Mụn bọc ở má: Nguyên nhân, Cách trị mụn bọc an toàn ngay tại nhà

Mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má
Đánh giá post

Mụn bọc ở má là tình trạng rất hay gặp hiện nay. Để hiểu hơn về tình trạng này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tại sao lại bị mụn bọc ở má

Do vi khuẩn: đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tình trạng mụn bọc ở má. Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây khởi phát mụn như tụ cầu, liên cầu, và phổ biến nhất vẫn là vi khuẩn P.acnes. P.acnes là một loại vi khuẩn gram (-) kí sinh và phát triển tại vùng sâu của các nang chân lông. Khi lượng vi khuẩn này đủ nhiều sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và hình thành mụn bọc. Lúc đầu mụn chỉ tấy đỏ không nhân nhưng sau đó vi khuẩn chết nhiều sẽ tạo nên lớp nhân mủ trắng, có thể sẽ vỡ ra gây loét chảy máu hoặc chảy dịch. Da vùng má là vùng da mỏng yếu và nhạy cảm nhất trên vùng mặt, do đó khi vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh thì thường xuất hiện ở vùng má trước với tần số nhiều hơn.

Tại sao lại bị mụn bọc ở má
Tại sao lại bị mụn bọc ở má

Do sự thay đổi các hormon trong cơ thể: Nguyên nhân này hay gặp nhiều hơn ở lứa tuổi dậy thì vì độ tuổi này trong cơ thể sẽ xảy ra sự thay đổi hormone nhiều nhất và mạnh mẽ nhất. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện mụn có liên quan nhiều tới các loại hormon sinh dục trong cơ thể như estrogen, progesterone, testosterone. Khi các hormon này tăng hay giảm đột ngột thì sẽ làm mất tính cân bằng về nội tiết tố trong cơ thể mà biểu hiện đầu tiên trên da là mọc mụn ở má, hay gặp hơn vẫn là mụn bọc. Mụn bọc ở má do nguyên nhân này thường khó kiểm soát hơn nên thường tồn tại dai dẳng hơn các loại mụn khác.

Do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: Các thói quen sinh hoạt như thường xuyên thức khuya, mất ngủ, ít vận động, ngủ bạn ngày thức ban đêm,… chính là những yếu tố thuận lợi cho việc hình thành mụn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không đúng như ăn các loại đồ ăn làm sẵn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn vặt nóng và nhiều dầu mỡ,… cũng làm cho mụn mọc lên nhiều hơn.

Do da vùng má bị tổn thương do các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc hóa chất: Nguyên nhân này ngày càng gặp nhiều hơn ở nước ta. Các loại kem trộn chứa nhiều corticoid, chất tẩy, hay các hóa chất có tính chất bào mòn da sẽ làm cho da vùng má trở nên mỏng và yếu hơn. Khi đó chỉ cần là một tác động hay thương tổn nhẹ trên da cũng có thể tạo nên mụn bọc vùng má.

Ngoài những nguyên nhân hay gặp trên thì còn một số nguyên nhân khác như stress, chấn thương, nhiễm nấm, ký sinh trùng,… Tuy nhiên những nguyên nhân này ít gặp hơn.

Xem thêm: Mụn trứng cá: Nguyên nhân | Các loại mụn trứng cá | Cách điều trị

Cách trị mụn bọc ở má an toàn, hiệu quả nhất

Điều trị mụn là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và cố gắng rất nhiều. Sau đây là một số các điều trị mụn bọc ở má hiệu quả và an toàn mà mọi người có thể tham khảo:

Trị mụn bọc ở má tại nhà từ thiên nhiên

Phương pháp này có ưu điểm lớn là chi phí điều trị khá thấp, các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược thường lành tính ít gây kích ứng da. Do vậy vừa mang lại hiệu quả điều trị cao vừa có ít tác dụng phụ cho da. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên như chanh, nha đam, mật ong, nghệ tươi, tía tô,… để đắp mặt nạ khoảng 2-3 lần một tuần.

Nha đam trị mụn bọc ở má
Nha đam trị mụn bọc ở má

Những loại mặt nạ từ thiên nhiên này tuy không mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại có thể cải thiện tình trạng da về lâu dài tránh khỏi sự xuất hiện của mụn bọc. Ngoài ra hiện nay còn có những bài thuốc đông y kết hợp để bôi trị mụn của các lương y cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Kem trị mụn trị mụn bọc ở má

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm kem bôi trị mụn. Bên cạnh những sản phẩm uy tín thì cũng tràn lan những tuyp kem hàng nhái, hàng kém chất lượng thậm chí gây hại cho da.

Có một số loại kem trị mụn bọc ở má được khuyên dùng nhiều và an toàn như: Kem Floslek Pharma Antibacterial Intense, kem trị mụn Nacurgo Gel, Kem trị mụn Laroche Posay Effaclar Duo+, kem trị mụn bọc Bioderma Sebium Global, Retin-A,… Ưu điểm của các loại kem trị mụn là hiệu quả điều trị khá nhanh và dứt điểm tại các nốt mụn nhưng lại có nhược điểm là dễ gây kích ứng nếu không phù hợp với bất cứ thành phần nào của kem.

Trị mụn bọc ở má bằng thuốc

Khi muốn dùng thuốc tây y thì tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Các loại thuốc tây y cũng rất đa dạng và mang lại nhiều hiệu quả khác nhau.

Có một số thuốc tây y đang được ưa chuộng hiện nay như: Zalenka, Locacid, Ducray, Pyclin, Mecasel, Zoacnel-10, Differin,… Ngoài ra nếu tình trạng mụn bọc nặng và nhiều thì các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại kháng  sinh để tránh nhiễm khuẩn như Amoxicillin, Claromycin, Penicillin,… Việc kết hợp các thuốc tây y nên cẩn thận và chính xác các để tránh việc kháng thuốc làm mất tác dụng của thuốc.

Chiếu tia laser trị mụn bọc

Đây là phương pháp hiện đại nhất và mang lại hiệu quả điều trị mụn bọc tương đối cao. Tia laser có tác dụng khử khuẩn rất tốt nên các loại mụn bọc do nguyên nhân nhiễm khuẩn sẽ đáp ứng rất nhanh với tia laser. Ngoài ra tia này còn có tác dụng tái tạo da sau mụn. Tuy nhiên giá thành của phương pháp này khá cao nên chưa được phổ biến rộng rãi tới nhiều đối tượng.

Chiếu tia laser trị mụn bọc 
Chiếu tia laser trị mụn bọc

Có nên nặn mụn bọc ở má không?

Đây có lẽ là một câu hỏi của rất nhiều người không chỉ những người bị mụn bọc ở má mà còn ở những người đang làm công tác điều trị mụn. Theo đúng trình tự phát triển của mụn ở má thì sau khi mụn tạo nhân mủ và vỡ thì mụn mới dần hết. Do vậy theo một cách nào đó nặn mụn cũng là một cách làm đẩy nhanh quá trình điều trị mụn.

Tuy nhiên mụn bọc ở má mang tính chất mụn viêm nên nếu việc nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng làm mụn nặng hơn. Người bệnh tốt nhất không nên tự ý nặn mụn mà nên đến các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện và đảm bảo vệ sinh để nặn mụn, tránh gây ra các biến chứng.

Tham khảo: Mụn mủ có nên nặn không | Cách nặn mụn mủ an toàn | Không để lại sẹo

Cách phòng tránh tình trạng mụn bọc ở má hiệu quả

Vệ sinh sạch sẽ mặt đặc biệt là vùng má: mọi người nên đảm bảo bước rửa mặt sạch sẽ mỗi ngày để tránh gây nên cơ hội cho vi khuẩn gây viêm nhiễm. Vùng má, nhất là vùng cạnh mũi thường tiết nhiều dầu và dính bụi bẩn nên việc vệ sinh da sạch sẽ trước các bước chăm sóc da khác là rất quan trọng.

Chăm sóc da mặt sạch sẽ hàng ngày
Chăm sóc da mặt sạch sẽ hàng ngày

Duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý: Tốt nhất nên đảm bảo giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, không nên thức nhiều về buổi tối vì đây là khoảng thời gian mà làn da tái tạo và phục hồi. Chế độ ăn giàu vitamin và chất khoáng từ rau củ quả cũng rất cần thiết để có một làn da khỏe. Người bệnh nên tránh các loại thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có cồn, có gas, các chất kích thích.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì tốt nhất nên tới khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất, tránh việc tự ý dùng các loại thuốc sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi và cả người mẹ.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mụn bọc ở má. Mọi người nói chung cũng như bệnh nhân nói chung nên tìm hiểu kỹ để có cách điều trị và phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây