Bài viết Phẫu thuật chỉnh sửa khuôn mặt hình dĩa – Phương pháp, Biến chứng được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
Phần xương gò má là yếu tố quyết định chính đến hình dáng tổng thể của khuôn mặt, có thể phân chia thành mặt tròn, mặt hình trái xoan, mặt dài hay là mặt hình chữ điền. Trong số đó, khuôn mặt hình trái xoan lại được xem là hài hòa nhất đứng về phương diện thẩm mĩ. Chỉnh sửa phần nhô cao của xương gò má và tạo khối hình trái xoan có thể giúp khuôn mặt cân đối và đường nét trở nên hài hòa hơn. Xương vùng mặt người châu Âu có chiều dọc dài mà chiều rộng lại hẹp hơn, mức độ phóng chiếu về phía trước tương đối lớn. Khuôn mặt tạo hình trái xoan với hai bên gò má nhô cao khi đó lại có được cảm giác cân đối. Tuy nhiên, xương vùng mặt của người châu Á điển hình thì xu hướng rộng hơn và ngắn hơn, ít phóng chiếu về phía trước và vùng giữa mặt lại trở nên phẳng khi so sánh với khuôn mặt người châu Âu. Gò má nhô cao tạo nên biểu hiện vùng mặt phẳng, rộng và có nét nam tính. Chính vì lẽ đó, phẫu thuật thu gọn xương gò má lại tương đối thường gặp ở dân châu Á, trong khi nhu cầu nâng xương vùng gò má lại phổ biến đối với các nước châu Âu.
Phẫu thuật thu gọn xương gò má gồm cắt đi phần xương ở phía trước và phía sau của xương gò má, tái định vị phần phức hợp xương gò má di động được và cố định xương.
Những điểm đáng chú ý của phẫu xương xương gò má và kĩ thuật tái định vị gồm:
1. Phẫu thuật gọt xương gò má mang lại kết quả chắc chắn, có thể dự đoán trước nếu phẫu thuật viên tiến hành cắt xương chính xác và lượng xương cắt bỏ sẽ theo kế hoạch đã định.
2. Nhờ quan sát trực tiếp nên dễ duy trì tính cần đối vùng mặt
3. Bên cạnh việc thu gọn phần nhô cao của xương gò má, phẫu thuật cắt xương còn cho phép xương gò má di chuyển đến vị trí mới khiến người sở hữu trở nên quyến rũ hơn.
4. Độ cong tự nhiên và đường nét của phức hợp gò má không bị ảnh hưởng. Chúng ta biết rõ là đường nét tự nhiên của phần nhô cao trước bên xương gò má rất khó để tái tạo thông qua phẫu thuật. Bảo toàn được đường nét tự nhiên và độ cong của gò má là hết sức có giá trị.
5. Vấn đề má bị xệ sau phẫu thuật không còn gặp phải khi đắp lại phần mô mềm
6. Nâng cung chân mày hoặc nâng mặt dưới màng xương có thể được thực hiện đồng thời
1. Lựa chọn và chuẩn bị bệnh nhân
Vì thu gọn xương gò má chỉ là phẫu thuật thẩm mĩ đơn thuần, động lực thúc đẩy bệnh nhân tiền hành ca phẫu thuật nên được đánh giá. Mong đợi từ phía bệnh nhân phải nằm trong tầm tay khả năng của phẫu thuật viên.
Bệnh nhân phải được thông tin về việc gây mê, tiến trình phẫu thuật, giới hạn của phương pháp mổ. Thảo luận với bệnh nhân những biến chứng có thể xảy ra. Dùng vitamin E, aspirin và hợp chất chứa estrogen sẽ ngưng trong vòng 10 ngày trước cuộc mổ.
Hình ảnh học phân tính theo từng mặt phẳng (ví dụ: mặt phẳng trước, trái và phải, nhìn từ dưới cằm,…), Xquang vùng sọ, Xquang chụp khi ngửa cằm. Các xét ng- hiệm này, bên cạnh đánh giá trên lâm sàng và cảm nhận về cái đẹp của phẫu thuật viên sẽ quyết định khối lượng xương gò má cần gọt bỏ và vị trí cuối cùng để đặt phức hợp gò má.
Đêm trước ngày phẫu thuật, bệnh nhân nên gội đầu với dung dịch sát khuẩn phù hợp (ví dụ Phisohex [Sanofi-Synthelabo, New York, NY]) và bện tóc lại dọc theo đường mổ đã vạch từ trước đó. Đường vạch nên đi theo đường chân tóc trước ở phần giữa vùng trán và cách 8 cm lùi về phía sau, song song với đường chân tóc trước, trước khi nó vòng xuống theo góc nhọn ở hai bên vùng thái dương để đi đến chỗ nối giữa vành tai trên và da đầu vùng thái dương. (Hình 34-1).
2. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện dưới hình thức gây mê có đặt nội khí quản. Bệnh nhân nằm trên bàn mổ ở tư thế ngửa, hông gập lại, gối cũng hơi gập, và đầu được nâng lên. Phẫu trường cần được chiếu sáng tốt. Đèn sợi quang cung cấp ánh sáng hiệu quả ở vùng gò má bên dưới vành vạt da. Dung dịch chứa 1% lidocaine hydrochloride và 1:2000,000 epinephrine được tiêm dưới da dọc theo đường vạch sẵn để giúp cầm máu. Đợi khoảng 5 phút, rạch một đường hình vành từ chỗ bám trên của vành tai dọc đến bên kia. Tuy nhiên, thay vì cắt thành đường thẳng, phẫu thuật viên nên thực hiện đường cắt hình chữ Z bằng cách tạo chữ V đằng sau tai và trở về điểm B và C (như trong hình 34-1).
Đường mổ đi xuyên qua lớp da, mô dưới da, cân vùng sọ và đi song song với đường chân tóc trong lúc tóc được đồng thời kéo về phía trước sau cho đến khi mô liên kết lỏng lẻo ở bên dưới lớp cân vùng sọ được bộc lộ. Bóc tách lớp cân nhẹ nhàng cho tới khi lớp da đầu đi đến vành trên ổ mắt. Bóc tách gọn gàng tỉ mỉ bằng dao mổ và dao đốt điện lưỡng cực được khuyến cáo khi bóc tách lớp cân.
Lý do là vì việc dùng dao đốt điện đơn cực có thể gây tổn thương thần kinh. Đường cắt đi xuyên qua màng xương và đến lớp dưới màng, cách khoảng 1 cm ở phía trên vành trên ổ mắt, chỉ như vậy thì bó mạch thần kinh trên ổ mắt mới được quan sát bà bảo tồn an toàn. Phần bên của vạt da được bóc tách xuống dọc theo bờ trên của mạc thái dương đắp phía trên phần cơ, cấu trúc có thể nhầm lẫn với màng xương phía trên đường thái dương trên. Phẫu thuật viên tiếp tục bóc tách theo mặt phẳng ở bên dưới lớp nông của mạc thái dương để đến cung gò má (Hình 34-2). Bóc tách phía dưới màng xương để bộc lộ toàn bộ phức hợp gò má, bao gồm cung gò má, thành bên ổ mắt, và thành trước bên xương hàm trên (Hình 34-3). Đầu bám của mạc thái dương và vị trí bám của cơ cắn vẫn để nguyên vẹnnhằm cân bằng lực kéo giúp bảo toàn nguồn cấp máu cho xương gò má, ngoại trị tại vì trí xương cắt.
Cắt ở phía trước (gắn với xương hàm trên) và phía sau (gắn với xương thái dương) để di động toàn bộ phức hợp gò má (Hình 34-4 và 34-5). Cắt phía trước gò má bắt đầu tại vị trí lõm hàm trên, cách điểm trung gian phần dưới đường khớp xương gò má – hàm trên khoảng 5 – 8 mm, cắt về phía trên, và tận ở gần đường khớp xương trán – xương gò má, bảo tồn được vành bên ổ mắt. Dùng cưa xương để cắt, trong quá trình đó mô mềm sẽ được bảo vệ bằng một y cụ nâng (Hình 34-6). Cắt phía sau gò má ngay trước mỏm gò má xương thái dương. Vết cắt xiên từ sau ra trước bằng dụng cụ cưa nhỏ (Hình 34-7). Sau khi phần xương gò má có thể di động được hoàn toàn (Hình 34-8), nó có thể được tái định vị vào giữa (Hình 34-9), lên trên (Hình 34-10), và/hoăc ra sau (Hình 34-11) theo kế hoạch, sau đó phần xương được bất động bằng dây nối hoặc dĩa, đinh vít (Hình 34-12 và 34-13).
Trước khi đóng vạt da, ống dẫn lưu kín được đặt đến mặt ngoài mạc xương sọ. Nó có vai trò quan trọng để rửa sạch bụi xương. Lớp cân được khâu bằng mũi đơn và dùng chỉ 3-0 Vicryl, da được nối lại bằng ghim phẫu thuật. Phẫu thuật biên cần nhớ rằng để ngừa rụng tóc, mô dưới da không nên khâu trong suốt quá trình đóng vết mổ da đầu. Vết mổ sau tai được đóng theo hai lớp, dùng chỉ tự tiêu 6-0 cho mô dưới da và chỉ không tan 6-0 với mũi khâu đơn cho lớp da. Nếu cầm máu tốt, không cần thiết truyền máu trong hầu hết các trường hợp. Bằng ép lưới nhựa hở phía trước để thấy được vùng mặt, mắt.
3. Giai đoạn hậu phẫu
Kháng sinh dự phòng được chỉ định sử dụng trong 5 ngày. Băng ép và ống dẫn lưu sẽ được rút bỏ trong vòng 48 giờ hậu phẫu. Phù nề và xuất huyết mô liên kết có thể tiếp tục xảy ra trong vài tuần, và nên khẳng định lại với bệnh nhân rằng tình trạng này là bình thường. Bệnh nhân có thể gội đầu vào ngày thứ ba sau cuộc mổ. Vết may sau tai và đinh ghim có thể cắt sau 7 – 10 ngày.
4. Biến chứng
Kĩ thuật thu nhỏ xương gò má cũng có những thiếu sót. Bệnh nhân cần nhập viện và gây mê toàn thân. Cẩn thận tránh phạm phải các dây thần kinh vùng mặt trong quá trình phẫu thuật. Những biến chứng có thể gặp gồm bất cân xứng, thu gọn chưa đủ, vết sẹo trên da đầu rộng, máu tụ, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh vùng mặt, những biến chứng này hoàn toàn có thê tránh bằng cách lê kế hoạch tiền phẫu và bám sát chặt chẽ những nguyên tắc cũng như kĩ thuật phẫu thuật căn bản.
5. Cẩn trọng
Khi bệnh nhân có góc hàm dưới bạnh ra hoặc khuôn mặt vuông, việc phẫu thuật thu gọn xương gò má có thể làm nổi bật thêm đường nét nam tính của xương hàm dưới. Trong trường hợp như vậy, thu gọn xương gò má không được khuyến cáo trừ khi có kế hoạch gọt góc xương hàm cũng lúc. Bệnh nhân nên cẩn thận với khả năng bất cân xứng gò má sau phẫu thuật. Xoang hàm có thể hở trong suốt khâu cắt xương gò má, tuy nhiên điều này không gây ra những vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm xoang hoặc chảy máu. Lo sợ gây tổn thương ổ mắt và thành phần bên trong đó có thể khiến phẫu thuật viên chọn đường cắt xương gò má cách quá xa về phía hai bên. Việc này sẽ khiến sai lệch và biến dạng vùng trước gò má có thể sờ được. Lưỡi cưa nên đặt theo trục phù hợp và không bao giờ nên hướng vào phía ổ mắt hoặc cắt bất cứ cấu trúc quan trọng nào.
6. Case study
Selected case studies are illustrat- ed in Figure 34-14.
7. Tài liệu tham khảo
1. Brennan HG: Augmenta- tion malarplasty, Arch Otolaryngol Head Neck Surg 108:441, 1982.
2. Powell NB, Riley RW, Laub DR: A new approach to evaluation and surgery of the malar complex, Ann Plast Surg 20:206, 1988.
3. Baek SM, Chung YD, Kim SS: Reduction malarplasty, Plast Reconst Surg 88:53-61, 1991.
4. Baek SM, Baek RM: Prob- lems in aesthetic contouring of the facial skeleton in Orientals, Prob Plast Recon Surg 1:667-682, 1991.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề