Mụn mủ là gì?
Mụn mủ là những nốt sưng tấy hình tròn nổi gồ lên trên các vùng da tiết nhiều bã nhờn. Trong nhân mụn có chứa dịch viêm màu vàng và vùng da xung quanh có quầng đỏ. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở giai đoạn dậy thì. Đây là một trong những tổn thương thường gặp trên da gây ra nhiều khó chịu cho người mắc, thậm chí để lại những ảnh hưởng xấu kéo dài về sau này nếu không biết cách điều trị hợp lý.
Cách phân biệt mụn mủ và mụn bọc
Đây là hai hình thái tổn thương dễ bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến sai lầm trong phương pháp điều trị vậy nên ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai thể bệnh này để đạt tối đa hiệu quả trong điều trị.
Mụn mủ là một thể nặng của mụn trứng cá đặc trưng bởi các tổn thương dạng mủ đỏ nổi gồ lên bề mặt da, trong có chứa dịch viêm màu trắng hoặc màu vàng tức mủ – xác chết của bạch cầu trong cơ thể. Giai đoạn đầu mụn mủ thường cứng, khó vỡ hơn các loại mụn thông thường khác nhưng ở giai đoạn sau mụn trở nên mềm hơn và có thể tự vỡ hoặc vỡ sau cạy, nặn. Mụn mủ có thể vỡ ra gây ra sẹo hoặc nhiễm trùng. Mặc dù vậy kích thước của mụn mủ thường nhỏ và chỉ gây đỏ da ở một vùng da nhất định xung quanh.
Còn với mụn bọc, cũng là một thể nặng của mụn trứng cá nhưng có kích thước lớn hơn nhiều so với mụn mủ. Mụn bọc gây tổn thương ở cả một vùng da lớn, trong nhân mụn ngoài mủ ra có thể lẫn cả máu. Nguyên nhân chủ yếu của mụn bọc là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào lớp sâu của da gây ra tổn thương trên diện rộng.
Những vị trí thường bị mụn mủ
Mụn mủ có thể gặp ở nhiều vùng da trên bề mặt cơ thể nhưng chủ yếu ở những nơi tập trung nhiều tuyến bã như vùng mặt ( trán, cằm, gáy, má,… ), vùng da đầu, lưng, ngực.
Chúng mọc riêng lẻ hoặc thường thành từng cụm và ăn sâu xuống bề mặt da. Tùy theo vị trí tổn thương mà mức độ ảnh hưởng của mụn mủ tới thẩm mỹ của người bệnh cũng thay đổi theo. Chính vì thế, việc chữa trị mụn mủ kịp thời và chính xác là vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Mụn bọc ở má: Nguyên nhân, Cách trị mụn bọc an toàn ngay tại nhà
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn mủ sưng to
Tắc nghẽn tuyến bã nhờn
Tuyến bã nhờn là các tuyến tìm thấy ở bên trong các nang lông rải rác khắp cơ thể đặc biệt nhiều ở vùng da mặt và da đầu. Chúng có kích thước nhỏ và đóng vai trò tiết chất nhờn.
Tế bào da của con người có tính thay mới thường xuyên tức là lớp tế bào mới sẽ trồi lên làm bong đi lớp tế bào ở trên cùng, nếu lớp da bong này dính lại cùng chất nhờn sẽ gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, khi đó mụn mủ sẽ hình thành với nhân ban đầu chính là các tế bào da chết. Điều này cũng giải thích tại sao mụn mủ thường gặp ở lứa tuổi dậy thì do trong giai đoạn này các tuyến bã hoạt động mạnh mẽ nhất.
Bệnh Rosacea
Hay chứng đỏ mặt là một bệnh da liễu thường gặp đặc trưng bởi da ửng đỏ, mụn đỏ hoặc mụn mủ, các mạch máu nhỏ xuất hiện rõ trên da, da khô và đóng thành mỏng. Các tổn thương này thường gặp ở vùng da mặt và các vùng da lân cận như cổ, ngực, tai ; Chúng ta có thể nhầm lẫn với bệnh mụn trứng cá hoặc viêm da dị ứng.
Nhiễm khuẩn trên da
Bình thường trên bề mặt da của chúng ta có một hệ thống tạp khuẩn bao gồm tụ cầu, liên cầu. Khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, da kém vệ sinh, nhiều bụi bẩn, bã nhờn… chúng có thể xâm nhập vào da gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tại da. Một trong những dạng tổn thương điển hình của nhiễm khuẩn da chính là mụn mủ.
Rối loạn hormone cơ thể
Khi cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết tố như trong thời kỳ dậy thì, thời kỳ hành kinh và mãn kinh ở phụ nữ, trong một số bệnh như buồng trứng đa năng… sẽ gây rối loạn hoạt động của nang lông dẫn đến tắc lỗ chân lông, viêm đỏ và mụn nội tiết sẽ xuất hiện. Bệnh do nguyên nhân này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn dậy thì và ở vùng trán, mũi, 2 bên mũi và cằm.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Những thói quen xấu trong sinh hoạt như không giữ gìn vệ sinh cá nhân làm tích trữ nhiều bã nhờn hay chất nhầy trên da cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây ra mụn mủ ở các bệnh nhân. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn uống không lành mạnh, điều độ và đặc biệt thiếu các vitamin như A, D, E cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cách điều trị mụn mủ ngay tại nhà
Các thuốc dùng trong điều trị mụn mủ nặng
Được chia làm 2 loại chính bao gồm các thuốc như kháng sinh phổ rộng (Macrolid, Quinolon), Isotretionon. Cần có sự giám sát của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này do có nhiều tác dụng phụ. Thứ hai là các dạng thuốc bôi tại chỗ như thuốc bôi chứa benzoyl peroxyd diệt vi khuẩn, làm tiêu nhân mụn; thuốc bôi chứa retinoid làm mờ vết thâm; thuốc bôi chứa lưu huỳnh giảm nhờn và sát trùng.
Cách trị mụn sưng to bằng liệu pháp thiên nhiên
Trị mụn bằng nước cốt hành tây
Trong hành tây có chứa chất Flavonoid được chứng minh làm hạn chế quá trình oxy hóa, ngoài ra lưu huỳnh có trong hành tây còn giúp tăng tạo collagen nội sinh. Nhờ các tác dụng trên mà nước cốt hành tây giúp cho da tái tạo nhanh sau mụn, ngăn chặn thâm, sẹo hình thành. Cụ thể, chuẩn bị 1 củ hành tây đem rửa sạch, bóc vỏ, thái lát và đem xay nhuyễn cùng 200ml nước. Nước thu được đem lọc bỏ bã và giữ lại phần nước cốt, có thể pha thêm chút muối để dễ dùng, uống khoảng 2 lần/ tuần.
Đắp nha đam tươi lên vùng da mụn mủ
Cũng giống như hành tây thì nha đam chứa các chất chống oxy hóa và ngoài ra còn có chất kháng khuẩn và kháng viêm mạnh nên rất phù hợp trong chữa trị mụn mủ. Cụ thể, lấy nha đam cắt nhỏ thành từng miếng rồi cho vào chén nhỏ, thêm cùng 1 ít đá và đắp lên vùng da bị mụn sau khoảng 30 phút rửa lại bằng nước sạch.
Mặt nạ đất sét giảm mụn mủ
Với đặc tính tẩy bã nhờn và tế bào da một cách dịu nhẹ nên mặt nạ đất sét hiện nay đang là một loại sản phẩm được các chị em phụ nữ tin dùng để loại bỏ các loại mụn trên da từ mụn ẩn, mụn mủ,…. Ngoài việc có hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị mụn thì mặt nạ đất sét còn đau lại cảm giác sảng khoái cho người dùng sau mỗi lần sử dụng. Chỉ với 2 lần điều trị/ tuần có thể đem lại hiệu quả ngoài mong đợi.
Tham khảo: Mụn trứng cá: Nguyên nhân | Các loại mụn trứng cá | Cách điều trị
Cách phòng tránh mụn mủ tái phát
Mụn mủ là một thể bệnh thường gặp đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì và có thể gây ra những hậu quả lâu dài về thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu không biết cách đề phòng thì bệnh rất dễ tái phát nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế các thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ ( thực phẩm chiên rán) hay các thức uống có gas. Các loại thực phẩm này sẽ làm tuyến bã tăng tiết bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là các thực phẩm như hoa quả, ngũ cốc và rau củ sẽ giúp hồi phục vùng da tổn thương nhanh chóng ngoài ra nâng cao sức đề kháng nhằm ngừa tái phát.
- Vệ sinh da mặt thường xuyên: Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là một việc rất đơn giản mà chúng ta có thể làm để giảm tình trạng mụn một cách đáng kể, lấy sạch mồ hôi và bụi bẩn. Tạo thói quen vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày với nước sạch và sữa rửa mặt sẽ không chỉ giúp ngăn ngừa mụn mủ tái phát mà còn các bệnh về da mặt khác một cách hiệu quả.
- Không tự ý nặn mụn: Đây là thói quen thường thấy của nhiều người nhưng lại là hành động có hại cho da do việc nặn mụn trong giai đoạn sớm của bệnh có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm do vệ sinh tay hoặc da mặt không được đảm bảo dẫn tới viêm, nhiễm sưng và thậm chí là trầy da.