Hình ảnh học xương hàm dưới trong phẫu thuật thẩm mĩ

Hình ảnh học xương hàm dưới trong phẫu thuật thẩm mĩ
Hình ảnh học xương hàm dưới trong phẫu thuật thẩm mĩ
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Hình ảnh học xương hàm dưới trong phẫu thuật thẩm mĩ được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.Park.

Phẫu thuật gọt góc xương hàm dưới giúp làm thon gọn hàm nhờ cắt bỏ một phần xương ở phía sau bên đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới. Biết được chính xác đường đi giải phẫu của đường hầm đó cho phép phẫu thuật viên cắt gọt được tối ưu phần góc hàm. Hình ảnh Xquang còn hỗ trợ nhà phẫu thuật vẽ được đường cắt xương ở vị trí góc hàm sao cho khi thực hiện không làm tổn thương bó mạch thần kinh huyệt răng dưới.

1. Dựng hình X-quang

Chụp hình X-quang phần xương hàm dưới. Có thể lặp lại việc chụp phim cho đến khi thấy được rõ đường đi của đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới. (Hình 38-1). Vẽ một đường nối từ điểm nhô cao nhất của góc xương hàm dưới đến góc sau xương cối thuộc hàm trên. Đây được gọi là đường góc – răng cối. (Hình 38- 2). Chúng ta truy tìm đường hầm bó thần kinh huyệt răng dưới trên phim rồi sau đó đánh dấu lại. Đặt tên của điểm nằm trên đường góc – xương cối cách 5 mm về phía sau và dưới vị trí đánh dấu đường hầm lúc nãy là điểm A. Vẽ một đường thẳng đi qua điểm A, song song với đường hầm. Đường thẳng này sẽ cắt bờ sau ngành xương hàm dưới và bờ dưới thân xương hàm. Phẫu thuật viên sẽ cắt gọt phần góc hàm dọc theo chính đường này. Đặt điểm giao nhau giữa đường cắt dự tính và bờ dưới xương hàm là điểm B. (Hình 38-3). Vẽ tiếp một đường từ điểm B đi lên về phía cung răng. Đường thẳng này ở bên góc phải so với bờ dưới xương hàm, và nó đi qua mặt trên xương hàm dưới hoặc một trong các răng cối. Điểm giao nhau giữa hai đường thuộc bờ trên xương hàm dưới hoặc một chiếc răng cối và được đặt là C. (Hình 38-4 và 38-5). Khoảng cách giữa góc sau của răng cối hàm trên và điểm A trên đường góc-răng cối được đo lường và ghi nhận lại. (Hình 38-6).

Hình 38-1 Đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới được nhìn thấy rõ trên Xquang. Đường hầm được đánh dấu bằng 2 đường thẳng song song
Hình 38-1
Đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới được nhìn thấy rõ trên Xquang. Đường hầm được đánh dấu bằng 2 đường thẳng song song
Hình 38-2 Đường nối từ góc sau răng cối trên cùng đến điểm xa nhất thuộc góc xương hàm dưới (đường góc – răng)
Hình 38-2
Đường nối từ góc sau răng cối trên cùng đến điểm xa nhất thuộc góc xương hàm dưới (đường góc – răng)
Hình 38-3 Một đường thẳng vẽ song song với hướng đi của đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới. Đường thẳng cách đường hầm tầm 5 mm. Đây là đường để cắt góc xương hàm dưới (đường cắt góc hàm). Điểm giao nhau giữa 2 đường thẳng này được đặt tên là A. Điểm B là điểm giao nhau giữa đường cắt góc hàm và bờ dưới của xường hàm dưới.
Hình 38-3
Một đường thẳng vẽ song song với hướng đi của đường hầm cho bó mạch thần kinh huyệt răng dưới. Đường thẳng cách đường hầm tầm 5 mm. Đây là đường để cắt góc xương hàm dưới (đường cắt góc hàm). Điểm giao nhau giữa 2 đường thẳng này được đặt tên là A. Điểm B là điểm giao nhau giữa đường cắt góc hàm và bờ dưới của xường hàm dưới.
Hình 38-4 Một đường thẳng vuông góc với bờ dưới xương hàm dưới, đi qua điểm B, vẽ theo chiều dọc. Điểm C là nơi đường dọc cắt ngang qua bờ trên thân xương hàm dưới.
Hình 38-4
Một đường thẳng vuông góc với bờ dưới xương hàm dưới, đi qua điểm B, vẽ theo chiều dọc. Điểm C là nơi đường dọc cắt ngang qua bờ trên thân xương hàm dưới.
Hình 38-5 Điểm C có thể ở trên bề mặt của răng cối, dựa trên định hướng của đường hầm thuộc xương hàm dưới.
Hình 38-5
Điểm C có thể ở trên bề mặt của răng cối, dựa trên định hướng của đường hầm thuộc xương hàm dưới.
Hình 38-6 Khoảng cách giữa răng cối và điểm A được đo. Trên hình ảnh xương hàm dưới này, khoảng cách đó là 30 mm.
Hình 38-6
Khoảng cách giữa răng cối và điểm A được đo. Trên hình ảnh xương hàm dưới này, khoảng cách đó là 30 mm.

2. Tái tạo

Đảo ngược lại quá trình tạo lập các đường thẳng ở mặt bên phần xương hàm dưới đã được bọc lộ. Vẽ đường góc – răng cối trên xương hàm. Điểm A được đánh dấu ngay trên chính đường này dựa trên thông số khoảng cách đã đo trên hình ảnh Xquang (Hình 38-7).

Hình 38-7 Đường nối góc – răng được vẽ từ góc sau thuộc răng cối trên đến góc xương hàm dưới. Điểm A được đánh dấu bằng cách đo khoảng cách từ răng cối trên cùng. Dựa trên sự tính toán, điểm A ở trên bề mặt xương hàm dưới có khoảng cách thực là 25mm tính từ răng cối trên cùng. Tuy nhiên, tác giả sử dụng con số 30mm để đảm bảo thêm phần an toàn.
Hình 38-7
Đường nối góc – răng được vẽ từ góc sau thuộc răng cối trên đến góc xương hàm dưới. Điểm A được đánh dấu bằng cách đo khoảng cách từ răng cối trên cùng. Dựa trên sự tính toán, điểm A ở trên bề mặt xương hàm dưới có khoảng cách thực là 25mm tính từ răng cối trên cùng. Tuy nhiên, tác giả sử dụng con số 30mm để đảm bảo thêm phần an toàn.

Khoảng cách đo được trên phim là 30 mm. Tuy nhiên, hình ảnh X-quang có thể phóng đại khoảng 20% kích thước thật phần xương hàm dưới ngay tại vị trí góc hàm – ngành lên. Do đó, điểm A nên xích lại gần xương cối hơn so với ghi nhận trên hình ảnhhọc. Điểm A mới sẽ được đánh dấu bằng cách chia khoảng cách theo tỷ lệ tính từ răng cối trên cùng. Có thể sử dụng công thức sau để tính khoảng cách thực dựa trên khoảng cách theo hình ảnh X-quang

(Khoảng cách thực) x 120% = 30 mm
(Khoảng cách thực) = 30mm/120% = 30/1.2 = 25 mm
Dựa trên công thức này, điểm A tính theo khoảng cách thực sự sẽ cách răng cối một khoảng 25 mm. Tuy nhiên, tác giả vẫn dùng con số 30 mm để đảm bảo tính an toàn. Kế đến, phẫu thuật viên cũng đánh dấu điểm C hoặc trên chính bề mặt răng cối hoặc trên phần nướu phía sau răng cối dựa trên những thông số theo hình ảnh X-quang xương hàm dưới. (Hình 38-8). Kẻ đường dọc từ điểm C đi đến bờ dưới của xương hàm (Hình 38-9). Đường thẳng nối từ điểm B đến điểm A. Tiếp tục nối đường thẳng này đi qua bờ sau ngành lên xương hàm dưới. Đường thẳng B-A chính là đường cắt phần xương góc hàm (Hình 38-10). Mảnh xương góc hàm được cắt bỏ phù hợp với kích thước ghi nhận trên phim, và bó mạch thần kinh xương hàm dưới vẫn đươc bảo toàn (Hình 38-11).

Hình 38-8 Điểm C được đánh dấu hoặc trên phần nướu sau răng cối hoặc trên chính bề mặt răng cối theo hình ảnh Xquang xương hàm dưới.
Hình 38-8
Điểm C được đánh dấu hoặc trên phần nướu sau răng cối hoặc trên chính bề mặt răng cối theo hình ảnh Xquang xương hàm dưới.
Hình 38-9 Đường vẽ theo chiều dọc vuông góc với bờ dưới xương hàm dưới. Điểm B được đánh dấu ở bờ dưới xương hàm ngay vị trí giao nhau.
Hình 38-9
Đường vẽ theo chiều dọc vuông góc với bờ dưới xương hàm dưới. Điểm B được đánh dấu ở bờ dưới xương hàm ngay vị trí giao nhau.
Hình 38-10 Một đường thẳng nối từ điểm B đến A và kéo dài tiếp đến phần sau xương hàm dưới chính là đường cắt phần góc xương hàm dưới.
Hình 38-10
Một đường thẳng nối từ điểm B đến A và kéo dài tiếp đến phần sau xương hàm dưới chính là đường cắt phần góc xương hàm dưới.
Hình 38-11 Phần tách bỏ của phần góc xương hàm dưới đối chiếu trên hình ảnh Xquang.
Hình 38-11
Phần tách bỏ của phần góc xương hàm dưới đối chiếu trên hình ảnh Xquang.

3. Tài liệu tham khảo

1. Carter RB, Keen EN: The intramandibular course of the inferior alveolar nerve, J Anat 108(3):433-440, 1971.
2. Nortje CJ, Farmon AG, Grotepass FW: Variations in the normal anatomy of the inferior dental (mandibular) canal: a retrospective study of panoram- ic radiographs from 3612 routine dental patients, Br J Oral Surg 15:55-63, 1978.
3. Jin H, Kim BG: Mandibular osteotomies after drawing out the inferior alveolar nerve along the canal, Aesth Plast Surg 27:126-129, 2003.

 

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây