Phẫu thuật mí mắt châu Á – Phương pháp khâu đơn

Phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á: Phương pháp khâu đơn
Phương pháp phẫu thuật mí mắt châu Á: Phương pháp khâu đơn
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Phẫu thuật mí mắt châu Á – Phương pháp khâu đơn được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Những năm gần đây, bệnh nhân và phẫu thuật viên ưa chuộng phương pháp khâu vùi vì khoảng thời gian lành ngắn và không để lại sẹo. Khi tác giả bắt đầu sử dụng phương pháp khâu mũi đơn vào năm 1988, thời gian lành lâu và sưng phù kéo dài khoảng 3 tuần. Kể từ đó, những tiến bộ lớn đã ra đời. Quy trình đơn giản hóa, sưng phù và chảy máu dưới da đã giảm đáng kể. %ác phương pháp khâu vùi gần đây đã áp dụng nhiều cải tiến giúp giảm đáng kể tỷ lệ mất cấu trúc mắt hai mí. %ó ba phương pháp khâu đơn khác nhau hiện hành.

1. Phương pháp khâu đơn (Phương pháp trang điểm mắt)

1.1. Khâu nối qua da

Xem hình 2-1.

Hình 2-1 So sánh phương pháp nối da – cơ nâng và phương pháp nối da-sụn mi.
Hình 2-1
So sánh phương pháp nối
da – cơ nâng và phương pháp nối da-sụn mi.
  • Phương pháp khâu nối da – cơ nâng mi: Cơ nâng mi và cơ

Tác giả muốn gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Hiko Hyakusoku của Trường Y khoa Nippon cho lời khuyên có giá trị của ông, và tới ông #kio Kakinuma cho hình ảnh và minh họa trong chương này.

Müller được khâu nối vào vùng da ở bờ trên sụn mi. Kỹ thuật khâu treo là phương pháp tiêu biểu nhất.

  • Phương pháp khâu nối da-sụn mi

Phương pháp này đơn giản và điểm cố định phù hợp. Những hạn chế có thể xảy ra bao gồm nguy cơ loét giác mạc, ảnh hưởng đến dòng máu mao mạch dưới kết mạc và biến dạng sụn

1.2. Khâu nối qua kết mạc

Phương pháp này là khó khăn và đòi hỏi kinh nghiệm đáng kể. Và cũng khó để loại bỏ chỉ khâu về sau. Hiện tại, tác giả sử dụng phương pháp khâu nối da – cơ nâng mi. Thuật ngữ “phương pháp trang điểm mắt” được Cameron sử dụng bởi vì phương pháp này gây rất ít sưng phù, mà bệnh nhân cảm thấy như thể chỉ vừa mới trang điểm mắt.

2. Phương pháp khâu đơn loại bỏ mỡ hốc mắt (Phương pháp tạo hình mắt)

Mỡ bên trong và bên ngoài hốc mắt được loại bỏ thông qua một lỗ nhỏ ở rìa ngoài, đã được  chuẩn bị để đưa chỉ khâu vào và thực hiện phương pháp khâu vùi sau đó. Phương pháp này không gây sẹo hoặc phải cắt chỉ vết thương.

3. Phương pháp khâu nối góc ngoài

Đây là kỹ thuật khâu vùi dành cho bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi. Tác giả sử dụng kỹ thuật cắt da lượng nhiều ở bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi, đồng thời sử dụng kỹ thuật khâu vùi để tối thiểu hóa việc tạo sẹo và rút ngắn thời gian lành.

4. Lựa chọn bệnh nhân

4.1. Kỹ thuật khâu đơn

Kỹ thuật khâu đơn là phương pháp được lựa chọn cho gần như tất cả các ca phẫu thuật ban đầu.

Phương pháp khâu nối bên phù hợp cho bệnh nhân từ trung niên trở lên, hoặc bệnh nhân lớn tuổi yêu cầu phương pháp khâu vùi và người bị chảy xệ da vùng bên.

4.2. Kỹ thuật khâu đơn loại bỏ mỡ hốc mắt

Kỹ thuật khâu đơn loại bỏ mỡ hốc mắt phù hợp với bệnh nhân ở lứa tuổi nửa sau từ 20 tuổi trở đi và có mí mắt trên đầy đặn. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân trẻ hơn. Tác giả không loại bỏ phần mỡ ở những cá nhân có xu hướng nhướn mày khi mở mắt. Những cá nhân này có xu hướng tạo nên mắt trũng khi loại bỏ mỡ hốc mắt.

4.3. Phương pháp khâu nối góc ngoài

Phương pháp khâu nối bên phù hợp cho bệnh nhân từ trung niên trở lên, hoặc bệnh nhân lớn tuổi yêu cầu phương pháp khâu vùi và người bị chảy xệ da vùng bên.

5. Tư vấn

Những ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật khâu đơn, kỹ thuật rạch bán phần, kỹ thuật rạch toàn phần và sự kết hợp các kỹ thuật này cùng với việc loại bỏ mỡ hốc mắt, nên được thảo luận kỹ với bệnh nhân. Ưu điểm của phương pháp khâu đơn là thời gian lành ngắn (dưới 1 tuần) và có khả năng đảo ngược hoặc điều chỉnh lại mắt hai mí. Phẫu thuật viên sẽ ức chế hoạt động cơ nâng trán bằng cách nhấn vào vùng chân mày khi bệnh nhân nhắm mắt, và sau đó yêu cầu bệnh nhân mở mắt; biện pháp này giúp đánh giá chuyển động của cơ nâng mi và sự đối xứng của khe mi mắt (Hình 2-2). Bênh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ mất sự cân xứng, dù cho đã đánh giá hậu phẫu chính xác, bởi vì đặc điểm khác nhau khi nhướn mày sẽ gây mất đối xứng hậu phẫu. Mắt hai mí có thể nhìn to hơn một bên mắt cùng độ trệch lớn hơn của lông mày. Những thay đổi hậu phẫu về kích thước khe mi mắt, phù mi mắt, vết lõm, và dày nấp gấp mí đôi nên được bàn bạc với bệnh nhân.

Hình 2-2 Kiểm tra Nhắm/Mở: Sự khác biệt về khe mi giữa hai mắt được kiểm tra bằng cách mở mắt trong khi nhấn lông mày để triệt tiêu tác dụng của cơ trán.
Hình 2-2
Kiểm tra Nhắm/Mở: Sự khác biệt về
khe mi giữa hai mắt được kiểm tra bằng cách mở mắt trong khi nhấn lông mày để triệt tiêu tác dụng của cơ trán.

Tình trạng sụp mi nên được đề cập để bệnh nhân biết rằng kiểu hình “mắt buồn ngủ” xuất hiện không phải là kết quả của phẫu thuật.

Do việc sử dụng kính áp tròng có liên quan đến mất mắt hai mí sau phẫu thuật, bệnh nhân nên được khuyên đeo mắt kính tròng trong suốt thời gian hậu phẫu.

Nếu khe mi mắt không đối xứng hoặc xuất hiện nếp gấp quạt, bệnh nhân cần được thông báo về những thay đổi hậu phẫu ở các khu vực này.

6. Chăm sóc tiền phẫu

Viêm da tiếp xúc phổ biến ở những bệnh nhân sử dụng keo hoặc băng mắt để tạo ra một đôi mắt hai mí. Ở những bệnh nhân này, 1 tuần điều trị thuốc mỡ ste- roid được khuyến cáo để loại bỏ bất kỳ tình trạng viêm nào trước phẫu thuật.

7. Đánh dấu

7.1. Kỹ thuật khâu đơn và Kỹ thuật khâu đơn với loại bỏ mỡ hốc mắt

Xem hình 2-3 và 2-4 minh họa về các kỹ thuật này. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, mở mắt.

Hình 2-3 Trước đây, tác giả đã sử dụng kỹ thuật khâu 2 điểm. Hình này minh họa quy trình khâu đơn hiện tại của tác giả.
Hình 2-3
Trước đây, tác giả đã sử dụng kỹ thuật khâu 2 điểm. Hình này minh họa
quy trình khâu đơn hiện tại của tác giả.
Hình 2-4 Rút mỡ từ trong và bên ngoài thông qua vết rạch bên.
Hình 2-4
Rút mỡ từ trong và bên ngoài thông
qua vết rạch bên.

Bộc lộ khóe mắt trong bằng cách kéo nếp gấp quạt ra. Căn chỉnh các chỉ số nhãn khoa của khóe mắt trong; đồng tử phải được căn chỉnh tại điểm trung tâm (0). Sử dụng chỉ số đo lường nhãn khoa, vẽ đường thẳng đứng ở mí mắt trên, đi qua tâm điểm đồng tử (Hình 2-5). Tiếp theo, yêu cầu bệnh nhân nhẹ nhàng nhắm mắt lại và vẽ các đường thẳng đứng 4 mm ở phía trong và 2 mm ở phía ngoài tính từ trung tâm (0) bằng bút vẽ cực mịn gốc dầu (0,05 mm) (Hình 2-6 ). Đánh dấu một điểm tại mí mắt trên dựa theo vị trí dự kiến tạo nếp gấp mí đôi (Hình 2-7). Khi mắt bệnh nhân nhắm, đặt đầu cong (góc 90 độ, khoảng 1 – 1,5 cm so với đầu mũi nhọn) của đầu dò độ cong Browman #4-0 (0,65 mm) vào điểm được đánh dấu. Trong khi đầu của đầu dò được duy trì ở vị trí này, yêu cầu bệnh nhân mở mắt và sau đó nhìn xuống. Áp lực của đầu dò tạo thành một nếp nhăn; đánh dấu đường đi mà tại đó nếp nhăn đi qua các đường thẳng đứng (Hình 2-8). Sau khi đánh dấu, đo khoảng cách của các điểm trong và ngoài tính từ bờ lông mi và so sánh giữa hai mắt. Nhẹ nhàng kéo da mí mắt trên để đo (Hình 2-9). Đặt đầu của đầu dò vào các dấu da ở trong/ bên của cả hai mắt cùng một lúc, và yêu cầu bệnh nhân mở mắt để đánh giá sự đối xứng (Hình 2-10). Sau đó yêu cầu bệnh nhân nhìn vào gương và xác nhận các đường kẻ (Hình 2-11). Các đường kẻ có thể được di chuyển lên hoặc xuống tùy theo ý thích của bệnh nhân.

Hình 2-5 Đặt dụng cụ đo nhãn khoa trên khóe mắt trong, trong khi nếp gấp Mongo- lian được kéo bằng ngón tay.
Hình 2-5
Đặt dụng cụ đo nhãn khoa trên khóe
mắt trong, trong khi nếp gấp Mongo- lian được kéo bằng ngón tay.
Hình 2-6 Đánh dấu điểm trong và điểm bên.
Hình 2-6
Đánh dấu điểm trong và điểm bên.
Hình 2-7 Đánh dấu rìa của mí trên.
Hình 2-7
Đánh dấu rìa của mí trên.
Hình 2-8 Đánh dấu đường kẻ đi qua dấu đầu tiên và nếp nhăn từ đầu của đầu dò lệ đạo $owman.
Hình 2-8
Đánh dấu đường kẻ đi qua dấu đầu
tiên và nếp nhăn từ đầu của đầu dò lệ đạo Bowman.
Hình 2-9 Đo điểm bên trong và bên ngoài bằng thước cặp calipers để xác nhận không có sự khác biệt giữa 2 mắt trái - phải.
Hình 2-9
Đo điểm bên trong và bên ngoài bằng
thước cặp calipers để xác nhận không có sự khác biệt giữa 2 mắt trái – phải.
Hình 2-10 Đặt các đầu của đầu dò lệ đạo $owman vào các điểm bên trong và bên ngoài (đặt bên trái và bên phải cùng một lúc) và mở mắt để xem các đường kẻ mắt hai mí.
Hình 2-10
Đặt các đầu của đầu dò lệ đạo $owman vào các điểm bên trong và bên ngoài
(đặt bên trái và bên phải cùng một lúc) và mở mắt để xem các đường kẻ mắt hai mí.
Hình 2-11 Cho bệnh nhân ngồi dậy và kiểm tra bằng gương.
Hình 2-11 Cho bệnh nhân ngồi dậy và kiểm tra bằng gương.

7.2. Phương pháp khâu nối góc ngoài

Xem hình 2-12 minh họa cho kỹ thuật này. Vẽ một đường thẳng đứng 8 mm nằm phía ngoài, tính từ đường trung tâm (0) bằng bút vẽ cực mịn. Khi mắt bệnh nhân mở, đánh dấu lề dưới của mí mắt trên bị xệ. Tiếp theo, yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt lại, và đè điểm đã đánh dấu bằng đầu của que thông lệ đạo Browman. Hành động này tạo thành một đường nhăn vắt ngang. Đánh dấu điểm đi qua tâm và phía ngoài đường thẳng đứng. Sau đó đánh dấu một điểm bên ngoài mới cao hơn khoảng 3 mm so với điểmban đầu được cắt bởi đường nhăn. Vẽ một đường thẳng giữa điểm mới và tâm (0). Lặp lại quá trình này cho mắt còn lại. Điều đặc biệt khó khăn và tốn thời gian để tìm ra đường kẻ lý tưởng ở những bệnh nhân lớn tuổi bị thừa da và nếp chân chim. Sau khi xác định vị trí của đường kẻ mắt hai mí, đặt bệnh nhân ở tư thế thẳng đứng. Tiếp theo, kiểm tra các đường kẻ và cho bệnh nhân kiểm tra chúng bằng gương. Các đường kẻ có thể được di chuyển lên hoặc xuống nếu cần thiết.

Hình 2-12 Sơ đồ hiển thị các phương pháp thiết kế. Điểm màu hồng là chỉ số chiều rộng tự nhiên. “Mắt mở” cho thấy một điểm ở rìa mí trên; “mắt nhắm” cho thấy điểm giống nhau trên da mí mắt như trên “mắt mở”.
Hình 2-12
Sơ đồ hiển thị các phương pháp thiết kế. Điểm màu hồng là chỉ số chiều rộng
tự nhiên. “Mắt mở” cho thấy một điểm ở rìa mí trên; “mắt nhắm” cho thấy điểm giống nhau trên da mí mắt như trên “mắt mở”.

8. Vô cảm

Sử dụng thuốc tê nhỏ mắt (0,4% oxybuprocaine hydrochlo- ride) (Hình 2-13). Sử dụng kim 32), 1/2  inch   để tiêm  hỗn hợp 1% capocaine hydrochloride với dung dịch epinephrine 1:100.000 được đệm bằng natri bicarbon- ate theo tỷ lệ 3: 7. Sau đó tiêm 0,2 ml dung dịch trên bằng ống tiêm 1 ml dùng một lần. Lật sụn mi lên phía trên và đặt tấm che giác mạc dưới bờ trên của sụn mi lật ngược. Tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê vào kết mạc bờ trên của sụn mi và lá chắn giác mạc, cho đến khi tạo một nốt phồng (Hình 2-14). Tán đều thuốc tê bằng cách bóp nhẹ kết mạc với phần đầu của tấm che giác mạc hướng lên và đè xuống trên sụn mi (Hình 2-15). Cẩn thận không đẩy nhãn cầu bằng lá chắn giác điều này sẽ gây ra phản xạ mắt – tim4. Để làm phồng da mí mắt, tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào lớp mô nông dưới da. Sau đó véo da để tản đều dung dịch thuốc tê (Hình 2-16 và 2-17). &ưới 0,1 ml thuốc tê là đủ cho cả tiêm dưới da và kết mạc ở một mắt. Nên hạn chế tổng lượng thuốc gây mê cho cả hai mắt dưới 0,2 ml để ngăn ngừa chảy máu sau phẫu thuật và gây căng da, kết mạc quá mức.

Hình 2-17 Véo da để tán đều gây tê.
Hình 2-17
Véo da để tán đều gây tê.

9. Dụng cụ

9.1. Dụng cụ đánh dấu

    1. Dụng cụ đo nhãn khoa, dụng cụ đo trang điểm mắt.
    2. Que thông lệ đạo 2 đầu Browman: # 04 đến # 05 (đường kính: 0,65 đến 0,70 mm)
    3. Bút cảm ứng gốc dầu, siêu mịn (0,05 mm)
    4. Thước cặp

Xem Hình 2-18 để biết ví dụ về dụng cụ đánh dấu.

Hình 2-18 Dụng cụ đánh dấu.
Hình 2-18
Dụng cụ đánh dấu.

9.2. Dụng cụ hoạt động

    1. Chỉ khâu (80 mcm [0,08 mm] thông dụng) gắn kèm kim dùng một lần (đường kính kim 0,45 mm, dài 19 mm, 3/8 vòng): Kim được làm bằng một lớp phủ silicon đặc biệt, đi trơn tru và lý tưởng để giảm tổn thương mô.
    2. Giá đỡ kim có chèn cac- bua vonfram (12,5 cm)
    3. Tấm bảo vệ giác mạc) (9cm)
    4. Chuôi dao Bard-Parker
    5. Lưỡi dao  phẫu thuật không rỉ (# 11)
    6. Que thông lệ đạo 2 đầu Browman (# 5 đến # 6, đường kính: 1,50 đến 1,60 mm)
    7. Kéo cong, đầu nhọn (9,5cm)
    8. Ống tiêm dùng một lần (1ml)
    9. Kim tiêm dùng một lần (32-inch bằng 1/2 inch)
    10. Kẹp Geneva (# 0, 12 cm)
    11. Dung dịch sát khuẩn (chlorhexidine gluconate 0,02%), với 3 gói bông vô trùng
    12. Miếng vô trùng (bông gạc): vài miếng
    13. Quả bóng bông vô trùng nhỏ để tẩy vết bẩn
    14. Nước muối
    15. Khác: Máy hút cong Xem hình 2-19 để biết ví dụ về dụng cụ phẫu thuật.

      Hình 2-19 Dụng cụ phẫu thuật.
      Hình 2-19
      Dụng cụ phẫu thuật.

10. Quy trình

10.1. Kỹ thuật khâu đơn

Xem hình 2-20 minh họa kỹ thuật này.

Hình 2-20 Quy trình khâu mũi đơn: bước 1 đến 5.
Hình 2-20
Quy trình khâu mũi đơn: bước 1 đến 5.
  1. Tạo các vết rạch từ 1 – 2 mm tại các vết đánh dấu da ở giữa và bên với lưỡi dao $ard Parker #11 với cạnh sắc hướng lên trên (Hình 2-21). Cẩn thận không cắt cơ vòng mi. Véo mô da tại đường rạch bên với kẹp ) Geneva #0 và sử dụng kéo để cắt phần mô phình dưới da (Hình 2-22). Điều này giúp ngăn ngừa áp xe do khâu sau phẫu thuật và lõm da do chỉ khâu.
    Hình 2-22 Véo da của vị trí vết mổ phía ngoài, và cắt phần mô nhô ra.
    Hình 2-22
    Véo da của vị trí vết mổ phía ngoài,
    và cắt phần mô nhô ra.

    Hình 2-21 Tạo một vết rạch da từ 1 đến 2mm tại điểm trong và điểm ngoài đã đánh dấu bằng lưỡi dao $ard Parker # 11. %ác cạnh sắc của lưỡi dao phải hướng lên trên.
    Hình 2-21
    Tạo một vết rạch da từ 1 đến
    2mm tại điểm trong và điểm ngoài đã đánh dấu bằng lưỡi dao $ard Parker # 11. %ác cạnh sắc của lưỡi dao phải hướng lên trên.
  1. Lật mí mắt, chèn một lá chắn giác mạc, đưa kim theo chiều dọc theo lá chắn giác mạc, qua kết mạc vào phía rìa trên của sụn mi, và sau đó kéo cơ nâng mi xuống dưới để kéo căng cơ vào tấm bảo vệ giác mạc. Sụn mi được lật ngược trong khi cơ nâng mi được kéo căng. Đẩy kim qua da tại vị trí vết mổ bên ngoài (Hình 2-23 và 2-24). Điều này giúp tránh dính các mô khác trên kim.
    Hình 2-23 Tấm sụn mi được lật ngược về phía sau trong khi cơ nâng mi được kéo căng.
    Hình 2-23
    Tấm sụn mi được lật ngược về phía
    sau trong khi cơ nâng mi được kéo căng.

    Hình 2-24 Đẩy kim qua da ở vị trí vết mổ mặt ngoài.
    Hình 2-24
    Đẩy kim qua da ở vị trí vết mổ mặt
    ngoài.
  2. Lật mí mắt một lần nữa, đưa kim kép khác lại gần vị trí đâm kim trước đó và đưa kim 4 mm qua lớp dưới kết mạc (Hình 2-25). Kim thoát ra khỏi kết mạc ở phía góc Theo cách tương tự như trước, lật ngược mí mắt trong khi cơ nâng mi được giữ căng và đưa kim qua vị trí rạch da ở giữa (Hình 2-26).
    Hình 2-25 %hèn đầu kia của kim 2 đầu gần với vị trí nhập kim trước đó. Đi qua mặt phẳng mô dưới kết mạc khoảng 4 mm hướng về phái trong, và sau đó thoát khỏi kết mạc một lần nữa.
    Hình 2-25
    %hèn đầu kia của kim 2 đầu gần với
    vị trí nhập kim trước đó. Đi qua mặt phẳng mô dưới kết mạc khoảng 4 mm hướng về phái trong, và sau đó thoát khỏi kết mạc một lần nữa.

    Hình 2-26 A, Lật ngược mi mắt trong khi kéo căng cơ nâng mi, và B, đưa kim đi qua vết rạch phía góc trong trên da.
    Hình 2-26
    A, Lật ngược mi mắt trong khi kéo căng cơ nâng mi, và
    B, đưa kim đi qua vết rạch phía góc trong trên da.
  3. Đưa kim trở lại vị trí rạch da ở giữa. Đưa kim qua mô dưới da về phía bên của vết mổ, sau đó kéo kim ra qua vết rạch bên (Hình 2-27).

    Hình 2-27 Kim đi vào lại vết rạch góc trong và đi qua mô dưới da, hướng về vết rạch phía ngoài. Sau đó thoát ra ở vết rạch phía ngoài
    Hình 2-27
    Kim đi vào lại vết rạch góc trong và
    đi qua mô dưới da, hướng về vết rạch phía ngoài. Sau đó thoát ra ở vết rạch phía ngoài
  4. Đưa đầu dò lệ đạo #6 (1,60 mm) dưới đường khâu và buộc các nút trên đầu dò (Hình 2-28). %ần làm cho bốn nút thắt. Nút khâu thứ hai đặc biệt quan trọng vì nó quyết định độ kín. Nút khâu đầu tiên nên được khâu lỏng lẻo. Khi chỉ khâu được kéo xuống sau khi buộc nút, nó sẽ tạo thành một tam giác nhỏ với da ở đáy và nút ở đỉnh (Hình 2-29). Hình thành một tam giác cân cho thấy dây chằng quá lỏng lẻo. Khi dây chằng quá chặt, chỉ khâu không ra khỏi vị trí vết mổ khi nó được kéo.
    Hình 2-28 Đưa đầu dò lệ đạo số 6 (1,60 mm) nằm dưới đường khâu và buộc các nút trên đầu dò.
    Hình 2-28
    Đưa đầu dò lệ đạo số 6 (1,60 mm)
    nằm dưới đường khâu và buộc các nút trên đầu dò.

    Hình 2-29 Khi chỉ khâu được kéo lên sau buộc nút, nó sẽ tạo thành một hình tam giác nhỏ với da ở gốc và nút ở đỉnh.
    Hình 2-29
    Khi chỉ khâu được kéo lên sau
    buộc nút, nó sẽ tạo thành một hình tam giác nhỏ với da ở gốc và nút ở đỉnh.
  5. Đẩy các nút thắt và chôn sâu vào vết rạch da bằng kẹp Geneva #0.
  6. Tiến hành theo cách tương tự trên mắt khác.

Khi bác sĩ phẫu thuật thuận tay phải và hoạt động từ đỉnh đầu, việc truyền kim từ khía cạnh bên cho mắt phải và từ cạnh giữa cho mắt trái sẽ dễ dàng hơn (Hình 2-30 đến 2-33)

Hình 2-30
Hình 2-30
Hình 2-31
Hình 2-31
Hình 2-32 Một mí đôi hẹp về chiều rộng so với nếp gấp da tự nhiên sẽ cải thiện vẻ trầm buồn ở mí mắt trên, tương tự như rèm.
Hình 2-32
Một mí đôi hẹp về chiều rộng so với nếp gấp da tự nhiên sẽ cải thiện vẻ
trầm buồn ở mí mắt trên, tương tự như rèm.
Kỹ thuật khâu đơn, trước phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật.
Hình 2-33
Kỹ thuật khâu đơn, trước phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật.

11. Kỹ thuật khâu đơn với loại bỏ mỡ hốc mắt

  1. Ở rìa kết mạc, tiêm thuốc gây tê nhiều hơn so với lượng sử dụng trong phương pháp khâu vùi.
  2. Sau khi thực hiện các đường rạch và loại bỏ mô dưới da, yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt lại. Điều này buộc mỡ hốc mắt di chuyển kém hơn để loại bỏ dễ dàng hơn.
  3. Chụm cơ vòng phía trên so với vị trí vết mổ bằng kẹp ) Gene- va #0. $óp mô dưới da ra khỏi vị trí vết mổ và sử dụng kéo để cắt bỏ mô phồng. Tiếp tục loại bỏ mô sâu hơn và ở một góc nghiêng về phía lông mày hơn là đi hướng thẳng xuống dưới, khi sự bóc tách chạm đến khoang mỡ trước ổ mắt, mô mỡ bắt đầu thoát ra qua vị trí vết mổ. Một lượng lớn mô mỡ có thể được đẩy ra ngoài thông qua mas- sage và đè nén mí mắt trên (Hình 2-34).

    Hình 2-34 Một lượng lớn mô mỡ có thể được lấy ra thông qua massage và đè nén mí mắt trên.
    Hình 2-34
    Một lượng lớn mô mỡ có thể được lấy
    ra thông qua massage và đè nén mí mắt trên.
  4. Tiêm thuốc tê vào khoang mỡ để tăng áp lực bên trong và đẩy hết mỡ  (Hình  2-35).  Giải phóng nhiều mỡ hơn bằng cách tạo màng bao phủ chất béo (Hình 2-36 đến 2-38)
    Hình 2-35 Tiêm dung dịch thuốc tê vào khoang mỡ làm tăng áp lực bên trong và đẩy hết mỡ ra.
    Hình 2-35
    Tiêm dung dịch thuốc tê vào khoang
    mỡ làm tăng áp lực bên trong và đẩy hết mỡ ra.
    Hình 2-36 Khi màng bao mỡ bị rạch, mỡ sẽ được giải phóng nhiều hơn.
    Hình 2-36
    Khi màng bao mỡ bị rạch, mỡ sẽ được
    giải phóng nhiều hơn.
    Hình 2-37 Mỡ từ khoang ở góc trong.
    Hình 2-37
    Mỡ từ khoang ở góc trong.

    Hình 2-38 Mỡ từ khoang ở góc ngoài.
    Hình 2-38
    Mỡ từ khoang ở góc ngoài.
  5. Sử dụng dụng cụ cầm  máu Mosquito để kẹp gốc phần mỡ trồi ra ngoài, cắt bằng kéo và làm đông lại bằng dao điện (Hình 2-39 và 2-40). %ẩn thận không cho kẹp cầm máu Mosquito chạm vào da.
    Hình 2-39 Kẹp gốc phần mô mỡ trồi ra bằng kẹp cầm máu Mosquito, cắt bằng kéo và làm đông lại bằng dao điện.
    Hình 2-39
    Kẹp gốc phần mô mỡ trồi ra bằng kẹp
    cầm máu Mosquito, cắt bằng kéo và làm đông lại bằng dao điện.

    Hình 2-40 Mỡ hốc mắt được loại bỏ từ hai mắt.
    Hình 2-40
    Mỡ hốc mắt được loại bỏ từ hai
    mắt.
  6. Sau khi mô mỡ được loại bỏ, sử dụng một miếng dán thấm nước muối lạnh để làm mát các vị trí vết mổ. Sử dụng kỹ thuật tương tự trên mắt còn lại. Sau đó tiến hành kỹ thuật khâu đơn vùi (Hình 2-41).

    Hình 2-41 Kỹ thuật khâu vùi đơn: trước phẫu thuật và sau phẫu thuật
    Hình 2-41
    Kỹ thuật khâu vùi đơn: trước phẫu thuật và sau phẫu thuật

11.1. Phương pháp thắt bên

Quy trình này giống như phương pháp khâu vùi và kỹ thuật loại bỏ mỡ hốc mắt (Hình 2-42).

Hình 2-42 Phương pháp thắt nối góc ngoài: trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Hình 2-42
Phương pháp thắt nối góc ngoài: trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.

12. Chăm sóc hậu phẫu

Sau phẫu thuật, nâng cao đầu và sử dụng túi nước đá để làm mát mí mắt trong khoảng 30 phút. Khuyên người bệnh giữ mát vết thương trong 2 ngày. Bệnh nhân được phép tắm vào ngày hôm sau.

Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và các chế phẩm enzyme chống viêm được dùng trong 3 ngày. Bệnh nhân nên rửa mặt hai lần mỗi ngày và sau đó bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh vào vết thương. Khuyên người bệnh tránh sử dụng mỹ phẩm cho mí mắt trên ít nhất 3 ngày.

13. Hồi phục

Đôi mắt sẽ trông hơi sưng vào buổi sáng đầu tiên sau khi phẫu thuật và có thể duy trì như vậy trong 4 ngày. Khi chỉ khâu mất đi sức căng trong 3 tuần tiếp theo, đôi mắt bắt đầu trông tự nhiên hơn. Nhiều bệnh nhân bị tiết dịch đặc như keo ở mắt vào buổi sáng đầu tiên sau khi phẫu thuật. Ngay sau khi phẫu thuật, một cảm giác co kéo không tự nhiên xảy ra khi mở mắt. Cảm giác này thường giảm dần sau 1 tuần. Bầm tím có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đang có kinh nguyệt. Bầm tím cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân nín thở trong khi phẫu thuật; do đó, khuyên bệnh nhân thở bằng miệng và thư giãn mắt trong suốt quá trình.

Sưng sau phẫu thuật giảm dần trong khoảng thời gian khoảng 1 tháng.

14. Biến chứng

  1. Không đối xứng: Bệnh nhân có thể có một sự bất cân xứng giữa hai mắt từ trước đó. Điều quan trọng là phải nhận ra và đề cập đến sự khác biệt này trước khi phẫu thuật.
  2. Mất đường kẻ mắt hai mí: Điều này dường như xảy ra thường xuyên hơn ở cạnh bên cùng với việc nhổ lông mày quá mức. Một nguyên nhân có thể xảy ra là do kéo liên tục. Các lực bên ngoài mạnh có thể phá vỡ chỉ khâu trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật; điều này phổ biến hơn ở những bệnh nhân đeo kính áp tròng.
  3. Kích thích giác mạc: Một số bệnh nhân có thể phàn nàn rằng “Có thứ gì đó chạm vào mắt của tôi và nó làm tôi đau” hoặc “Tôi cảm thấy có gì đó ở trong mắt”. Sự kích ứng này xảy ra chỉ khâu lỏng và chạm vào giác mạc. Chỉ khâu phải được loại bỏ ngay lập tức.
  1. U nang hoặc tiếp xúc với chỉ khâu: trường hợp này rất hiếm và được gây ra bởi vùi nút khâu không đủ trong khi phẫu thuật. Khi kim đi xuyên qua vết rạch da, nó có thể đi qua rìa của vết mổ, dính một mảnh biểu bì trên Nó cũng có thể xảy ra khi dây chằng quá lỏng lẻo. Nguyên nhân có thể là do sử dụng mỹ phẩm sớm ở mí mắt trên hoặc thành phần mỹ phẩm hoặc bụi bẩn tại các vị trí vết mổ. Loại bỏ chỉ khâu sẽ giải quyết vấn đề. Nếu đường kẻ mắt hai mí biến mất, đường khâu cần phải được làm lại.

15. Tài liệu tham khảo

  1. Mauro T: Essentials of ophthalmology, ed 7 (rev.), Tokyo, 2000, Ishiyaku, pp 98, 282.
  2. Miyake I, Tange I, Hiraga Y: MRI finding of the upper eyelid and the relationship with single and double eyelid formation, Aesth Plast Surg 18:183-187, 1994.
  3. Miyake I, Hiraga Y: Knack and point of cosmetic surgery. The dissection of an eyelid necessary for cosmetic surgery, /ap J Plast Recon- str Surg 38:65-71, 1995.Ashner B: Veber einen bischen noch nicht bes- chrieben Reflex von Auge auf krei- slauf und Verschwinden des Radialispulses bei IT ruck auf das Auge, Wien Klin Wochenschr 21:1529, 1908.
  4. Matarraso A: The ocu- locardiac reflex in blepharoplas-ty surgery, Plast Reconstr Surg 83:243-248, 1989.
  5. Lebowitz PW, Newberg LA, Gillette MT: Clinical anesthesia pro- cedures of the Massachusetts Gen- eral Hospital, Tokyo, 1983, Medical Sciences International, pp 69, 168 (Translated by I Yutaka et al).
  6. Ichida M: Atlas of skill aes- thetic plastic surgery. I. Eyelid, To- kyo, 2003, Bunkodo, pp 32-33.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây