Bài viết Phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z theo phương pháp Park được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
1. Tại sao cần phẫu thuật khóe mắt trong?
Cũng như mắt một mí, nếp khóe mắt trong (nếp quạt, nếp chân vịt) là một đặc điểm của người Đông Á. Vùng khóe mắt trong là một điểm giải phẫu phân biệt, dựa trên sự xuất hiện của nếp khóe mắt trong. Mi mắt không có nếp gấp khóe trong được xếp Type I. Trong type II, nếp gấp khóe trong che phủ một phần hồ lệ, và nếp gấp tận cùng tại rìa hồ lệ. Trong type III, hồ lệ hầu như bị che phủ bởi nếp gấp khóe trong, và nếp vòng ra phía ngoài để hòa vào mi mắt dưới. Type IV là một tình trạng phì đại hiếm gặp do nếp gấp khóe trong đảo ngược (hình 11- 1). Type II và III thường gặp nhất trong phẫu thuật mí mắt người châu Á (hình 11-2).
Phẫu thuật khóe mắt trong làm nâng cao kết quả thẩm mĩ của phẫu thuật mắt hai mí bằng cách kéo dài khe mi, từ đó tạo ra hình ảnh mắt to và rộng hơn. Một nếp dài song song từ gốc mũi cho đến tận khóe mắt ngoài sẽ đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho mắt. Nó cũng giúp ngăn thay đổi không như ý ở vùng khóe mắt trong do phẫu thuật mắt hai mí gây ra. Nếp gấp khóe trong cong mượt mà từ khóe mắt trong cho đến hết phần còn lại của mi mắt. Do lớp da mi trước sụn mi trên được vẽ cao hơn sau phẫu thuật mắt hai mí, phần da của khóe mắt trong sẽ bị kéo căng hơn. Việc kéo căng theo chiều đứng của nếp gấp khóe trong bình thường khi nghỉ sẽ tạo nên một chóp da nhọn tương tự như hình ảnh trong chấn thương (hình 11-3). Khe mi khi đó sẽ tạo thành một đôi mắt tròn có dàng vẻ phần nào gây giật mình (hình 11-4).
2. Tại sao cần phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z?
Nhiều phẫu thuật viên lưỡng lự thực hiện phẫu thuật khóe mắt trong do e ngại tạo sẹo rõ vùng khéo mắt trong. Thậm chí một vết sẹo tối thiểu cũng không được chấp nhận ở vùng này. Vấn đề đi kèm với các loại phẫu thuật khóe mắt trong đa dạng đa dạng bao gồm phức hợp đường rạch kéo dài qua da mí mắt và sức căng ngang qua đường khâu do co kéo mô để kéo vạt. Mục đích các kiểu phẫu thuật khóe mắt trong cổ điển của các tác giả châu Âu là nhằm sửa chữa phì đại bẩm sinh hay do tổn thương mà trong những trường hợp đó, sẹo tối thiểu không gây chú ý quá mức. Vẻ đẹp trong phương pháp phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z đó là, đường rạch sẽ nằm trong màng da mỏng mí mắt, đường rạch có thể dung hòa tốt với đường rạch của phẫu thuật mắt hai mí, và kĩ thuật này tạo đường khâu không căng. Kiểu phẫu thuật này dựa trên các mốc cố định, rõ ràng và các điểm tham chiếu, như là rìa trong hồ lệ, đường rạch phẫu thuật mắt hai mí, và điểm hợp nhất giữa nếp gấp khóe trong và mi mắt dưới.
3. Tư vấn
Dù nghe rất qui tắc, nhưng việc thực hiện kĩ thuật này cũng rất nhạy cảm. Lợi ích của một đôi mắt to rộng mở với nếp gấp hai mí song song, dài và đẹp so với nguy cơ nguy cơ tạo vết ửng đỏ và sẹo thấy rõ nên được bàn luận tổng thể. Mặc dù qui trình này để lại sẹo tối thiểu khi thực hiện đúng theo các bước, nhưng một số bệnh nhân vẫn không thể chấp nhận vết sẹo dù là nhỏ nhất.
4. Đánh dấu
Trong đa số các ca, phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z được thực hiện kèm với phẫu thuật tạo mắt hai mí. Trong một số lượng ca ít hơn, phẫu thuật này chỉ dành cho bệnh nhân vừa thực hiện tạo mắt hai mí mà chưa chỉnh khóe mắt trong. Dùng bút đánh dấu đầu nhỏ để đánh dấu khi bệnh nhân ngồi nhìn thẳng. Đánh dấu đầu tiên lên trên bề mặt nếp gấp khóe trong. Đánh dấu một điểm bề mặt đại diện cho điểm nằm trong nhất của hồ lệ (hình 11-5). Điểm này được xem là A. Điểm B là điểm hội tụ của nếp gấp khóe trong với mi mắt dưới (hình 11- 6, A). Điểm này khá khác biệt trên hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khó xác định được điểm hội tụ này. Phẫu thuật viên khi đó phải xác định điểm mà tại đó, vạt da sẽ được đóng mà không bị căng, đồng thời nằm cạnh hồ lệ. Điểm D là điểm tận trong của hồ lệ (hình 11-6, B). Khi nhìn từ trước qua lớp nếp gấp khóe trong trong suốt, A và D trở thành một điểm. Do đó đường A-B và D-B phải có cùng độ dài và trùng nhau khi nhìn từ trước. Khi nâng vạt ABD, đường rạch A-B và D-B sẽ đóng mà không bị căng (hình 11-6, C và D). Điểm E nằm trên đường kẻ được vẽ dành cho phẫu thuật mắt hai mí. Đường kẻ này đi song song với bờ sụn mi. Khi mắt bệnh nhân nhìn thẳng, vệc đánh dấu cho phẫu thuật mắt hai mí sẽ kéo dài về phía góc trong, hướng về điểm A. Đường kẻ có xu hướng tiệm cận bờ sụn mi. Kế đó, đường kẻ thứ hai là sự tiếp tục ở góc trong của đường rạch mắt hai mí. Lúc này, đường kẻ đi song song với bờ sụn mi. Sau đó vẽ đường kẻ ngang từ điểm A hoặc gập góc hướng lên phía trên-trong để gặp đường phía trên. Điểm bắt chéo sẽ là điểm C. Tại điểm E, hai đường rẽ ra từ đường rạch chính cho mắt hai mí, để gặp lần lượt hai điểm A và C. Trong phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z cải tiến (hình 7-8, A và B), đường gập A-C sẽ mang điểm C lại gần với mi mắt và dường như đạt được tính song song tốt hơn. Đường A-C có thể khoảng 45 độ so với trục ngang. Một vấn đề bàn cãi đó là xác định điểm A ở một vị trí bảo tồn hơn phía ngoài, gần với mắt hơn với mũi. Khi đặt điểm A về phía trong nhiều hơn so với điểm D, điểm A phải được kéo ra ngoài để gặp điểm D trong lúc khâu, từ đó tạo nên sức căng lên vết khâu và gây sẹo dày hơn.
5.Gây mê
Tiêm thuốc tê khu trú sau khi đánh dấu sẽ tránh được méo lệch. Tránh gây ướt vết đánh dấu đường rạch vì dung dịch thuốc sẽ làm nhòa hoặc xóa đường kẻ. Nếu bị xóa đường kẻ, phẫu thuật viên được quyền không thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật mà không có thiết kế chính xác sẽ đảm bảo khâu đóng có lực căng và sẹo dày. Tiêm gây tê vào sâu, tới bề mặt của dây chằng khóe mắt trong. Đây là khu vực mà bệnh nhân thường cảm thấy đau nếu không đủ thuốc tiêm.
6. Phẫu thuật
Thực hiện đường rạch phẫu thuật khéo mắt trong chữ Z trước khi rạch da phẫu thuật mắt hai mí, bởi vì nó yêu cầu tính chính xác ở khu vực nhỏ và dễ chú ý này. Da của vòng tam giác ECA được rạch và loại bỏ (hình 11-6, C và hình 11- 9, A đến E). Kế đó, vạt ABD được nâng lên (hình 11-6, D). Vạt này thực sự bắt đầu tại điểm E như vạt khóe trong EABD. Đường rạch D-B nên giữ thẳng. Dao phẫu thuật Bard-Parker #15 được dùng trong tư thế lưỡi dao hướng lên, về phía phẫu thuật viên. Đầu dao chạm vào khóe mắt trong ngay trên kết mạc. Trong khi người phụ mổ kéo và làm phẳng nếp gấp khóe trong bằng tay, phẫu thuật viên sẽ ấn dao nhẹ nhàng nhưng có lực theo đường D-B (hình 11-9, F). Nếu phẫu thuật viên không cẩn thận, đường rạch sẽ cong ra phía ngoài về phía mi mắt dưới. Điều này tạo nên một khoảng trống khi khâu giữa các đường A-B và D-B, gây lực căng ngang qua đường khâu. Kế tiếp, đường rạch EAB sẽ đi xuống tới khóe mắt trong. Dùng forceps không gây tổn thương để kẹp chặt và nâng vạt EABD lên. Phần dính còn lại của vạt với dây chằng khóe mắt trong được cắt bằng dao, bằng động tác nhấn và xén trên bề mặt dây chằng. Phẫu thuật viên sẽ cảm thấy vạt được tách khỏi dây chằng (hình 11-9, G). Kéo cắt gân bén được dùng cho mục đích này. Đây là một trong những việc quan trọng trong phẫu thuật này, vì cần đảm bảo có một vạt tự do xoay và khâu. Một khi đã hoàn tất bước này, vạt xoay sẽ được trám vào vùng tam giác ECA; vạt hoàn toàn không hở miệng vết mổ (hình 11- 9, H). Điều này tố đa hóa sự lành thương của đường E-C, một trong những đường rạch nhạy cảm nhất. do bởi vạt da không bị căng, nên không cần thiết khâu cố định sâu. Nếu phẫu thuật viên muốn một nếp gấp khóe trong khác biệt hơn, thì khoét sâu đường E-C, và khâu neo giữa vạt xoay EAB và mô mềm sâu cạnh mũi, bên dưới đường rạch E-C. Khâu chỉ nylon 6-0 hay 7-0 bằng mối khâu vùi. Cố gắng ngăn ngừa khâu nông; nếu không sẽ gây ửng đỏ kéo dài và thậm chí tạo u hạt. Nếu nếp gấp khóe trong quá lớn, bờ của vạt EAB có thể được tỉa bảo tồn. Tuy nhiên, trong đa số các ca lại không cần thiết. Góc EAC khoảng 135 độ so với đường A-C nằm ngang trong phẫu thuật khóe mắt trong chữ Z nguyên thủy, và khoảng 90 độ trong kĩ thuật phẫu thuật cải tiến. Đường rạch A-B và D-B nên được căn chỉnh để khâu đóng không bị căng. Lúc này, khâu giữa hai điểm D và A là một thách thức kĩ thuật. Nếu khâu không dễ hay kim khâu cắt qua dây chằng, khi đó đường khâu sẽ có thể xuyên qua da mi mắt gần với điểm D và A (hình 11- 9, I). Bệnh nhân có nhiều mỡ thừa vùng khóe trong, thì giảm mỡ bên dưới đường rạch A-B là cần thiết để giữ độ mỏng cho đường D-B, do có rất ít mô mềm tại điểm D. Ngoài ra, còn một bước cần làm ở vị trí khâu đóng. Da được đóng bằng chỉ gut tan nhanh 6-0. Hai kĩ thuật phẫu thuật nguyên thủy và cải tiến cần kĩ thuật khâu riêng biệt (hình 11-10). Có thể tỉa vạt EAC ở giai đoạn sau bằng tay không, như là một cách thay thế (hình 11-11). Vấn đề tạo sẹo trong phẫu thuật khóe mắt trong là điều gây tranh luận. những nguyên nhân thường gặp gây sẹo khó chấp nhận, đó là đường khâu bị lực căng (hình 11- 12) và thiết kế không đúng (hình 11-13). Đặt đúng điểm A và tách vạt hoàn toàn tại D là 2 bước quan trọng trong quá trình phẫu thuật. Nỗ lực cắt bảo tồn vùng tam giác EAC là một phương pháp quan trọng để tránh tạo sẹo.
7. Chăm sóc hậu phẫu
Không cần thiết chăm sóc hỗ trợ sau phẫu thuật.
8. Hồi phục
Tiêm triamcinolone aceton- ide sẽ giảm ửng đỏ và sẹo dày.
9. Ca lâm sàng
Hình 11-14 đến 11-17.
10. Tài liệu tham khảo
- Park JI: Z-epicanthoplasty in Asian eyelids, Plast ReconstrSurg 98:602,
- Park JI: Modified Z-epi- canthoplasty in the Asian eyelid, Arch Facial Plast Surg 2:43,
- Yoo WM, Park SH, Kwag DR: Root Z-epicanthoplasty in Asian eyelids, Plast Reconstr Surg 109:2067, 2002.
- Park JI: Root Z-epican- thoplasty in Asian eyelids. In cor- respondence and brief commu- nications, Plast Reconstr Surg 111:2477,2003.
Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề