Bài viết Phẫu thuật thẩm mỹ nâng cao môi – Kỹ thuật, Chăm sóc tiền, hậu phẫu được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.
1. Tư vấn
Không như phẫu thuật làm đầy môi đã miêu tả ở chương trước, phẫu thuật nâng môi có thể để lại sẹo thấy rõ. Dù đa số sẹo có thể mờ dần và gần như không thấy, nhưng những bệnh nhân phù hợp với phẫu thuật này nhất là những người thường dùng son môi và chấp nhận vết sẹo. Xăm môi thông thường sẽ che giấu vết sẹo. Mặc dù nâng môi sẽ làm ngắn chiều dài của môi, giảm nếp nhăn trên môi, và làm rộng bề mặt môi, nhưng nó không làm thay đổi thể tích môi. Bề mặt môi có thể trông rộng hơn, nhưng không tự nhiên. Mặc dù phẫu thuật nâng nền mũi đạt được kết quả tương tự và được người da trắng ưa dùng, vết sẹo ở nền mũi sẽ dễ thấy và không được người châu Á chấp nhận. Tẩy da vùng quanh miệng cũng được dùng để lật viền môi trên bệnh nhân da trắng, nhưng với bệnh nhân châu Á thì không dùng do vấn đề tăng tạo sắc tố. Nhiều loại vạt môi – niêm mạc V-Y có sẵn, nhưng việc sử dụng chúng bị hạn chế trên người châu Á vì tính phổ quát, hạn chế cải thiện, và nguy cơ tái phẫu thuật.
2. Chăm sóc trước mổ
Khuyến cáo bệnh nhân không dùng son môi vào ngày phẫu thuật, và dùng nước súc miệng có cồn trong 15 phút vào đêm trước và sáng ngày phẫu thuật.
3. Tiền mê
Cho bệnh nhân sử dụng Xa- nax (Alprazolam; Purepac Phar- maceuticals, Elizabeth, NJ) (1.5 – 2 mg), Darvocat (Propoxyphene naphsylate/ acetaminophen, Mallincrodt, Inc. St. Louis, MO) N-100 (1 viên), và kháng sinh phổ rộng đường uống trước khi phẫu thuật.
4. Đánh dấu
Điểm đánh dấu đầu tiên được thực hiện trên viền bờ môi. Đường kẻ nên nằm trên bề mặt môi. Đường kẻ thứ 2 song song với đường kẻ thứ nhất ở một khoảng cách định sẵn (3 – 5 mm) theo mức độ nâng môi mà bệnh nhân mong muốn. Hai đường kẻ gặp nhau tại khóe môi. Vùng da cắt nên lớn hơn vùng nâng môi mong muốn. Do trọng lực và sẹo co kéo, viền bờ môi mới tạo có xu hướng kéo về phía niêm mạc, làm cho mức độ kém đi. Sự co kéo có vẻ rõ hơn tại vùng khóe môi. Ở môi trên, vùng Cupid’s bow (phần đỉnh chữ V của môi) khuynh hướng bị kéo phẳng lại do hiện tượng hóa sẹo co kéo. Kiểu thiết kế phóng đại sẽ cần thiết để duy trì các đường cong và các góc. Thiết kế độc đáo này phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi có cơ vòng miệng phì đại. Bệnh nhân trẻ thì tốt hơn, vì có lớp mô liên kết mềm nâng đỡ.
5. Gây mê
Gây tê vùng và gây tê tại chỗ như đã miêu tả trong chương 27, “Phẫu thuật làm dày môi”. Dụng cụ vô trùng không nhất thiết tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt như trong phẫu thuật đặt vật liệu ghép nhân tạo.
6. Phẫu thuật
Nâng môi theo hai cách. Sau khi phẫu tích một vạt da môi, viền môi sẽ được nâng bằng một vạt môi – niêm mạc. Vạt môi được nâng lên từ cơ vòng miệng. Các tuyến nước bọt nhỏ dưới niêm cũng được mang theo trong vạt để đảm bảo độ dày cần thiết cho vạt. Vạt môi – niêm được chôn sâu vào niêm mạc miệng (hình 28-1, A). Vết rạch trên được rạch 2mm tính từ bờ để tạo lối đi cho đường khâu da và cho đường khâu lộn ra ngoài. Khâu đóng 2 lớp bằng chỉ Vicryl 5-0TM (Ethicon, Inc. Somerville, NJ) theo kiểu khâu không liên tục, và dùng chỉ khâu đen 6-0 để khâu liên tục dưới thượng bì (xem hình 28-1, B). Vết thương lành nhanh, và có thể dùng lại son môi sau 10 ngày (xem hình 28-1, C). Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân trẻ có độ dày môi phù hợp và cơ vòng môi phì đại (hình 28-2, A và B).
Trong phương pháp thứ 2, bờ môi được cuộn lên phần môi khiếm khuyết và được khâu da thành hai lớp. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân trẻ bị phì đại da và cơ vòng miệng, Rạch dọc theo đường kẻ (hình 28-3, A và B). Phần viền da trắng của môi được cắt lọc và loại bỏ. Một vạt môi ngắn được lấy từ vùng nằm giữa các tuyến dưới da và cơ vòng miệng. Vết rạch chỉ rộng 2mm tính từ vết rạch trên bờ môi. Chiều rộng của vạt nên cân bằng với chiều rộng của môi. Kế đó, một vạt ngắn được lấy từ da môi. Phần da môi được rạch sâu 1-2 mm từ vết rạch. Những vạt nhỏ này được thiết kế để làm khuếch đại sự lộn ngược của đường khâu vết mổ. Phần đảo da được cắt lọc, để lại phần bì sâu, là nền tảng viền da trắng của môi, được các vạt da xây đắp vào. Sau khi đã cầm máu kĩ, bắt đầu nâng vạt. Khâu bì sâu tại vùng nối bì – cơ, và rìa da được kéo lại gần nhau theo kiểu lộn ngược khuếch đại (xem hình 28-3, E). Khâu bì bằng chỉ Vicryl 5-0 tại những vị trí có khoảng cách đều nhau trên môi (xem hình 28-3, F). Khâu đóng da bằng chỉ đen 6-0 theo kiểu khâu dưới da liên tục (xem hình 28-3, G). Viền môi có khuynh hướng ít khác biệt sau nâng môi (hình 28-4 và 28-5) và trở nên khác biệt rõ sau khi thu nhỏ môi.
7. Chăm sóc hậu phẫu
Bôi mỡ kháng sinh tại vùng mổ. Chườm đá vùng môi trong 2 ngày. Hạn chế cử động môi trong 1 tuần. Bệnh nhân ăn uống bằng muỗng và không được chạm vào môi. Không hút bằng môi. Dùng ống hút bằng lưỡi và khẩu cái. Ăn thức ăn lỏng và ăn nhẹ trong 1 tuần. Kháng sinh đường uống được kê trong 1 tuần.
8. Hồi phục
Sưng phù rõ trong 3 ngày đầu. Vùng bờ môi có thể còn tụ máu trong 10 ngày dù đã cầm máu kỹ lưỡng. Vùng môi sẽ còn tê trong vài tuần.
9. Tài liệu tham khảo
1. Fanous N: Correction of thin lips: “lip lift”, Plast Reconstr Surg 74:33-41, 1984.
2. Kesselring UK: Rejuve- nation of the lips, Ann Plast Surg 16:480-486, 1986.
3. Maloney BP: Cosmetic sur- gery of the lips, Facial Plast Surg 12:265-278, 1996.
4. Rozner L, Isaacs GW: Lip lifting, Br J Plast Surg 34:481-484, 1981.
5. Austin HW: The lip lift, Plast Reconst Surg 77:990-994, 1986.
6. Lassus C: Thickening the thin lips, Plast Reconstr Surg 68:959, 1981.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề