Giới thiệu về phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á

Giới thiệu về phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á
Giới thiệu về phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Giới thiệu về phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Giới thiệu về phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á

Phẫu thuật mí mắt ở châu Á đồng nghĩa với phẫu thuật tạo mắt hai mí. Kỹ thuật phẫu thuật mắt hai mí đã đạt được những thành tựu trọn vẹn, kể từ khi Mika- mo1 – phẫu thuật viên người Nhật Bản – báo cáo 1 kĩ thuật khâu vào năm 1986 (Hình 1-1). Năm 1929, Maruo2 là người đầu tiên mô tả kỹ thuật rạch da mí (Hình 1-2). Năm 1939, Hayashi3 đã giới thiệu kỹ thuật cắt bỏ một dải cơ vòng mi (Hình 1-3), vào khoảng 15 năm trước khi Sayoc4 công bố nghiên cứu được nhiều lượt trích dẫn của ông năm 1954 (Hình 1-4). Mitsui5 đã mạo hiểm hơn vào năm 1950 khi cắt lọc cơ, mô liên kết và mỡ ở vùng trước sụn mi (Hình 1-5). Năm 1960, (ernandez6 đã báo cáo cách tiếp cận triệt để nhất trước giờ: Đó là, loại bỏ da, cơ vòng mi, vách ngăn hốc mắt và mô mỡ hốc mắt. Sau đó, ông cố định lớp bì vào cơ nâng mí (Hình 1-6). Năm 1963, Boo Chai đã mô tả một kỹ thuật xử lý mô mềm trước sụn mi và hốc mắt, tương tự như phương pháp Mitsui (Hình 1-7). Sau một loạt các phương pháp tiếp cận tích cực, kỹ thuật khâu 100-năm-tuổi lại một lần nữa được các nhà lâm sàng Đông Á ưa chuộng.

Hình 1-1 Phương pháp Mika
Hình 1-1
Phương pháp Mika
Hình 1-2 Phương pháp Maruo
Hình 1-2
Phương pháp Maruo
Hình 1-3 Phương pháp Hayashi..
Hình 1-3
Phương pháp Hayashi..
Hình 1-4 Phương pháp Sayoc.
Hình 1-4
Phương pháp Sayoc.
Hình 1-5 Phương pháp Mitsui.
Hình 1-5
Phương pháp Mitsui.
Hình 1-6 Phương pháp Fernandez.
Hình 1-6 Phương pháp Fernandez.
Hình 1-7 Phương pháp Boo-Chai.
Hình 1-7
Phương pháp Boo-Chai.

Xu hướng mí mắt châu Á thay đổi theo thời gian, từ nếp gấp đôi truyền thống nhẹ nhàng sang nếp gấp rộng và sau đó quay trở lại với mắt 2 mí bảo tồn, không sẹo. Việc lựa chọn chất liệu chỉ khâu chưa thu hút nhiều sự chú ý; các bác sĩ phẫu thuật ưu tiên sử dụng chỉ catgut tự tiêu, hoặc chỉ khâu cắt được, hoặc vĩnh viễn. Về kỹ thuật cắt rạch, các mô được cố định giữa da và sụn mi hoặc cơ nâng mi. Vào năm 1999, Park8 đã báo cáo một kỹ thuật sử dụng cơ vòng mi (không phải da) làm mô cố định vào cơ nâng mi (Hình 1-8). Doxanas và cs.9 đã chứng minh sự khác biệt về mặt giải phẫu giữa người châu Á và người da trắng để hỗ trợ giả thuyết không có nếp sụn mi trên mí mắt châu Á. Thiếu sự thâm nhập của cơ nâng mi vào cơ vòng mi trước sụn, điểm hợp nhất thấp hơn giữa vách ổ mắt và cơ nâng mi, và sự thâm nhập ở vị trí thấp hơn của mỡ cân mạc vùng trước sụn mi ở dân số châu Á (Hình 1-9). Các quy trình phẫu thuật được thiết kế để tái tạo các  đặc điểm giải phẫu hình thành nếp gấp hai mí. Mặc dù kỹ thuật cắt rạch có thể tạo ra nếp gấp đặc trưng và kéo dài hơn 10-15, nhưng các phẫu thuật viên sẵn sàng đi theo xu hướng làm hài lòng bệnh nhân bằng một thủ thuật đơn giản và hiệu quả nhưng phần nào nguy cơ. Việc điều chỉnh vùng nếp quạt phần lớn bị bỏ qua vì nó gây ra sẹo rõ. Với việc tạo hình bảo tồn mắt hai mí nhỏ, nếp quạt kích thước trung bình không làm hạn chế tính thẩm mỹ của phẫu thuật mắt hai mí.

Hình 8 A: Mặt cắt ngang B: Phẫu trường
Hình 8
A: Mặt cắt ngang
B: Phẫu trường
B, Hình cắt thiết diện của mí mắt người da trắng.
Hình 1-9
A, Hình cắt thiết diện mí mắt châu Á, chứng minh rằng vách ổ mắt hợp nhất
với cơ nâng mi ở phía dưới bờ trên của sụn mi.
B, Hình cắt thiết diện của mí mắt người da trắng.

Khi phẫu thuật mắt 2 mí ồ ạt hơn, sự hiện diện của nếp gấp quạt trở nên dễ thấy (Hình 1-10); có khi, nó tạo ra hình ảnh của mắt tròn (Hình 1-11). Quan trọng hơn, mong muốn đại chúng đối với phẫu thuật làm to mắt đã kh- iến các bác sĩ phẫu thuật tìm kiếm các kỹ thuật tốt hơn để loại bỏ nếp gấp quạt. Các biến thể của kỹ thuật cắt trực tiếp, kỹ thuật V-Y cải tiến, kỹ thuật tái tạo sẹo W và Z đã được công bố. Mặc dù có rất nhiều phương pháp sẵn có, các phẫu thuật viên cũng lưỡng lự khi thực hiện phẫu thuật nếp quạt giữa vì có khả năng tạo sẹo dễ thấy. Sự phổ biến của phẫu thuật không tạo sẹo cũng làm giảm nhu cầu cho kỹ thuật này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng một phẫu thuật nếp quạt thực hiện tốt sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp đáng kể cho mí mắt mà không để lại sẹo rõ. Một số bác sĩ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật khóe mắt bên, một nỗ lực làm mắt to hơn.

Hình 1-10 Tạo nếp gấp hai mí làm nổi bật sự hiện diện của nếp gấp quạt
Hình 1-10
Tạo nếp gấp hai mí làm nổi bật sự
hiện diện của nếp gấp quạt
Hình 1-11 Đôi mắt có vẻ tròn vì nếp gấp quạt và nếp gấp hai mí cao.
Hình 1-11
Đôi mắt có vẻ tròn vì nếp gấp quạt
và nếp gấp hai mí cao.

Bệnh nhân châu Á lớn tuổi đưa ra một loạt các thách thức thẩm mỹ hoàn toàn khác biệt cho các phẫu thuật viên. Ngoài việc tạo mắt hai mí, phẫu thuật viên phải quan tâm đến da thừa của mí mắt. Sự dày lên của mí trên xảy ra thứ phát sau sụp vùng mày làm tăng thêm tính phức tạp của phẫu thuật cắt mí mắt trên cho bệnh nhân châu Á lớn tuổi. Những bệnh nhân này miễn cưỡng chấp nhận tình trạng phù nề mí trên khó chịu, kéo dài và tạo bọng mắt sau phẫu thuật mắt hai mí (Hình 1-12). Những vấn đề này bắt nguồn từ việc cắt bỏ một phần lớn da mỏng vùng trước sụn mi và tạo ra nếp gấp mà trong đó, phần da mí mắt còn lại dày hơn và gần với lông mày hơn. Nâng trán giải quyết được vấn đề này một cách thích hợp; phần da dày hơn của lông mày được kéo lên và di chuyển, và phần da mỏng trước sụn mi được sử dụng để tạo nên nếp gấp hai mí tinh tế hơn (Hình 1-13). Nâng trán cho bệnh nhân châu Á lớn tuổi còn có một mục đích bổ sung: để ngăn ngừa nếp gấp hai mí sau phẫu thuật dày lên ngoài mong muốn. $ệnh nhân thường phải được tư vấn về lợi ích của kỹ thuật này và được khuyến khích chấp nhận nó.

Hình 1-12 Nếp gấp hai mí sau phẫu thuật ở người phụ nữ lớn tuổi này có vẻ dày và không tự nhiên.
Hình 1-12
Nếp gấp hai mí sau phẫu thuật ở
người phụ nữ lớn tuổi này có vẻ dày và không tự nhiên.
Hình 1-13 Ngón tay có thể được sử dụng để mô phỏng nâng chân mày và chứng minh hiệu ứng thuận lợi trên nếp gấp hai mí. Nếp gấp hai mí trái mỏng rõ ràng
Hình 1-13
Ngón tay có thể được sử dụng để mô
phỏng nâng chân mày và chứng minh hiệu ứng thuận lợi trên nếp gấp hai mí. Nếp gấp hai mí trái mỏng rõ ràng

2. Tài liệu tham khảo

  1. Mikamo K: A technique in the double-eyelid operation, J Clin Chugaishinpo, 1896.
  2. Mauro M: Plastic construction of a “double eyelid,” Jpn J Clin Ophthalmol 24:393, 1929.
  3. Hayashi K: The modifica- tion of the Hotz method for plastic construction of a double eyelid, Jpn Revclin Ophthalmol 34:369, 1939.
  4. Sayoc BT: Plastic con- struction of the superior palpebral fold, Am J Ophthalmol 38:556-559,1954.
  5. Mitsui Y: Plastic construc- tion of a “double eyelid,” Jpn Revclin Ophthalmol 44:19, 1950.
  6. Fernandez LR: The dou- ble-eyelid operation in the Orien- tal in Hawaii, Plast Reconstr Surg 25:257, 1960.
  7. Boo-Chai K: Plastic con- struction of the superior palpebral fold, Plast Reconstr Surg 31:74-78, 1963.
  8. Park JI: Orbicularis-leva- tor fixation in double-eyelid operation, Arch (acial Plast Surg 1(Apr- June):90-95, 1999.
  9. Doxanas MT, Anderson RL: Oriental eyelids: #n anatomic study, Arch Ophthalmol 102:1232- 1235, 1984.
  10. Moutou Y, Moutou H: In- tradermal double eyelid operation and its follow-up results, Br J Plast Surg 25:285, 1972.
  11. Weingarten CZ: Blepha- roplasty in the oriental eye, Tram Acad Ophth Otol 82:442, 1976.
  12. Matsunaga RS: West- ernization of the Asian eyelid, Arch Otolaryngol 111:149, 1985.
  13. Hiraga Y: Blepharoplas- ty in Orientals. Problems in plastic and reconstructive surgery, 1:504,1991.
  14. Chen WP&: Revision and correction of suboptimal In Chen WP&: Asian blepharo- plasty, Newton, MA, 1995, Butter-worth-Heinemann, p 84.
  15. Lee JS: Simplified anatomic method of double-eyelid op- eration: Septodermal fixation tech- nique, Plast Reconstr Surg 100:170, 1997.

 Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây