Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, Cách trị mụn bọc ở cằm an toàn tại nhà

Mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cằm
Đánh giá post

Mụn bọc ở cằm có đặc điểm gì?

Mụn bọc ở cằm chính là thể nặng của mụn trứng cá với các dấu hiệu điển hình:

  • Nốt mụn viêm, sưng to, có chứa mủ màu trắng hoặc vàng bên trong.
  • Vùng da quanh mụn có màu hơi hồng hoặc đỏ.
  • Mụn bọc có thể gây đau rát, khó chịu tại chỗ.
  • Mụn rất dễ vỡ với bất cứ tác động nhỏ nào. Nếu nặn mụn không đúng cách, còn nhân mụn hoặc vệ sinh da không hợp lý rất dễ gây tổn thương ngoài da. Đặc biệt có nguy cơ lây lan rộng ra các vùng da lân cận.
  • Thời gian mờ sẹo hoặc các vết thâm sẹo sau mụn khá lâu, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc ở cằm. Hiểu rõ nguyên nhân hình thành mụn sẽ giúp chúng ta có cách điều trị mụn bọc hiệu quả nhất và phòng tránh tốt.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm
Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành mụn bọc ở cằm. Nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn gây bít tắc lỗ chân lông. Ở nữ giới sự thay đổi nội tiết tố xảy ra thường xuyên hơn nam giới. Một số giai đoạn hay xảy ra sự thay đổi này dẫn đến mọc mụn bọc ở cằm là:

  • Thời kỳ mang thai, hành kinh hoặc thời kỳ mãn kinh.
  • Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng stress, mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài.
  • Đặc biệt nghiêm trọng chính là khi cơ thể mắc các trường hợp bệnh lý ở tử cung, buồng trứng.

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng bất hợp lý như ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết cũng như sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê nhiều , uống ít nước không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể gây tích tụ các chất độc hại ở gan, thận cũng là nguyên nhân khiến da bị lên mụn, đặc biệt là mụn bọc ở cằm.

Vệ sinh da không đúng cách

Vùng da ở cằm có cấu trúc dày hơn các vùng da khác trên mặt, lại tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Việc vệ sinh da không sạch sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và hình thành nhân mụn.

Việc vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt thôi là không đủ vì ngoài các tác động từ môi trường như khói bụi … thì các vật dụng mà chúng ta tiếp xúc trực tiếp lên da mỗi ngày như chăn, ga, gối, đệm đều chứa nhiều vi khuẩn khiến da có nguy cơ nổi mụn bọc ở cằm. Chúng ta có thói quen chống tay lên cằm khi suy nghĩ cũng vô tình đưa vi khuẩn 1 cách gián tiếp từ bàn tay lên vùng da quanh cằm.

Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

Việc sử dụng mỹ phẩm, thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, các loại sản phẩm đã quá thời hạn sử dụng, chứa các hoạt chất có tính tẩy rửa mạnh khiến cho làn da nhanh xuống cấp, ảnh hưởng đến cấu trúc của da cũng tạo điều kiện để hình thành các loại mụn ẩn, mụn bọc sưng viêm đau nhức.

Xem thêm: Mụn mủ: Nguyên nhân, Cách trị mụn mủ sưng to hiệu quả ngay tại nhà

Cách điều trị mụn bọc nhanh khỏi tại nhà

Sử dụng thuốc điều trị mụn viêm thể nặng

Trị mụn bọc bằng Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là được coi là một chất oxy hóa mạnh với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, điều trị mụn trứng cá. Đồng thời chất này có tác dụng tiêu sừng và hạn chế tối đa bã nhờn tiết ra, tiêu sừng và chống tiết bã nhờn. Sử dụng Benzoyl Peroxide thoa, bôi trực tiếp lên các nốt mụn. Có thể dùng đường uống trong trường hợp mụn viêm nặng.

Retinoid sử dụng bôi ngoài da

Cơ chế trị mụn của Retinoid như sau: Retinoid có thể làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn bít tắc lỗ chân lông bằng cách tăng tốc độ hình thành tế bào da mới, giảm tiết dầu đồng thời kháng khuẩn, chống viêm từ đó giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Retinoid còn giúp ức chế sự hình thành androgen – 1 loại nội tiết tố trong cơ thể – nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá.

Retinoid sử dụng bôi ngoài da
Retinoid sử dụng bôi ngoài da

Ngoài ra, Retinoid còn giúp tăng sinh Collagen – 1 loại protein cấu trúc chủ yếu của da, làm săn chắc da giúp da hồi phục nhanh, giảm thiểu các vết sẹo và thâm mụn.

Thuốc kháng sinh đường uống

Thuốc trị mụn bọc Clindamycin: Clindamycin là 1 kháng sinh thuộc nhóm lincosamid. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, dung dịch uống, được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mụn viêm, mụn bọc do có cơ chế ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm giảm tiết bã nhờn, dầu thừa trên da, giúp da giữ được độ ẩm cần thiết.

Thuốc trị mụn Doxycycline: Doxycycline là thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá phổ biến thuộc nhóm tetracycline. Đây là loại kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho người bị mụn ở thể vừa và nặng ngoài việc kết hợp các dạng thuốc bôi.

Isotretinoin đường uống: Isotretinoin đường uống là thuốc được chỉ định để điều trị trứng cá mức độ nặng và rất nặng hoặc trong các trường hợp mụn viêm nặng đã điều trị với các loại thuốc khác nhưng không có hiệu quả. Isotretionin làm giảm sản xuất chất bã nhờn, giảm kích thước của tuyến bã nhờn, giúp da tái tạo nhanh hơn.

Isotretinoin đường uống
Isotretinoin đường uống

Lựa chọn các loại kháng sinh đường uống để điều trị mụn cần cân nhắc dựa vào nhiều yếu tố: tuổi, tình trạng sức khỏe, cân nặng, mức độ mụn, đáp ứng của cơ thể,… Do đó người bị mụn trứng cá không được tự ý sử dụng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị và những tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc mát gan trị mụn bọc

Sự hình thành mụn viêm, mụn bọc đặc biệt là các nốt mụn bọc sưng to ở cằm có nhiều khả năng bắt nguồn từ nguyên nhân các tạng, phủ trong cơ thể hoạt động kém như gan, thận. Chức năng bài tiết của 2 cơ quan này bị ảnh hưởng khiến da tích tụ nhiều độc tố là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển. Do đó điều trị mụn bằng phương pháp đông y- dùng các vị thuốc mát gan, loại bỏ nguyên nhân từ sâu bên trong cơ thể.

Thuốc đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, đảm bảo an toàn và ít gây tác dụng phụ tuy nhiên sử dụng các vị thuốc này cần thời gian điều trị lâu dài.

Trị mụn bọc ở cằm bằng phương pháp tự nhiên

Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đánh răng

  • Tác dụng trị mụn bằng kem đánh răng nhờ vào các thành phần hóa học của nó như: baking soda, cồn, hydrogen peroxide, triclosan.
  • Baking soda, cồn và hydrogen peroxide có tác dụng làm khô nhân mụn. Do đó làm giảm sưng nhanh chóng đối với các nốt mụn bọc có kích thước lớn.
  • Triclosan có tính kháng khuẩn, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hoạt động ở những nốt mụn viêm.
  • Menthol (Bạc hà) là một thành phần khác trong kem đánh răng giúp tạo cảm giác mát lạnh, giúp giảm đau và giảm sưng ở nốt mụn.
Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đánh răng
Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đánh răng

Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu việc điều trị bằng kem đánh răng sẽ gây hại nhiều hơn lợi vì ngày nay Triclosan không còn được thêm vào công thức kem đánh răng do được chứng minh có khả năng gây hại đến tuyến giáp.

Một vài thành phần khác trong kem đánh răng như muối sulfat gây kích ứng mạnh cho da.

pH axit trong kem đánh răng cũng không phù hợp với da, làm da trở nên yếu đi, chức năng da bị rối loạn, vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhiều hơn gây mụn.

Sử dụng tỏi trị mụn bọc ở cằm

Trong thành phần của tỏi còn chứa 1 vài hoạt chất như Allicin và Sulphur, các vitamin nhóm B giúp da trắng sáng và đều màu, kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu sưng nhanh chóng, loại bỏ bã nhờn trên da giúp lỗ chân lông được thông thoáng.

Vitamin E trong tỏi đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do ức chế quá trình sản sinh và lắng đọng các sắc tố khác thường, làm chậm quá trình lão hóa, làm trắng da, điều trị mụn bọc hiệu quả.

Sử dụng tỏi trị mụn bọc ở cằm
Sử dụng tỏi trị mụn bọc ở cằm

Iot, phốt pho, canxi, magie,… là các nguyên tố vi lượng có nhiều trong tỏi góp phần chăm sóc và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài gây mụn bọc.

Trị mụn bọc từ nha đam

Trong thành phần của nha đam (lô hội) có chứa 1 lượng lớn Zinc (Kẽm) và Chromium có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tạo thành một hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây nên mụn, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn bọc hiệu quả.

Hoạt chất Anthraquinon có trong nha đam đã được nghiên cứu chứng minh có khả  năng diệt khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông từ đó giúp điều trị mụn bọc hiệu quả, tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương nhanh chóng, ngăn không cho mụn hình thành và phát triển.

Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều vitamin như C, A, E,  các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12 và enzymes Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza,… giúp dễ tiêu hóa, nhuận trường, giảm đau góp phần thanh thải độc tố của cơ thể, giúp điều trị nguyên nhân gây mụn tận gốc từ sâu bên trong cơ thể.

Vì vậy nên kết hợp các món ăn làm từ nha đam và đắp mặt nạ từ nha đam để cho hiệu quả điều trị mụn bọc tốt hơn.

Tham khảo: Mụn bọc bị chai: Nguyên nhân | Cách chữa mụn bị chai ngay tại nhà

Có nên dùng Trangala để trị mụn bọc không?

Thành phần của Trangala bao gồm: Chloramphenicol, Dexamethasone axetat, mỡ trăn.

Chloramphenicol là một kháng sinh nhóm phenicol, có phổ tác dụng rộng, có khả năng kìm khuẩn với nhiều chủng vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trangala còn được kết hợp với Dexamethason là một chất kháng viêm mạnh loại Corticoid. Sử dụng Trangala chấm lên các mốt mụn bọc sẽ làm các nốt mụn nhanh chóng đỡ sưng viêm, tấy đỏ.

Có nên dùng Trangala để trị mụn bọc không
Có nên dùng Trangala để trị mụn bọc không

Từ lâu mỡ trăn được người dân Việt Nam ta tin tưởng xem như một loại dược liệu rất hữu hiệu để trị các bệnh hay gặp như bỏng, nước ăn chân tay, da nứt nẻ do trời lạnh và những người thường xuyên tiếp xúc với nước.

Mỡ trăn còn có tác dụng làm mềm da, làm mịn da, nhất là da bị khô do trời lạnh.  Chính vì thế Trangala có khả năng giữ độ ẩm cho da tương đối tốt, sử dụng trangala trị mụn sẽ không gây trình trạng da bong tróc như vảy cá giống như các loại thuốc trị mụn khác.

Tuy nhiên, sử dụng Trangala kéo dài hoặc dừng thuốc đột ngột không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây tổn thương cho da như nhiễm trùng, gây ra các đợt bùng phát mụn nhiều hơn, mạnh hơn, kèm theo ngứa ngáy khó chịu, tăng sắc tố da, teo da, lão hóa sớm.

Đặc biệt, đối với da có nhiều vết thương hở, việc bôi Trangala dài ngày, ngưng đột ngột sẽ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như suy thượng thận, rối loạn chuyển hóa lipid.

Chính vì các lý do trên, không nên tự ý sử dụng Trangala hoặc bất kỳ các loại thuốc nào để trị mụn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để lựa chọn loại thuốc phù hợp, an toàn nhất với làn da của bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây