thuật
– Mất cảm giác môi dưới.

9. Tài liệu tham khảo

1. Baek SM, Kim SS, Bindi- ger A: The prominent mandibular angle: preoperative management, operative technique, and results in 42 patients, Plast Reconstr Surg 83:272, 1989.
2. Deguchi M, Iio Y, Ko- bayashi K, et al: Angle-splitting os- tectomy for reducing the width of the lower face, Plast Reconstr Surg 99:1831, 1997.
3. Yang DB, Park CG: Man- dibular contouring surgery for purely aesthetic reasons, Aesthetic Plast Surg 15:53, 1991.
4. Yang DB, Song HS, Park CG: Unfavorable results and their resolution in mandibular contour- ing surgery, Aesthetic Plast Surg 19:93, 1995.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây