Bài viết Kỹ thuật cố định cơ vòng – cơ nâng- Quy trình , Chăm sóc tiền hậu phẫu được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
1. Tại sao phải dùng phẫu thuật?
Mặc cho sự phổ biến của kĩ thuật khâu mũi đơn, tác giả vẫn ưa thích phẫu thuật này hơn. Khả năng tạo ra nếp gấp mí vĩnh viễn sẽ cao hơn. Ưu tiên của tác giả là tránh phẫu thuật lặp lại và thời gian phục hồi hậu phẫu nhanh. Dù một số trường hợp xuất hiện nếp gấp mí rõ và vùng da trước sụn mi xếp chặt, nhưng thường thì nếp gấp sẽ không khác biệt nhiều, còn da trước sụn mi thì lỏng lẻo và nhăn. Bằng phẫu thuật này, cụ thể là dùng kĩ thuật cố định cơ vòng mắt và cơ nâng mi, nếp gấp trên sụn mi sẽ khác biệt hơn và da trước sụn mi sẽ được kéo chặt, nhất là khi bệnh nhân mở mắt.
Chiều cao của nếp gấp trên sụn mi và độ chặt của da rất ít thay đổi theo thời gian. Kết quả có thể dự đoán được.
2. Tại sao phải cố định cơ vòng – cơ nâng?
Do sự khởi đầu của phẫu thuật mắt hai mí, tất cả các kĩ thuật được phát triển dựa trên việc tạo ra nếp gấp trên sụn mi bằng cách cố định da trước sụn mi vào sụn mi hoặc cơ nâng mi. Các biến thể của kĩ thuật này tập trung vào phương pháp tiếp cận, phẫu tích, loại bỏ mô, hoặc dùng các đường khâu khác nhau. Mục tiêu ngăn chặn tái hồi kích thích sự phát triển của các kĩ thuật mới qua các thập kỉ. Sử dụng da làm điểm cố định trung gian là một ý tưởng đơn giản và trực tiếp. Điều duy nhất quan ngại (cũng là một vấn đề nghiêm trọng) đó là độ mỏng của da. Sự tái hồi xảy ra do thiếu bề mặt tiếp xúc để cố định. Thậm chí những đường khâu vĩnh viễn chỉ là phương tiện tạm thời giúp kết dính mô. Da mi mắt độc đáo ở chỗ, chúng bám chặt và lớp cơ vòng mắt bên dưới. Sự chuyển động của cơ được phản ánh rõ ràng qua bề mặt da. Cố định cơ vòng mi mắt vào cơ nâng mi cũng tương đương với việc cố định da – cơ nâng. Lợi ích to lớn nhất của việc sử dụng cơ làm điểm cố định trung gian, đó là thể tích lớn sẽ tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn.
Bề mặt cố định rộng sẽ đảm bảo một vết sẹo cố định chắc chắn, mà kĩ thuật cố định da – cơ nâng mi không thể đạt được (hình 6-1).
3. Tư vấn
Bệnh nhân được tư vấn về qui trình phẫu thuật và mong muốn hay nhu cầu phẫu thuật khóe mắt trong (phẫu thuật nếp quạt). Kích cỡ và hình dạng của nếp sẽ được xác định. Tâm lý và thái độ khác nhau nhiều giữa các bệnh nhân tìm đến phẫu thuật hai mí. Mặc dù một số bệnh nhân khá thẳng tính, đặt nhiều câu hỏi và đưa ra các yêu cầu cụ thể, số lại hoàn toàn tin tưởng vào phẫu thuật viên. Không tính đến việc tiếp cận bệnh nhân thì bác sĩ cũng phải cố gằng tìm hiểu mục tiêu cuối cùng của bệnh nhân là gì. Điều này đặc biệt đúng cho những người hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của bác sĩ, và muốn có một kiểu mắt nhất định nhưng dường như không có khái niệm nào về kiểu mắt mình muốn. Nếu mong muốn của họ không được đem ra bàn luận toàn diện trước phẫu thuật, những bệnh nhân này có thể quay lại với rất nhiều lời phàn nàn về kết quả hậu phẫu.
4. Chăm sóc tiền phẫu
Bệnh nhân được yêu cầu không sử dụng đồ trang điểm mắt hoặc mặt. Aspirin và các thuốc chống đông không được dùng trong vòng 7 ngày trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân không nên dùng thực phẩm hay nước uống trong vòng 8 tiếng trước phẫu thuật và không mang kính áp tròng.
5. Thuốc tiền mê
Alprazolam (1.5 – 2 mg), propoxyphen napsylate và acet- aminophen 100 mg/650 mg (1 viên) và kháng sinh phổ rộng, uống 30 phút trước phẫu thuật.
6. Đánh dấu
Vẽ đường đánh dấu khi bệnh nhân ngồi thẳng đối diện gương. Sử dụng bút đánh dấu y khoa có đầu cực mảnh; thậm chí loại bút đánh dấu đầu mảnh nhất cũng có thể vẽ nên đường kẻ quá rộng so với nhu cầu. Mực xanh methylene có thể lan ra các nếp nhăn và khó xóa một khi đã vẽ. Trong khi bệnh nhân đang ngồi thẳng trên ghế và mở mắt nhìn thẳng trực diện, vùng da mi nằm trước sụn mi được nhấn lên phía lên bằng que nhọn đầu cotton, tạo nên nếp gấp hai mí (hình 6-2). Kích thước phù hợp được xác định sau vài lần thử. Tiếp theo, bệnh nhân được yêu cầu nhắm mắt, và điểm mà que nhấn ấn vào mi mắt của bệnh nhân được đánh dấu lại. Khoảng cách từ bờ mi đến điểm đánh dấu được đo bằng thước cặp caliper trong khi cung mày được nâng lên tới khi da mi mắt trở nên sít sao và mi mắt bắt đầu bị kéo lên (hình 6-3). Thước caliper sẽ đánh dấu tại điểm này. Khoảng cách trung bình khi đánh dấu nếp gấp là 7 mm từ bờ mi. %hấm vài chấm lên da mi mắt ở cùng một khoảng cách và đi song song với bờ mi.
Giữ khoảng cách tương tự từ 1/3 trong tới khóe mắt ngoài (hình 6-4). Đường kẻ sẽ đi xuống về phía góc trong, chỉ hơi gần với bờ sụn mi. Đường kẻ góc trong đi cong xuống, thậm chí cả khi nó được vẽ song song với bờ mi. Điều này là do da vùng này bị ép lại ở phần ba trong của mi mắt. Qua thăm khám cẩn thận vùng mi mắt, một đường mờ nhưng nhìn thấy được, đi song song với bờ mi ở khoảng cách của đường vẽ. Thông thường, tác giả vẽ một đường đi dọc hoặc song song với đường tự nhiên này, có thể là một đường gấp nếp trên sụn mi chưa tạo thành đầy đủ (hình 6-5, A và B). Đường kẻ dừng lại ở khoảng cách 3 – 4 mm tính từ khóe mắt trong. Khi thực hiện phẫu thuật khóe mắt trong, đường kẻ sẽ đi song song với bờ mi và thậm chí có thể vượt qua mức khóe mắt trong. Theo một cách nào đó, kích cỡ của khe mi phản ánh kích cỡ của nếp gấp mắt hai mí. Một nếp gấp nhỏ hơn trông sẽ hấp dẫn hơn trên người có đôi mắt nhỏ. Một nếp gấp lớn trên một đôi mắt nhỏ sẽ khiến đôi mắt không tự nhiên và sẽ có dáng vẻ “Mông Cổ”. Bệnh nhân nên được khuyên tránh khỏi việc mong muốn những kết quả như vậy. $ệnh nhân có mắt to nhìn sẽ tự nhiên và hấp dẫn hơn với nếp gấp lớn. Da thừa thay đổi nhiều giữa các bệnh nhân ở cùng một nhóm tuổi. Một người có da trước sụn mi dày mỡ sẽ không tạo được lõm da thích hợp và nếp gấp mí. Lông mi có thể cuộn lên và thấy được bờ sụn mi màu đỏ khi phẫu thuật viên muốn tạo nếp gấp gần lông mi. Nhóm bệnh nhân này có nguy cơ tái hồi cao hơn. &ù kết quả thẩm mĩ có thể không lí tưởng, đường kẻ rạch da có thể phải cao hơn thông thường nếu những bệnh nhân này muốn tạo nếp gấp vĩnh viễn. Với bệnh nhân có da thừa lỏng lẻo, cắt lọc bảo tồn một mảng da hình ê-lip là điều cần thiết (hình 6-6, A và B).
7. Gây tê
Dung dịch lidocain 2% và epinephrine 1:100,000 pha trong dung dịch đệm natri carbonate ở tỉ lệ 1:10 và được tiêm qua kim 30), dài 1 inch. Dung dịch được tiêm vào 2 lớp. Lớp đầu tiên là tấm hạ bì. Tiêm lượng ít nhất có thể để hạn chế kéo lệch cấu trúc giải phẫu và nguy cơ gây mất cân xứng. Lớp thứ hai được tiêm là qua cơ vòng mi mắt. Một lượng nhiều hơn có thể được dùng. Khoảng 1.5 ml dung dịch dùng cho mỗi mi mắt. Nếu tiêm vào cơ nâng mi có thể gây sụp mi. Tình trạng sụp mi mắt sẽ gây phức tạp cho việc xác định sự cân xứng của bờ sụn mi mí mắt trên sau khi hoàn thành các đường khâu. Lớp mỡ có thể được tiêm nếu cần, nhưng chỉ khi đã tách biệt phần mỡ hoàn toàn.
8. Dụng cụ
Bao gồm thước cặp caliper, kẹp kéo da rộng, kéo đồng tử và forceps, dao điện lưỡng cực, và tấm chắn mắt (hình 6-7).
9. Phẫu tích
Đường rạch da được thực hiện dọc theo đường kẻ bằng dao Bard Parker #15. Laser CO2 sóng liên tục hoặc dao điện đầu kim được dùng để phẫu thuật qua lớp mô dưới da và cơ vòng mi mắt (hình 6-8, A và B). Vách ngăn ổ mắt đã bóc tách sẽ được cắt bởi kéo hay dao điện đầu kim trong khi vẫn được kéo căng bằng kẹp kéo da và forceps (hình 6-8, C và D). Từ đó tạo ra một vùng hở. Vùng mô liên kết lỏng lẻo và lớp cơ nâng mi sáng bóng có thể thấy được qua vùng hở (hình 6-8, E). Trong khi vách ngăn vẫn được kéo chặt, khoảng mô lỏng lẻo trước gân cơ nâng mi được bóc tách rộng, và vách ngăn ổ mắt được chia ra phần trong và phần ngoài bằng kéo bộc lộ cơ nâng mi và khoang mỡ trước gân cơ nâng mi (hình 6-8, F tới H). Trong đa số các ca, cơ nâng mi được xác định nằm dưới khoang mỡ ngay khi vừa phân chia vách ổ mắt. Khoang mỡ được bọc bởi một lớp màng film mỏng, trong suốt (hình 6-8, I). Với bệnh nhân có ít mỡ trước cơ nâng mi, việc mở khoang mỡ là an toàn để tìm cơ nâng bằng cách kéo lớp mỡ. Xác định đúng cơ nâng mi bằng cách kẹp cơ với forceps và yêu cầu bệnh nhân cố gắng mở mắt. Bệnh nhân sẽ không thể mở mắt khi cơ đang bị kẹp; nói cách khác, kẹp màng ngăn ổ mắt sẽ không ngăn được bệnh nhân mở mắt. Nếu phẫu thuật viên xác định nhầm màng ngăn ổ mắt là cơ nâng mi, việc khâu cố định sẽ được thực hiện giữa cơ vòng mi mắt và màng ngăn ổ mắt. Trong trường hợp đó, nếp gấp trên sụn mi sẽ không hoàn thiện và xảy ra tái hồi. Phân chia màng ngăn ở mắt dưới dưới điểm hợp nhất của nó sẽ là một tai họa.
Bởi vì không có màng ngăn ổ mắt tự do bên dưới điểm hợp nhất, nên phẫu thuật viên thực sự đang cắt đi cơ nâng mi ở mức dưới, và gây nên sụp mi (hình 6-9).
10. Cố định cơ vòng trước sụn mi – cơ nâng mi
Khi đã rạch da, một vạt cơ vòng mi rộng 3 – 4 mm được bộc lộ giữa hai rìa da trên và dưới (hình 6-8, A). Đường rạch cơ sẽ cách bờ rì da phía dưới khoảng 2-3 mm.Giới hạn này của phần cơ vòng trước sụn mi sẽ được dùng để cố định (hình 6-10, A và B).
Dùng chỉ nylon 6-0 trong suốt đính vào kim P-3. Đầu tiên, kim đi xuyên qua cơ từ mặt dưới và thoát ra tại rìa của đường rạch da phía dưới (hình 6-11, A). Một phần nhỏ lớp bì được lấy ra khỏi đường kim đi. Kế đó, giữ cơ nâng mi bằng forceps và kẹp khoảng 5-10 mm phía trên bờ trên của cơ vòng trước sụn mi. Một kim tương tự đi qua lớp gân cơ nâng mi uốn nếp từ mặt trên và thoát ra qua mặt dưới (hình 6-11, B). Sau khi buộc mối chỉ, cơ sẽ được kéo từ từ lên trên. Khi cơ được kéo, phần da trước sun mi cũng được kéo căng như lớp cơ. Chỉ buộc vừa đủ chặt để giữ phần cơ nâng mi. Phẫu thuật viên nên kềm lại không kẹp mô qua việc siết chỉ; buộc quá chặt sẽ làm cắt ngang mô và giảm tuổi thọ của vết cố định. Khi phần da trước sụn mi được kéo hướng lên trên, lông mi sẽ được nhìn thấy dựng đứng từ vị trí hướng xuống thông thường. Khâu cố định vửa đủ chặt để đạt được sự khác biệt này. Nếu cơ bị kéo quá mức do siết quá chặt hay quá cao phần cơ nâng mi, lông mi sẽ lật ngược lên và lộ ra phần da niêm bờ sụn mi màu đỏ.
Đường khâu đầu tiên đặt ở mức giữa đồng tử; đường khâu này định ra điểm cuối của bờ sụn mi mí mắt trên. Phương pháp cố định này thường nâng cao bờ sụn mi mí mắt trên, dẫn tới rộng khoảng cách hai mi mắt (hình 6-12, A và B). Dù kĩ thuật này đem lại đôi mắt to thu hút, việc cố định không chính xác giữa hai mắt sẽ gây mất cân xứng. Và với bất kì kĩ thuật nào thì sự chính xác là thiết yếu. Nhiều đường khâu cố định được đặt mỗi bên của đường khâu ban đầu với khoảng cách ½ đường khâu. Đường khâu cuối nằm ở 1 cm góc trong so với đầu ngoài của đường rạch. Đường khâu này hỗ trợ lực nâng cần thiết góc ngoài cho da trước sụn mi, giúp giữ khoảng cách song song giữa bờ sụn mi và nếp mắt hai mí (hình 6-11, C và D). Thiếu đường khâu ở đầu trong vết rạch da sẽ tạo đường cong xuống tự nhiên của nếp gấp mắt hai mí tại khóe mắt trong. Nếu bệnh nhân muốn một nếp gấp hai mí song song suốt toàn bộ chiều dài mắt tương tư như mắt người da trắng, thì đường khâu cố định sẽ được hoàn tất tại khóe mắt trong, ngoài phẫu thuật khóe mắt trong hình chữ Z (hình 6-11, E và F). Sau khi hoàn tất đường khâu cố định, các rìa da sẽ xấp xỉ nhau, dù chưa khâu đóng da (hình 6-11, G và H). Sau đó, da được khâu đóng với chỉ tan nhanh 6-0 hay chỉ nylon đen 6-0 theo kiểu khâu dưới da liên tục. Đường khâu dưới da liên tục dùng ở một số ca sẽ ngăn tụ máu thứ phát do kim đâm xuyên qua mạng mao mạch phong phú dưới da thường gặp ở mí mắt trên của người châu Á.
11. Chăm sóc hậu phẫu
Chườm túi đá lên mắt ngay sau khi phẫu thuật. Chườm tiếp tục túi đá trong vòng 2 ngày, với thời gian 30 phút chườm, 30 phút nghỉ khi bệnh nhân đang thức đạt được nhiều lợi ích. &ù rằng nhiễm trùng hiếm khi là vấn đề gặp phải trong thủ thuật này, việc bôi thuốc mỡ vào vết mổ và dùng kháng sinh phòng ngừa trong 2 ngày cũng được cho phép. Bệnh nhân được tắm sau 2 ngày. Nếu bệnh nhân sống ở khu vực lân cận bệnh viện, thì tái khám định kì mỗi tuần theo lịch.
12.Hồi phục
Hồi phục nhanh và không gặp nhiều vấn đề. Mặc dù sưng phù có thể thấy rõ trong vòng 2 tuần đầu, nhưng vẻ ngoài tự nhiên sẽ được hồi phục nhanh, nhất là ở những bệnh nhân trẻ. Bệnh nhân có thể quay lại công việc trong vòng 2 ngày, mang theo mắt kính.
Cử động mắt quá sức được phép thực hiện sau 2 tuần.
13. Ca lâm sàng
Hình dạng da trước sụn mi thay đổi về chiều rộng (do chiều cao của nếp gấp), phụ thuộc vào độ cao của nếp gấp trên sụn mi và tính lỏng lẻo của da che phủ trước sụn mi (hình 6-13). Cố định chắc sẽ đưa đến kết quả khác nhau về độ cao của nếp gấp trên sụn mi, thậm chí khi đường rạch da đặt ở cùng khoảng cách tính từ bờ mi. Khi khâu chặt, vùng da trước sụn mi sẽ mềm và mỏng. Mắt hai mí có thể được tạo ra mà không cần chú ý vùng da trước sụn mi, hoặc nó có thể cao như mong muốn của bệnh nhân (hình 6-12 và 6-14). Việc loại bỏ mô mỡ thừa, cơ, hoặc cả hai sẽ gây nấp gấp ẩn hoặc vết lõm phía trên nếp gấp (hình 6-15, A và B). Phẫu thuật mắt hai mí thường hạ thấp vị trí lông mày bằng cách loại bỏ đi nhu cầu nhướng mày bù trừ (hình 6-16, A và B). Lợi ích lớn nhất của kĩ thuật cố định cơ vòng –
cơ nâng đó là sự chắc chắn của da trước sụn mi và tuổi thọ của mối cố định (hình 6-17, A và B).
14. Tài liệu tham khảo
1. Fernandez LR: Double eye-lid operation in the Oriental in Ha- waii, Plast Reconstr Surg 25:257- 264, 1960.
2. Moutou Y, Moutou H: In- tradermal double eyelid operation and its follow-up results, Br J Plast Surg 25:285, 1972.
3. Weingarten CZ: Blepha- roplasty in the oriental eye, Tram Acad Ophth Otol 82:442, 1976.
4. Matsunaga RS: Westerni- zation of the #sian eyelid, Arch Oto- laryngol 111:149, 1985.
5. Hiraga Y: Blepharoplas- ty in orientals. Problems in plastic and reconstructive surgery, JOUR- NAL TITLE 1:504, 1991.
6. Chen WPD: Revision and correction of suboptimal results. In Chen WPD, ed: Asian blepharo- plasty, Newton, MA, 1995, Butter- worth-Heinemann, p 84.
7. Lee JS: Simplified anatomic method of double-eyelid oper- ation: septodermal fixation tech- nique, Plast Reconstr Surg 100:170, 1997.
8. Park JI: Orbicularis-leva- tor fixation in double-eyelid opera- tion, Arch (acial Plast Surg 1(Apr- June):90-95, 1999.
9. Park JI: Z-epicanthoplas- ty in Asian eyelids, Plast Reconstr Surg 98:602, 1996.
10. Park JI: Modified Z-epi- canthoplasty in the Asian eyelid, Arch (acial Plast Surg 2:43, 2000.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề