Bài viết Phẫu thuật thẩm mỹ nâng xương hàm trên bằng mảnh ghép được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.
Điều chỉnh tình trạng thiếu xương của vùng mặt giữa (mid- face) có thể thực hiện thông qua phẩu thuật nâng xương, ghép xương nhân tạo hay các vật liệu sinh học. Phẫu thuật xương có thể đạt được những kết quả vượt bậc, nhưng không hẳn là lựa chọn lý tượng trên những đối tượng có thiếu xương vùng mặt giữa tương đối ít. Cấy ghép implant là lựa chọn thay thế nhưng nó lại dẫn đến một số các biến chứng, và nhiều bệnh nhận có thể từ chối việc sử dụng vật liệu implant. Mảnh xương ghép mang tính sinh học và có xu hương dễ chấp nhận hơn đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, mảnh xương ghép cần vị trí phẫu thuật thứ hai để thu thập mảnh ghép, và khả năng tái hấp thu mảnh ghép cũng chính là mối lo ngại.
1. Tư vấn
Lợi ích và nguy cơ đối với từng phương pháp khác nhau cần được thảo luận trước với bệnh nhân. Vị trí thu thập mảnh ghép được lựa chọn theo ý muốn của bệnh nhân. Mảnh xương ghép ở sọ thì có thời gian sống tốt hơn, cung cấp đủ thể tích cần thiết mà lại ở vị trí ít gây khó chịu cho bệnh nhân. Những biến chứng gặp phải có thể nguy hiểm, nhưng có tỷ lệ thấp và điều chỉnh được nếu vị trí và cách tiếp cận phẫu thuật được lựa chọn một cách cẩn thận. $ênh nhân nên được thông tin về khả năng mảnh xương có thể bị tái hấp thu sau một thời gian dài.
2. Chăm sóc trước phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn gội đầu bằng loại xà phòng kháng khuẩn vào đêm hôm trước và buổi sáng ngày hẹn phẫu thuật. Kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng được truyền trước khi phẫu thuật.
3. Gây mê
Cuộc phẫu thuật được thực hiện với gây mê toàn thân. Bên cạnh đó, vùng da đầu và cằm còn được tiêm dung dich lidocaine 0.5% với 1:100,000 epinephrine. Tổng cộng có gần 20mL dung dịch được sử dụng. Thuốc tê sẽ được tiêm vào da đầu ở vị trí phẫu thuật và dưới màng cứng. Vùng tiền đình miệng trên (sublabial sulcus) và khu vực xung quanh lỗ mũi sau (piriform aperture) cũng được tiêm thuốc tê tại chỗ 15 phút trước các phẫu thuật tương ứng.
4. Thu thập mảnh ghép xương sọ
Chuẩn bị bệnh nhân và trải săng vô khuẩn. $ệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, đầu xoay sang một bên, bộc lộ vùng da đầu trên xương đính. Tạo vết mổ dài khoảng 8 – 10 cm trên vùng xương đính, cách ra khoảng 3 – 5 cm từ đường khớp dọc (sagittal suture line) nhưng phải song song với nó. Tách vỏ xương (periosteum) và nâng lên rộng. Bề mặt vùng xương sọ được đánh dấu bằng một cây bút chuyên dùng để đảm bảo thu thập được những mảnh xương ghép có kích thước và sô lượng phù hợp. Một lưỡi cưa được dùng để khắc phía trên mảnh xương cần cắt. (Hình 31-1). Vị trí đó được phân thành nhiều phần để có thể thu thập tầm từ 4 – 5 mẩu xương hình vuông với mục đích ghép quanh lỗ mũi sau (xoang hình lê) theo như kế hoạch tiền phẫu. (Hình 31 – 2). Kích thước mảnh ghép chỉ cần khoảng 1.5 –
2.5 cm là đủ đề viền xung quanh khu vực đó. Ta tạo rãnh theo chu vi của vùng thu thập mảnh ghép, sử dụng lưỡi cắt sâu 3 – 4 mm cho đến khi vào được khoảng trống tủy xương (diploic space). Máu tươi cùng sự khác biệt về mật độ xương giúp chỉ điểm khi nào đã đến được khoảng trống tủy xương. Sau khi hoàn thành tạo rãnh ở cả 4 phía, những đường phân chia bên trong sẽ được cắt dọc bằng cưa. Độ sâu của đường cưa dọc sẽ được ước đoán dựa trên những thông tin đã có từ việc khoan dọc theo chu vi. Cần mọi nỗ lực để làm giảm tức thì kháng lực khi lưỡi cưa thâm nhập vào khoảng trống tủy. Ngay cả với 2 thông số này, chúng ta cũng cần thận trọng để tránh phạm vượt quá khoảng trống tủy. Nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào, phẫu thuật viên nên ngưng lại. Kế đến, một loại dụng cụ đục sắc bén dầy 10mm, nặng, hơi cong được đưa vào một trong nhưng rãnh vừa tạo.
Gõ nhẹ nhàng dưới vỏ xương cho đến khi mỗi mảnh xương tách rời ra theo đường phân chia của lưỡi cưa trước đó. Các cạnh sắc bén của phần xương sọ sẽ được mài bởi một cái khoan có lưỡi lớn. Kiểm soát vị trí chảy máu bằng cách đốt điện hoặc dùng sáp xương. Phần sáp xương bị dư ra sẽ được lau đi sạch sẽ và cẩn thận. Trừ trường hợp vẫn tiếp tục rỉ rả máu sau khi cầm, việc đặt dẫn lưu là không cần thiết.
5. Cố định mảnh xương ghép quanh hốc mũi
Chuẩn bị mặt và trải khăn vô khuẩn (sử dụng xà phòng Phi- sohex). Khuyên bệnh nhân vệ sinh răng miệng bằng dung dịch có chứa cồn trước khi phẫu thuật. Răng sẽ được bọc bằng gạc vô khuẩn 4 x 4. Thực hiện vết cắt trên nướu ở vùng tiền đình miệng từ vị trí 1 cái răng cửa cho đến cái còn lại, chừa một vòng niêm mạc khoảng 1cm còn gắn vào nướu. Vết cắt đi sâu đến màng xương. Nâng màng xương ra khỏi xương hàm trên, bộc lộ nửa dưới của lỗ mũi sau và mỏm huyệt răng (alveolar fossa) liền kề (Hình 31 – 3). Cần mọi nỗ lực để không phá vỡ vào bên trong hốc mũi. Mảnh ghép xương sọ nối với bề mặt xương quanh hốc mũi khá tốt nhờ mặt bằng phẳng và tương đối nhỏ. Mảnh ghép được cố định lại bằng dây hoặc vít xương. (Hình 31– 4). Do tính chất của xương màng tại vùng này khá mỏng và còn có sự hiện diện của chân răng, phẫu thuật viên phải thật cẩn trọng khi khoan vào. cầm máu hiệu quả. Vết thương thấm với dung dịch kháng sinh. Đóng vết cắt ở nướu bằng chỉ chromic 3-0 với gạc không thấm nước.
6. Postoperative Care
The head dressing usual- ly comes off on its own after 1 or 2 days. It is not necessary to re- inforce the head dressing. Iced cold compresses are applied to the cheek area for 2 days. A liq- uid diet followed by a spoon-fed soft diet is continued for 1 week. Gentle toothbrushing with care- ful vertical stroking motions may be allowed after 3 days. Broad- spectrum oral antibiotics are pre- scribed for 1 week. Vigorous phys- ical activities are allowed after 3 weeks, barring direct impact to the skull or perinasal area.
7. Recovery
Although swelling subsides in 2 weeks, the patient may resume work that does not involve heavy physical labor after 1 week. Vigor- ous activities are postponed for 6 weeks.
8. Complications
Donor site complications include hematomas, seromas, and dural tears. )raft site complications in- clude graft displacement, extru- sion, and infection. None of these complications will compromise the clinical result.1
9. Case Study
See Figure 31-5.
10. Tài liệu tham khảo
1. Powell NB, Riley RW: Cra- nial bone grafting in facial aesthet- ic and reconstructive contouting, Arch Otolaryngol Head Neck Surg 113:713-719, 1987.
2. Zins J’, Whitaker LE: Membranous versus endochondral bone: implications for craniofacial reconstruction, Plast Reconstr Surg 6:778-784, 1983.
3. Jackson IT, Pellett C, Smith JM: The skull as a bone graft donor site, Ann Plast Surg 11(6):527-532, 1983.
4. Hunter &, Baker S, Sobol SM: Split calvarial grafts in maxil- lofacial reconstruction, Otolaryn- gol Head Neck Surg 102(4):345- 350, 1990.
5. Phillips JH, Rahn BA: (ixa- tion effects on membranous and endochondral onlay bone-graft resorption, Plast Reconstr Surg 82(5):872-877, 1988.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề