Bài viết Phương pháp trẻ hóa da bằng hóa chất ở người châu Á được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.Park.
Khi tẩy da chết (peel) bằng hóa chất được giới thiệu lần đầu ở Nhật Bản, người ta sử dụng các hóa chất cực mạnh như phenol hay axit tricloacetic (TCA). Tuy nhiên, do tỉ lệ bị tăng sắc tố da và tạo sẹo cao, việc sử dụng chúng được cho là không phù hợp với làn da người châu Á. Sự phát triển của các hóa chất tẩy da từ nông cho đến rất nông bằng dung dịch Jessner hay các alpha-hydroxy axit (AHA) đã đem lại nhiều hứa hẹn cho kỹ thuật tẩy da bằng hóa chất ở các nước châu Á. Kể từ khi axit glycol- ic được chứng minh có hiệu quả với tỉ lệ tác dụng phụ thấp, thậm chí đối với người châu Á, nó đã trở thành một tác nhân tẩy da phổ biến nhất ở Nhật. Dung dịch Jess- ner và beta-hydroxy acid (BHA) (ví dụ, salicylic acid) có tính ái dầu và gây tác dụng ly giải tế bào sừng. Những hóa chất này cho thấy hiệu quả tốt, chủ yếu trong điều trị mụn và chăm sóc da dầu hoặc da có lỗ chân lông to. Dù có những vấn đề đi kèm theo TCA khi dùng cho làn da người châu Á, người ta vẫn có thể dùng nó để trẻ hóa da và chống lão hóa nếu như có quy trình trước điều trị thích hợp và lựa chọn nồng độ tối ưu. TCA có thể được dùng cho các đốm đồi mồi, vết chân chim và mụn. Các tác dụng phụ do tẩy da được giảm thiểu bằng các chế độ chăm sóc trước và sau tẩy da. Tác dụng trẻ hóa của tẩy da sẽ tăng một cách đáng kể, tạo ra hiệu quả kéo dài. Tẩy da bằng hóa chất hiện trở thành một trong những liệu pháp điều trị quan trọng trong số các phương pháp chăm sóc da cho người châu Á. Để liệu trình tẩy da thành công, cần thăm khám các yếu tố của làn da trước khi tẩy, hiểu được mong muốn của bệnh nhân và mục đích khi tìm đến phương pháp, và lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng bệnh nhân.
1. Phân loại các hóa chất tẩy da qua mức độ xuyên thấm
Hóa chất tẩy da được phân loại dựa vào dược lực và khả năng xuyên và phá hủy các lớp da như sau:
1. Tẩy nông: tới các nhú bì
2. Tẩy trung bình: tới lớp gai bì trên
3. Tẩy sâu: tới giữa lớp gai bì
Phân loại này về sau được mở rộng thành 4 cấp độ:
1. Rất nông (tróc vảy)
2. Nông (mức thượng bì)
3. Trung bình (mức nhú bì)
4. Sâu (mức bì gai)
Dựa theo phân loại của Ru- bin và Harold1,2, các hoạt chất tẩy da chính và những phương pháp tẩy da dùng trên da người châu Á được tóm tắt dựa theo mức độ xuyên thấm (bảng 42-1).
2. Đặc tính các hoạt chất tẩy da và chuẩn bị dung dịch tẩy da
Mặc dù nồng độ là một trong những yếu tố quyết định xuyên sâu của AHA, nhưng mức độ xuyên sâu này không phụ thuộc liều dùng. Tỉ số giữa nồng độ AHA tự do, có khả năng xuyên qua lớp tế bào sừng, với tổng nồng độ AHA được định nghĩa là nồng độ sinh khả dụng. Giá trị của nồng độ tự do của acid này là một chỉ dấu cho hiệu quả của AHA trên việc tẩy da, và được xác định bởi trị số pH. Hầu hết các hoạt chất tẩy da thương mại hiện hành không miêu tả rõ thành phần cũng như phần trăm các chất trên nhãn. Do vậy, khi sử dụng sản phẩm AHA trên thị trường, cần phải cân nhắc đo pH của dung dịch. Kế đó, giá trị acid tự do, thực tế là nồng độ hiệu quả của hoạt chất, được tính toán, và thực hiện tẩy da dựa trên giá trị tính toán được từ phương trình Henderson – Hasselbach. Giá trị pKa của axit glycolic là 3.83 ở 25oC (bảng 42-2). Để tẩy da thành công, bác sĩ được khuyến cáo đầu tiên phải kiểm tra hóa chất và hiểu được đặc tính hóa học công dụng, sau đó sử dụng nó ở nồng độ tối ưu mà vẫn đạt được sự hài lòng.
2.1.Glycolic acid (Hydroxyacetic Acid)
Chuẩn bị Có hai công thức hiện hành: dung dịch 70% và dạng tinh thể có độ tinh khiết 97%. Dung dịch tan được trong nước cất hoặc hỗn hợp nước cất và propylene glycol. Tác giả thường chuẩn bị dung dịch bằng cách thêm Na-hy- aluronat, glycerin, và hydroxycel- lulose vào nước cất và chuẩn độ dung dịch ở pH tối ưu với dung dịch đệm Na-citrate. Tuy nhiên, đơn giản chuẩn bị dung dịch bằng cách pha vào nước cất có thể chập nhận được và dễ thực hiện. Ngoài ra, dung dịch bán lỏng giống gela- tin có thể được chuẩn bị với xanthene gum (chất tạo độ đặc). Bởi vì hiệu quả của axit glycolic được điều chỉnh dựa trên làn da được tẩy, nên tác giả sử dụng chất nền trong suốt.
Bảo quản Axit glycolic không tương tác với ánh sáng, nên dung dịch có thể được lưu trữ bằng bình trong suốt trong thời gian 2 năm.
2.2.Axit lactic
Chuẩn bị Công thức nguyên thủy là dung dịch nồng độ 85%, và hòa tan trong nước cất. Axit lactic có thể được dùng đơn trị hay phối hợp với các hoạt chất tẩy da khác. Bảo quản Dù axit lactic không tương tác đặc biệt với ánh sáng, nó vẫn nên được lưu trữ trong bình tối màu dưới 2 năm.
2.3.Dung dịch Jessner
Chuẩn bị Dung dịch được chuẩn bị như sau:
- 14 gr Lesolucynol
- 14 gr Salicylic acid
- 14 gr Lactic acid
Dung dịch được trộn với cồn 95% để tạo thành 100ml dung dịch.
Bảo quản Dung dịch Jessner nhạy cảm cao với ánh sáng và không khí bên ngoài. Do đó, khu- yến cáo lưu trữ trong bình chứa tối màu (màu hổ phách) ở nhiệt độ phòng, với thời gian sử dụng dưới 2 năm.
2.4.Salicylic acid (BHA)
Chuẩn bị Bột salicylic acid được hòa tan trong ethanol.
Bảo quản Lưu trữ trong bình tối màu ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 năm.
2.5.Tricloacetic acid (TCA)
Chuẩn bị Tinh thể TCA tinh khiết 100% thường được hòa tan trong nước cất. Dù có thể hòa tan TCA trong ethanol, nhưng TCA trong môi trường cồn lại không thể xâm nhập qua da.
Bảo quản TCA được trữ trong bình nhựa trong suốt ở nhiệt độ phòng và giữ được sự ổn định trong 2 năm.
2.6.Phenol (axit than)
Chuẩn bị Phenol sẵn có dạng dung dịch 88%. Trong các công thức thì dung dịch Baker-Gordon được sử dụng rộng rãi nhất. Nó chứa các thành phần sau:
– 3 ml phenol 88% 3 giọt dầu Croton
– 8 giọt chất hoạt động bề mặt
– 2 ml nước cất
3. Dược tính của các hoạt chất tẩy da
Tẩy da bằng hóa chất loại bỏ da bị lão hóa và trẻ hóa làn da bằng các tiến trình lành tự nhiên. Axit glycolic kích hoạt sự thay thế lớp thượng bì bằng cách tiêu hủy các kết nối hemi-desmosome ở các lớp tế bào sừng thấp bên dưới và giảm sự liên kết của các tế bào sừng 4. Quan sát được hiện tượng này dưới kính hiển vi điện tử 5. Hiệu ứng này chỉ đặc hiệu của axit glycolic, khác với các hóa chất tẩy da khác có tác dụng chủ yếu là hóa lỏng lớp thượng bì nông. Ngoài ra, axit glycolic có thể kích thích tổng hợp các thành phần của lớp bì như collagen, elastin, và glycosami- noglycan để làm đầy lớp bì. Hơn nữa, tác dụng ức chế tế bào sắc tố tạo melanin của axit glycolic cũng được đề cập. Ngoài ra, axit glycol- ic tác động lên tuyến bã gây đẩy các chất bã ra ngoài và thâm nhập vào các lỗ chân lông to để làm hẹp chúng lại. Acid salicylic bẻ gãy và hóa lỏng các tế bào sừng. Mặt khác, TCA và phenol làm biến tính protein của lớp thượng bì nông, gây hoại tử lớp bì. Điều này kích thích quá trình tái tạo mô, trong đó việc tổng hợp collagen được kích thích và lớp nhú bì dày hơn. Phenol cũng gây mất sắc tố.
4. Sử dụng
Tại Hoa Kì và châu Âu, tẩy da bằng hóa chất được thực hiện để làm trẻ làn da bị lão hóa. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, tẩy da nông và rất nông được sử dụng để tẩy bỏ các thành phần nhờn trên da dầu, làm co các lỗ chân lông bị giãn, và điều trị khô da. Tẩy da bằng hóa chất cũng được dùng để trị mụn (hình 42-1 đến 42-3), lão hóa da do ánh sáng (hình 42-4 và 42-5), nám da (hình 42-6 và 42-7), sẹo mụn, và da thô ráp do lichen phẳng dày sừng.
Điều quan trọng là chọn hoạt chất và phương pháp tẩy da phù hợp cho từng bệnh nhân.
Dung dịch ưa dầu của Jess- ner và axit salicylic rất hiệu quả khi chăm sóc da mụn và da dầu. Bởi vì những hoạt chất này gây tróc vảy nhiều hơn axit glycolic, bệnh nhân sẽ cảm thấy như thể học được “tẩy da” thật sự. Bệnh nhận cũng có thể quan tâm đến việc gián đoạn các hoạt dộng xã hội, do cần khoảng 1 tuần để quá trình tróc vảy ổn định lại.
Laser hoặc liệu pháp ánh sáng hiệu quả trên những bệnh nhân bị lão hóa da do ánh sáng, nhất là các đốm nâu người già và dày sừng tiết bã. Tác dộng tích cực có thể quan sát rất rõ. Do đó, sự kết hợp liệu pháp tẩy da hóa học với laser thường được khuyến cáo. Những trường hợp khác, tẩy da bằng axit glycolic toàn bộ vùng mặt kèm với chấm TCA có thể được dùng. Liệu pháp phối hợp tẩy da bằng axit glycolic hoặc axit lactic, axit retinoic và hydroquinine dạng mỡ bôi, và thuốc uống gồm axit tranexiam và vitamin C, E rất hiệu quả trong điều trị nám da hoặc sạm da do tuổi (hình 42-8). Tác giả điều trị trước vùng sẹo mụn bằng dung dịch Jessner, sau đó thực hiện tẩy da với axit glycolic toàn bộ vùng mặt. Tiếp theo, tác giả cho bôi khu trú TCA xung quanh khu vực lõm. Cần nhiều lượt điều trị để đạt kết quả tối ưu. Với sẹo mụn nặng, tác giả thực hiện nhiều liệu pháp tái tạo bề mặt da phối hợp như laser Erbium YAG, tẩy da với TCA, la- ser không xâm lấn như laser Cool Touch (Cool touch, Inc., Roseville, CA) hoặc Cool Glide Xeo (Cutera, Inc., Brisbane, CA) (hình 42-9). TCA được dùng ban đầu để tẩy da mức độ trung bình. Làn da sau tẩy trở nên trắng hơn. Hiện tượng này được gọi là frosting (sương giá). Nó gây thương tổn da bằng cách làm biến chất protein và đông tụ lại. Nếu hiện tượng này diễn ra quá dài, sự hóa sẹo có thể xảy ra. Độ nặng của hiện tượng này chỉ ra độ thâm nhập của TCA vào da. Quá trình này không thể đảo ngược và không thể trung hòa sau khi đã đặt hoạt chất lên da và hiện tượng frosting đã xảy ra.
Dung dịch Jessner và axit salicylic có thể tạo ra vẻ ngoài trắng sáng tương tự, nhưng không phải do frosting mà là do phủ một lớp alcol thoái biến còn sót lại trên mặt da. Mặc dù Obagi Peel (OMP, Inc., Long Beach, CA) (đó là, tẩy da xanh) kiểm soát được mức độ thâm nhập vào da TCA vì lý do an toàn, đôi khi nó cũng gây mất cảm giác và tạo các hồng ban kéo dài. Vì thế, phương pháp này không được chấp nhận tại Nhật, nơi mà việc gián đoạn cuộc sống thường ngày là không thể chấp nhận được. Mặt khác, tẩy da nông tới rất nông bằng axit glycolic, axit lactic, và axit salicylic là lựa chọn tẩy da chủ yếu tại Nhật Bản vì tính an toàn và giá thành rẻ.
Khi thoa các hoạt chất tẩy da lên da mặt, bệnh nhân thường cảm thấy ngứa và nóng rát nhẹ trên da. Nếu bệnh nhân thấy quá đau, nên rửa bỏ hoạt chất ngay lập tức. Một số trường hợp có thể gây thâm nhập sâu và đau nhiều hơn, như là cạo râu hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt trước khi tẩy da, cháy nắng, dị ứng hay viêm da cơ địa, hoặc có hiện diện sẹo ẩn.
5. Tẩy da bằng hóa chất
5.1. Tư vấn
Những thông tin sau nên được bàn luận tổng thể với bệnh nhân trước khi thực hiện quy trình:
1. Hiệu quả của tẩy da bằng hóa chất và các điều trị khác
2. Phương pháp thực tế, tần suất điều trị, khoảng nghỉ các đợt điều trị, và giá thành.
3. Chăm sóc da trước và sau điều trị
4. Tác dụng phụ và các liệu pháp
5. Giới hạn của trị liệu
5.2. Chuẩn bị trước điều trị
Bệnh nhân nên theo sát các chỉ dẫn sau trước khi thực hiện tẩy da hóa học:
1. Không cạo mặt
2. Không dùng kem dưỡng da mặt hay chà mặt trong 1 ngày trước điều trị
3. Không để rám nắng hay cháy nắng trong 2 tuần trước điều trị
4. Không dùng các liệu pháp trẻ hóa da khác (ví dụ, tẩy da bằng hóa chất khác, điều trị laser, triệt lông bằng điện hay sáp) trong 1 tháng trước tẩy da.
Cần bệnh sử rõ ràng về các yếu tố dị ứng, bệnh nhiễm trùng (ví dụ, herpes môi hay chốc lây), bệnh tự miễn, hoặc đang dùng thuốc uống hoặc bôi (ví dụ, streoids). Những tình trạng này sẽ kềm chế sự lành da sau tẩy. Bệnh nhân có tình trạng viêm da liên quan viêm mũi dị ứng có thể sẽ thấy đau nhiều hơn hoặc hoạt chất có thể xâm nhập sâu hơn. Bệnh nhân có thể có sẹo nhỏ khó thấy trên da. Hoạt chất tẩy da có thể xâm nhập sâu qua sẹo, gây sẹo nặng hơn. Cần khám da toàn diện nhằm phát hiện sẹo. Dầu khoáng có thể được dùng để bôi lên sẹo và che phủ vùng đó bằng băng dán để tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy.
Giai đoạn trước tẩy da, hay còn gọi giai đoạn “mồi”, là một chế độ chăm sóc da thực hiện tại nhà khoảng 3 tuần trước điều trị. Mặc dù giai đoạn mồi còn vấp phải nhiều bàn cãi, nó cũng kích thích da hấp thu các hoạt chất tẩy và giúp trẻ hóa làn da khi được dùng hợp lý. Một số loại gel và kem thoa chứa AHA, retinoic, hydroquinone, và kojic acid thường được dùng. Tuy nhiên, tất cả chúng đều gây phản ứng viêm ở nồng độ cao và gây khó khăn cho việc tẩy da. Điều thiết yếu là phải hướng dẫn bệnh nhân về các sản phẩm được sử dụng trước tẩy da.
6. Quy trình
Loại bỏ chất nhờn Tác giả dùng acetone. Vì nó có mùi kích thích mạnh, nên bệnh nhân có thể thở qua đường miệng.
Loại bỏ hóa chất tẩy Nên loại bỏ hóa chất tẩy khỏi da bằng gạc thấm nước. Tại bệnh viện nơi tác giả làm việc, việc sử dụng hóa chất tẩy da chỉ được thực hiện bởi bác sĩ y khoa, còn việc tẩy rửa hóa chất và làm sạch da có thể do điều dưỡng thực hiện.
Làm mát Hiện tại, biện pháp của tác giả là thư giãn bằng liệu pháp hương thơm. Da mặt được làm mát với gạc tẩm nước – oải hương mát lạnh (tinh dầu nguyên chất 100% pha vào nước tinh kh- iết) trong 5 phút. Chất này có tác dụng giảm viêm. Nếu đỏ da quá mạnh, tác giả sẽ làm mát thêm 5 phút nữa.
Thoa chất dưỡng ẩm và kem chống tia cực tím Tác giả dùng các chất dưỡng ẩm chứa axit hyal- uronic. Trong hầu hết trường hợp, tẩy da được thực hiện theo chu kỳ 4 tuần. Nồng độ và pH được xác định lại vào mỗi lần tẩy da.
Phản ứng của da đối với chất tẩy rửa khác nhau ở mỗi cá thể, cũng như dựa vào đời sống thường ngay và thói quen của mỗi bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đặt kì vọng quá cao do tác động của phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, cần thiết có một chuyên gia y tế để hướng dẫn bệnh nhân về tác dụng của việc tẩy da bằng hóa chất.
7. Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ sau đây được báo cáo là có liên quan đến việc tẩy da bằng hóa chất: tăng/ giảm sắc tố, hồng ban, her- pes, nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm, hóa sẹo, phản ứng kích ứng và ngộ độc.
7.1. Hồng ban
Nhìn chung, hồng ban do chất tẩy da gây ra sẽ biến mất trong vòng 3 giờ đến 3 ngày. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài 1 tháng nếu thực hiện tẩy da với TCA. Bệnh nhên nên được thông báo rằng phản ứng này chỉ tạm thời. Điều quan trọng là loại bỏ chất tẩy rửa sau khi hoàn tất việc tẩy da. Trong trường hợp còn một số vùng nóng rát, nên làm mát vùng mặt bằng túi chườm lạnh đến khi mất cảm giác nóng rát. Hình 42-10 cho thấy tình trạng da mặt của một phụ nữ 36 tuổi sau 10 phút tẩy da bằng axit glycolic (30%, pH = 1.2) và 5 phút làm mát bằng túi chườm đá. Hồng ban trong hình biến mất vào chiều tối hôm sau.
7.2. Tăng sắc tố hoặc mất sắc tố
Mặc dù cả hai tình huống đều có thể xảy ra sau tẩy da hóa học, tăng sắc tố lại là tác dụng phụ thường gặp nhất ở người Nhật Bản. Tăng sắc tố là kết quả tình trạng viêm do hóa chất thâm nhập sâu. Các yếu tố góp phần: 1) chọn lọc không đúng các bệnh nhân có tiền sử tăng sắc tố trước đó; 2) tác động mạnh của hóa chất tẩy da (đó là, thay đổi do các giá trị pH khác nhau); 3) chọn không đúng hoạt chất hoặc phương pháp tẩy hoặc thời lượng tẩy; 4) không chăm sóc da kỹ trước khi tẩy da; 5) không giám sát kỹ những thay đổi trên da sau khi tẩy da. Để giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố, khuyến cáo thực hiện các bước sau đây:
1. Tình trạng da bệnh nhân nên được khám toàn diện trước tẩy da.
2. Đo pH của hoạt chất tẩy da
3. Dùng đồng hồ bấm giờ để kiểm soát chính xác thời gian tẩy da (hình 42-11)
4. Thực hiện phương pháp tẩy da chuẩn
5. Tẩy da hóa học thực hiện trong phòng sáng để dễ thấy rõ những thay đổi trên bề mặt da bệnh nhân, và không che mặt.
6. Hoạt chất tẩy da trong suốt nên được ưu tiên
7. Bác sĩ thực hiện nên nói chuyện với bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu để đánh giá cảm giác của bệnh nhân.
Cẩn thận cao độ khi dùng chất tẩy da cho vùng xương gò má, góc miệng, rãnh mũi má bởi vì hóa chất tẩy rửa có thể xâm nhập sâu ở những vị trí này.
Những yếu tố cơ địa gây tăng sắc tố bao gồm: 1) bệnh nhân chà xát da quá mạnh; 2) bệnh nhân dùng thuốc chứa steroid; 3) da khô; 4) bệnh nhân đang trải qua chu kỳ kinh hoặc không ngủ đủ giấc.
Hình 42-12 cho thấy một bệnh nhân nữ 32 tuổi được tẩy da bằng axit glycolic 40% ở trị số pH = 1.5 trong 8 phút. Cô ấy xuất hiện các mảng ở vùng hàm dưới, từ đó gây ra tăng sắc tố vĩnh viễn. điều trị với axit kojic, hydroquinone, và vitamin C có thể giải quyết được tăng sắc tố. Trừ phi mảng tăng sắc tố nằm rất sâu, còn lại các chấm tăng sắc tố có thể biến mất sau 3 – 6 tháng trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, tăng sắc tố cũng gây mối lo âu lớn cho bệnh nhân.
7.3. Tăng sinh mụn trứng cá tạm thời
Mụn trứng cá có thể nặng hơn vào ngày 5 -7 sau tẩy da hóa học. Tình trạng này thường tạm thời và cải thiện sau một đợt điều trị kháng sinh. Khi mụn trứng cá mức độ nặng đi kèm với mất cân bằng nội tiết tố (ví dụ, chu kì kinh bất thường) phát trei63n sau tẩy da, khi đó, bệnh nhân cần được trấn an qua việc giải thích thấu đáo.
Hình 42-13, A cho thấy một phụ nữ 28 tuổi bị mụn trứng cá nặng sau nhiều đợt trị liệu khác nhau, bao gồm 5 năm điều trị kháng sinh. Bức ảnh cho thấy mụn nặng hơn vào ngày 10, sau đợt điều trị tẩy da trong 5 phút bằng axit salicylic 20%, liền tiếp sau đó là 10 phút tẩy da với axit glycolic (20%, pH = 1.8). Tình trạng mụn của cô ấy cải thiện nhanh chóng trong vòng 1 tuần điều trị kháng sinh. Hình 42-13, B cho thấy sự cải thiện sau 5 đợt điều trị tẩy da hóa học (5 phút tẩy da bằng axit sali- cylic 20% + 10 phút tẩy da với axit glycolic 20% [pH = 1.8]).
7.4. Nhiễm Herpes, vi khuẩn và nấm
Nhiễm khuẩn da nặng sau tẩy da hóa chất hiếm gặp. Tuy nhiên, các biện pháp tẩy da hóa học lại chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử nhiễm Herpes simplex hoặc herpes zos- ter virus.
7.5. Hóa sẹo
Tẩy da từ nông tới rất nông hầu như không để lại sẹo hóa. Hóa chất càng đi sâu vào da, tác động của nó càng mạng. Cùng một thời điểm, nguy cơ tác dụng phụ cũng cao hơn khi hóa chất đi sâu hơn. Do đó, khuyến cáo mạnh việc thực hiện tẩy da sâu bởi một bác sĩ hoặc phẫu thuật viên nhiều kinh ng- hiệm. Bởi vì tẩy da sâu bằng TCA hay phenol có nguy cơ cao hóa sẹo, cần cẩn trọng cao độ đối với những điều trị này.
7.6. Dị ứng và Ngộ độc tim
Độc tim do phenol có thể gây ra rối loạn nhịp nặng hoặc shock phản vệ. Cần thiết theo dõi điện tim trong suốt quá trình.
7.7 Ngộ độc
Bệnh nhân sử dụng axit sal- icylic có thể tiến triển triệu chứng ngộ độc, gọi là quá liều salicylic. Tình trạng này thường bắt đầu với ù tai hay chóng mặt, và có thể tiển triển sang shock phản vệ khi dùng liều cao. Lesolucynol, một thành phần trong dung dịch Jessner, có thể gây nhược giáp nếu dùng kéo dài. Nó cũng gây độc gan và có thể gây vàng da do tăng methemoglo- bin máu.
Tạo mảng, vảy
Tình trạng tạo mảng, vảy là một quan tâm lớn ở bệnh nhân người Nhật. Axit salicylic nổi tiếng gây ra các mảng, vảy. Do đó cần hướng dẫn bệnh nhân tốt và chọn lựa chính xác hoạt chất tẩy da. Hình 42-14 cho thấy hình ảnh một phụ nữ 22 tuổi 5 nagy2 sau khi tẩy da 5 phút với dung dịch Jessner. Cô ấy trải nghiệm tình trạng mảng cứng tương tự như cháy nắng. Trong hình 42-15, một phụ nữ 58 tuổi tiến triển các mảng 5 ngày sau tẩy da 10 phút với axit glycolic 30% (pH = 1.2). Hình 42-16 là một phụ nữ 52 tuổi tiến triển mảng 4 ngày sau 10 phút tẩy da với axit glycolic 40% (pH = 1.2).
8. Tài liệu tham khảo
1. Rubin MG: Manual of chemical peels, Philadelphia, 1995, Lippincott.
2. Brody HJ: Chemical peel- ing, St Louis, 1992, Mosby, pp 1-5.
3. Yu RJ, Van Scott EJ: Bio- vailability of alpha-hydroxy-l acids in topical formulations, Cosmet Dermatol 9(6), 1996.
4. Smith WP: Comparative effectiveness of alpha-hydroxy ac- ids on skin properties, Int J Cosmet Sci 18:75, 1996.
5. Fertash M, Teal J, Menon GK: Mode of action of glycolic acid on human stratum corneum: ultra- structural and functional evalua- tion of epidermal barrier, Arch Der- matol Res 289:404, 1997.
6. Moy LS, Peace S, Moy RL: Comparison of the effect of various chemical peeling agents in a mini- pig model, Dermatol Surg 22:429- 432, 1996.
7. Moy LS, Howe K, Moy RL: Glycolic acid modulation of colla- gen production in human skin fi- broblasts cultured in vitro, Dermal Surg 22:439-441,1996.
8. Moy LS, Mulad H, Moy RL: Superficial chemical peels. In Ehee- land RG, ed: Cutaneous surgery, Philadelphia, 1994, Saunders, pp 463-478.
9. Wang C-M, Huang C-L, Sindy C-T, et al: The effect of glycol- ic acid on the treatment of acne in Asian skin, Dermatol Surg 23:23- 29, 1997.
10. Yamashita R: Chem- ical peeling in the treatment of acne, Japan J Plast Reconstr Surg 46(3):271-278, 2003.
11. Yamashita R: Chemical peeling for photoaged skin pigmen- tation, Clin Dermatol 44(11):1207- 1211, 2002.
12. Daniel P, Mary D, Steven H, et al: Short-contact 70% glycolic acid peels as a treatment for pho- todamaged skin, Dermatol Surg 22:449-452, 1996.
13. Joyce TEL, Siew NT: Gly- colic acid peels in the treatment of melasma among asian women, Dermatol Surg 23:177-179, 1997.14. Melvin S, Frank JG, Bar- on H: Complication of chemical face peeling, Plast Reconstr Surg 54:397-403, 1974.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề