Nâng cằm bằng implant silicone – Phương pháp, chăm sóc hậu phẫu

Nâng cằm bằng implant silicone - Phương pháp, chăm sóc hậu phẫu
Nâng cằm bằng implant silicone - Phương pháp, chăm sóc hậu phẫu
5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết Nâng cằm bằng implant silicone – Phương pháp, chăm sóc hậu phẫu được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Tư vấn

Nên thảo luận với bệnh nhân về một trong hai phương án tiếp cận: từ trong khoang miệng hay từ dưới cằm. Vết sẹo dưới cằm thì nhỏ, khó phát hiện và bệnh nhân dễ chấp nhận. Nếu bệnh nhân xu hướng dễ hình thành sẹo lồi, cách tiếp cận từ trong khoang miệng nên được ưu tiên. Mức độ nhô của cằm sẽ được xác định thông qua dựng hình trên máy tính hoặc đơn giản hơn là đặt một cái implant kiểu mẫu trên cằm và mô tả cho bệnh nhân thấy trước gương. Cần đánh giá chiều dọc của vùng cằm. Implant nhựa nên được dùng để che đậy nếu cằm quá dài và lẹm. Mặc dù một số nhà phẫu thuật sử dụng Mersilene (Ethicon, Inc., Somerville, NJ) hoặc Supra- mid (S.Jackson Co., Alexandria,VA) implant dạng lưới thép, nhưng phần lớn lại sử dụng implant nhựa silicone. Cấy ghép cằm cùng với mở rộng vùng hàm dưới được sử dụng rộng rãi nhờ tạo được đường nét tự nhiên. Pre-jowl implant giúp nâng bên dưới “genioman- dibular groove” và được dùng để cải thiện thường gặp ở người lớn tuổi. Khả năng di động của im- plant, dịch chuyển, hoặc sự mất cân đối là những vấn đề nên bàn luận trước, mặc dù thông thường những biến chứng này không xảy ra nếu chúng ta cấy ghép implant cẩn thận (bên dưới màng xương). Mất cảm giác tạm thời và khả năng mất cảm giác vĩnh viễn ở môi cũng nên được thảo luận trước với bệnh nhân.

2. Gây mê

Gây tê vùng cằm bên dưới nếp nhăn khóe miệng, khóa dây thần kinh huyệt răng dưới hai bên bằng cách chích 2mL 1% lidocaine với 1:100,000 epinephrine vào mỗi bên. Gây tê thần kinh tại điểm giữa bờ trước và bờ sau của ngành xương hàm dưới, ngang mức bờ trên của răng cối. Chỉ cần khoảng 1mL cùng loại thuốc gây tê tại chỗ sẽ được tiêm vào khu vực bên dưới răng nanh ở mỗi bên nhằm đảm bảo thần kinh dưới hàm bị mất chức năng cảm giác. Gây tê tại chỗ thêm ngay phía trên màng xương vùng cằm và dọc theo phần thấp thân xương hàm dưới.

3. Phương pháp phẫu thuật

Chuẩn bị bệnh nhân và trải khăn vô khuẩn. Trước khi chạm vào implant, phẫu thuật viên nên rửa sạch găng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bớt bột. Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và đặt implant trên cằm bệnh nhân. Đánh dấu đường giữa bằng một cây bút cũng phải vô khuẩn. Vị trí lý tưởng của implant sẽ được xác định. Quan trọng là cần đặt implant ở trên phần xương cứng chắc giữa xương hàm. Bờ dưới của implant nên cách phía trên lề dưới của đường giữa xương hàm một chút để ngăn cho cằm không bị xệ. Ranh giới của implant sau đó được vẽ trên cằm bằng bút. Thân chính và hai cánh của implant được đặt ngang hàng với bờ dưới của xương hàm dưới. (Hình 36-1). Kế đến, rạch một đường 1.5 cm ngay đường giữa vùng dưới hàm dọc theo nếp gấp tự nhiên của da (nếu có). Vết cắt sâu đến màng xương ở trên mặt dưới xương hàm. Màng xương được nâng bằng loại y cụ rộng, bờ sắc. Đầu tiên, nâng màng xường về phía trên cho đến lề trên của vết bút đánh dấu tại vùng cằm. Bóc tách cao hơn một chút để phẫu thuật viên có thể đặt im- plant dễ dàng. Xu hướng là thường tạo một cái túi ở đường giữa quá cao nếu tiếp cận từ trong khoang miệng và quá thấp nếu tiếp cận từ dưới hàm. Kế đến, bóc tách màng xương tiếp tục về hai bên dọc theo bờ dưới của xương hàm. Xu hướng là thường tạo một đường hầm dần dần nghiêng lên trên khi phẫu thuật viên bóc tách về phía hai bên. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến việc mở rộng của implant về hai phía bị dịch chuyển lên trên. Kích thước của túi chỉ đủ lớn để nhét implant vào. Túi đối diện được tạo cùng một hình dạng dọc theo vết đánh dấu trên da. Tạo một cái túi dài hơn một chút ở đầu tận hai bên để có thể nhét được đầu còn lại của implant qua chỗ rạch da tương đối nhỏ. Đẩy lệch hướng đối với giai đoạn này có thể tạo thêm một cái túi giả vào vùng mô mềm xung quanh túi dưới màng xương ban đầu. Một khi túi giả được hình thành, implant có xu hướng trở về cái túi này nếu như đặt lại lần nữa. Chính túi giả thậm chí có thể trở nên lớn hơn nữa trong quá trình phẫu thuật viên nỗ lực đặt implant thành công. Chìa khóa để làm được hiệu quả là duy trì túi dưới màng xương trong quá trình bóc tách đầu tiên. Nhà phẫu thuật nên luôn luôn ghi nhớ đi lần theo bờ dưới của xường hàm trong lúc bóc tách. Sau khi một bên đã được nhét vào hoàn toàn (Hình 36-2), gấp implant lại một phần để đưa đầu đối diện của im- plant vào vết rạch. Trong lúc duy trì vị trí ổn định của thân chính im- plant tại đường giữa, đầu tận vị trí đối diện của implant sẽ được đẩy vào bên trong đường hầm (Hình 36-3). Implant nên được hướng về phía mà nó sẽ đi quá đường hầm dưới màng xương đã được bóc tách trước đó mà không tạo thêm túi giả. Một khi phần cánh của im- plant đã đặt được nửa đường, thân chính implant có thể dễ đẩy vào túi (Hình 36-4). Một lỗi thường gặp là thất bại trong việc tạo cái túi ở đường giữa đủ cao nhằm cho phép implant định vị được thoải mái. Chính vì nỗ lực lặp lại động tác nhét có thể tạo nên một cái túi giả, quan trọng nhất là chúng ta tạo túi vừa đủ ngay trước khi nhét. Vị trí của implant có thể sửa cho phù hợp bằng cách nắn chỉnh. Khâc đường giữa của implant sẽ ở ngay vị trí trung tâm của cằm (Hình 36- 5). Vết mổ được may bằng chỉ Vic- ryl 4-0 (Ethicon,Inc., Somerville, NJ) và đóng da bằng chỉ Nylon 6-0. Cầm máu thường là không cần thiết. Vết thương được phủ bằng thuốc mỡ kháng sinh. Đắp gạc vô trùng. Băng ép không cần thiết cũng như không hiệu quả.

Hình 36-1 Vị trí ước đoán cho việc đặt implant ở cằm được xác định và đánh dấu lại. Một túi khớp với vị trí đánh dấu sau đó sẽ được tạo ra.
Hình 36-1
Vị trí ước đoán cho việc đặt implant ở cằm được xác định và đánh dấu lại. Một túi khớp với vị trí đánh dấu sau đó sẽ được tạo ra.
Hình 36-2 Implant được nhét vào bên phải của túi
Hình 36-2
Implant được nhét vào bên phải của
túi
 Hình 36-3 Gấp implant, đầu còn lại được nhét vào bên trái của túi.
Hình 36-3
Gấp implant, đầu còn lại được nhét vào bên trái của túi.
Hình 36-4 Phần giữa của implant được đẩy vào trong túi
Hình 36-4
Phần giữa của implant được đẩy vào
trong túi
Hình 36-5 Khấc giữa của implant đươc đặt chính xác vào đường giữa.
Hình 36-5
Khấc giữa của implant đươc đặt chính xác vào đường giữa.

4. Chăm sóc hậu phẩu

Chỉ định kháng sinh uống trong vòng 1 tuần. Băng ép lạnh được dùng trong 2 ngày. Tăm rửa được sau 3 ngày. Hồi phục lại hoạt động bình thường hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Hoạt động thể thao có thể ảnh hưởng đến cằm nên tránh trong ít nhất 1 tháng.

5. Hồi phục

Điều thường gây bệnh nhân chú ý nhiều là cằm trở nên tròn hoặc tăng kích thước do phù nề. Cảnh báo trước mổ về nguy cơ đó sẽ chuẩn bị tinh thần cho bệnh nhân. Kích thước của cằm có thể giảm thiểu đáng kể trong vòng 1 năm. Mất cảm giác kéo dài vài tuần.

6. Biến chứng

Vùng cấy implant bị nhô ra, bung vết mổ và nhiễm trùng là các biến chứng có thể gặp, đặt
biệt xác suất cao hơn nếu vết mổ đi ở dưới môi. Hầu hết những biến chứng gây ra hậu quả không mong muốn là do thực hiện khâu tạo túi kém. Một cái túi dưới màng xương cần đảm bảo giữ cho implant vững chắc và ổn định. Hình thành túi đối xứng dọc theo bờ dưới xương hàm là một cách để tránh vị trí implant bị xéo. Bóc tách nhầm vào phần cơ, làm rách cơ có thể khiến việc co cơ cằm bị méo và không đẹp mắt. Nếu đặt implant quá thấp, có thể xảy ra những biến đổi gây phẳng và xệ sau khi bệnh nhân giảm sưng phù. Măc dù chúng ta thường gặp “de- mineralization”, nó không tự biểu hiện như biến dạng đường viên khuôn mặt. Dịch chuyển về phía trên của implant có thể gây hoại tử xương huyệt răng và mất răng.

7. Case Studies

See Figures 36-6 and 36-7.

Hình 36-6 A. Hình ảnh trước mổ. B, Hình ảnh sau mổ. Bệnh nhân cũng được nâng mũi đồng thời.
Hình 36-6
A. Hình ảnh trước mổ.
B, Hình ảnh sau mổ. Bệnh nhân cũng được nâng mũi đồng thời.
Hình 36-7 A, Hình ảnh trước mổ. B, Hình ảnh sau mổ.
Hình 36-7
A, Hình ảnh trước mổ. B, Hình ảnh sau mổ.

8. Tài liệu tham khảo

1. McCarthy JG, Ruff GL: The chin, Clin Plast Surg 15:125, 1988.
2. Friedland JA, Coccaro PJ, Converse JM: Retrospective ceph- alometric analysis of mandibular bone absorption under silicone rubber chin implants, Plast Recon- str Surg 57:144, 1976.
3. McCarthy JG, Kawamoto H, Grayson BH, et al: Surgery of the jaws. In McCarthy JG, ed: Plastic surgery, vol 2, Philadelphia, 1990, Saunders, p 1309.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây