Tạo mi đôi trên bệnh nhân lớn tuổi – Biến chứng, kết quả ngoại ý,dư luận

Tạo mi đôi trên bệnh nhân lớn tuổi - Biến chứng, kết quả ngoại ý,dư luận
Tạo mi đôi trên bệnh nhân lớn tuổi - Biến chứng, kết quả ngoại ý,dư luận
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tạo mi đôi trên bệnh nhân lớn tuổi – Biến chứng, kết quả ngoại ý,dư luận được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.Park.

1. Biến chứng,kết quả ngoại ý, dư luận

Mặc dù có nhiều trường hợp kết quả không như mong muốn, biến chứng lại hiếm khi xảy ra. Các trường hợp ngoài ý muốn được liệt kê trong bảng 8-1 và 8-2 trải dài từ mức độ bình thường, như mong đợi cho đến những biến dạng rõ đáng kể. Tỉ lệ các trường hợp ngoại ý cũng liên quan đến sự mong đợi của bệnh nhân. Cả phẫu thuật viên và bệnh nhân thường quên mất vẻ đẹp nhờ phẫu thuật có thể, và thường là, không hoàn hảo.

Bảng 8-1: Kết quả không mong muốn
Bảng 8-1: Kết quả không mong muốn
Bảng 8-2. Biến chứng
Bảng 8-2. Biến chứng

Kích cỡ không mong muốn có thể bắt nguồn từ vấn đề thảo luận giữa bệnh nhân bva2 bác sĩ trong lần tư vấn đầu tiên. Cũng có thể đây là kết quả của việc cố định không hoàn chỉnh, gây sụp dần nếp gấp. Trong thực tế, 6 mục liệt kê đầu tiên trong bảng 8-1 là do cố định không hoàn chỉnh. Mọi cải tiến trong thập kỉ qua đều là kết quả của các cuộc thử nghiệm nhằm hoàn thiện kĩ thuật cố định. Sự phổ biến gần đây của phương pháp khâu đã làm giảm tỉ lệ biến chứng tái hồi hoặc nếp gấp không rõ, gây tổn hao chi phí. Bất xứng có thể do thiết kế, cắt lọc, hay cố định không đều giữa hai mắt (hình 8-1).

Hình 8-1 Mí mắt bất xứng và tái hồi. Mí mắt trên bên phải giả sụp mi do rũ da mí
Hình 8-1
Mí mắt bất xứng và tái hồi. Mí mắt trên bên phải giả sụp mi do rũ da mí

Một nguyên nhân quan trọng gây bất xứng là sụp mi không nhận biết một bên mắt. Sụp sụn mi là kết quả của sup mi biểu hiện nhiều trên da vùng trước mi và tạo ảo giác nếp gấp cao hơn trên mắt bị sụp. Thực tế là, vùng cố định thì chắc và nếp gấp trước sụn mi thường định hình rõ. Tái hồi xảy ra do cố định lượng mô không đủ trong cả hai kĩ thuật khâu và rạch (hình 8-2).

Hình 8-2 Nếp gấp mí đôi tái hồi
Hình 8-2
Nếp gấp mí đôi tái hồi

Tỉ lệ tái hồi gần đây sụt giảm nhờ kĩ thuật khâu giúp kéo một phần lớn mô bì vào đường khâu. Giữ mối chỉ lỏng để tránh siết mô, giúp kéo dài tuổi thọ nếp hai mí (hình 8-3).

Hình 8-3 Khâu mô lỏng so với khâu chặt.
Hình 8-3
Khâu mô lỏng so với khâu chặt.

Buộc chặt mối chỉ với mục đích cố định chắc hai phần mô trên thực tế sẽ gây tái hồi sớm hơn, dù là với kĩ thuật nào. Buộc chặt quá mức sẽ siết mô, nghẽn tuần hoàn, và làm mối chỉ cắt sâu hơn và nhanh hơn vào mô. Điều này dẫn tới việc mất mô sớm trước khi xảy ra bất kì sự bám dính đáng kể nào giữa hai mặt mô. Mặt khác, kĩ thuật rạch chủ yếu dựa trên sẹo rộng tạo giữa mặt da và cơ nâng mi. Dù vật liệu khâu sẽ giữ hai mô cạnh nhau, yếu tố cố định chủ yếu vẫn là mô sẹo. Nhiều kĩ thuật nâng cấp việc tạo sẹo. Một cách đạt được điều này là rạch cơ vòng mắt từ bờ dưới vết rạch da sẽ giúp kéo da lại gần cơ nâng mi. Mô mềm, bao gồm cơ vòng trước sụn mi, được rạch chủ động để tạo sẹo dính và cố định da vào tấm sụn mi. Cắt giảm rộng phần mô tại vùng cố định cũng được tán thành. Tuy nhiên, tác giả chương này tán thành việc dùng cuff cho cơ vòng mắt trước sụn mi, giúp đưa da lại gần cơ nâng mi, hơn là cắt rạch cơ. Khi đã loại trừ yếu tố cơ địa, khả năng thao tác chính xác các kĩ thuật của phẫu thuật viên sẽ tiên đoán tỉ lệ tái hồi. Thông thường, trong quá trình phẫu thuật tái điều chỉnh, phẫu thuật viên có thể thấy vòng chỉ khâu trên bề mặt vách ngăn ổ mắt, gợi ý cơ nâng mi chưa hề được bộc lộ, và việc cố định hoàn tất không đúng. Mô thừa dưới da và mô mỡ trước ổ mắt dường như gây tác dụng ngược lên tuổi thọ nếp gấp hai mí dù theo kĩ thuật khâu hay kĩ thuật rạch. Để vượt qua chướng ngại khi đem phần da trước mi dày và nhiều mỡ xuống tới cơ nâng mi, một cuff dày cơ vòng mắt được dùng để cố định. Nếp ngoài rũ và không hoàn chỉnh do lỗi cố định giữa da trước sụn mi phía ngoài và phần ngoài cơ nâng mi thường xảy ra sau kĩ thuật khâu (hình 8-4).

 Hình 8-4 Nếp gấp góc ngoài rũ, không hoàn toàn và lộn da mí mắt sau khâu. Kết quả này là do cố định trung tâm cao và chắc mà không cố định tương đồng góc trong và góc ngoài. Do cấu trúc giải phẫu cơ nâng mi, cố định trung tâm có xu hướng chặt và khuếch đại trong khi nếp trong lỏng lẻo và nếp ngoài rũ.

Hình 8-4
Nếp gấp góc ngoài rũ, không hoàn toàn và lộn da mí mắt sau khâu. Kết quả này là do cố định trung tâm cao và chắc mà không cố định tương đồng góc trong và góc ngoài. Do cấu trúc giải phẫu cơ nâng mi, cố định trung tâm có xu hướng chặt và khuếch đại trong khi nếp trong lỏng lẻo và nếp ngoài rũ.

Hai bước giúp giảm nguy cơ rũ mí ngoài. Đầu tiên, đường rạch nên nằm song song sụn mi ở đầu ngoài. Thứ hai, cơ vòng trước sụn mi nên được cố định vào vị trí cao hơn trên cơ nâng mi, gần dây chằng khóe mắt ngoài. Nhăn da trước sụn mi là một điểm không hoàn hảo mà bệnh nhân thường phải chấp nhận như là giới hạn của phẫu thuật. Kết quả không mong muốn này có thể là kết quả của sẹo do cắt lọc quá mức mo cơ và mô mỡ trước sụn mi, hoặc có thể do cố định kéo dài da trước sụn mi. Khi đường rạch hay đường khâu thấp, đường cố định lỏng sẽ gây tái hồi. Khi đường rạch hay khâu trên mí mắt nằm cao, dù cố định kéo dài cũng không gây tái hồi. Thay vào đó, nó làm da trước sụn mi lỏng lẻo và nhăn vết chân chim. Đầy mi mắt do nhiều mô dưới da và mô mỡ trước vách ngăn, và quan trọng nhất là, do mắt lồi ra hơn là do mô mỡ quá mức trước gân cơ nâng. Sụp cung mày cũng gây đầy mi mắt, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi. Một nếp gấp dày thường thấy sau phẫu thuật mắt hai mí có cắt lọc da thừa. Đây là hậu quả khó tránh của việc cắt bỏ da trước sụn mi, thay bằng cơ và da ổ mắt dày để tạo nếp gấp (hình 8-5).

Hình 8-5 Mí mắt dầy hậu phẫu
Hình 8-5
Mí mắt dầy hậu phẫu

Khi bệnh nhân muốn giải quyết mi mắt đầy, phẫu thuật viên thường sẽ cắt bỏ mỡ trước vách ngăn ổ mắt. Việc này gây đa nếp gấp không thẩm mĩ trên nếp gấp mi mắt đã định hình (hình 8-6). Không như mí mắt trên của người châu Á, nên bảo tồn mỡ mắt trên người châu Á (hình 8-7). Loại bỏ mỡ mắt quá mức sẽ tạo mắt trũng và mất vẻ đặc trưng (hình 8-8). Nếp cao quá mức do loại bỏ da thừa mí mắt trên, do áp dụng các qui tắc phẫu thuật mắt phương Tây lên người châu Á (hình 8-9). Dù việc nâng trán là câu trả lời cho vấn đề này, nhiều bệnh nhân vẫn chọn lựa phẫu thuật mí mắt trên đơn giản hơn và chấp nhận sống chung với hậu quả. Chứng chảy nhiều nước mắt là một tình trạng thoáng qua do tắc nghẽn tạm thời tiểu quản lệ thứ phát do phù hậu phẫu hoặc tiết dịch kết mạc do chất liệu khâu. Tình trạng này cải thiện theo thời gian (nếu do phù) hoặc nhờ gỡ bỏ chỉ khâu. Đỏ kết mạc là tình trạng thoáng qua, tự giới hạn trong 2-3 ngày. Lật sụn mi hay lộn mi là do cố định da trước sụn mi ở vị trí cao trên cơ nâng mi (hình 8-10).

Hình 8-6 Tạo đa nếp gấp sau loại bỏ tích cực mỡ trước cơ nâng. Điều này sẽ tự chỉnh sửa khi vết thương lành. Đa nếp gấp trở nên vĩnh viễn khi mô dưới nếp gấp phụ dính vào cơ nâng mi do thiếu lớp mỡ xen giữa.
Hình 8-6
Tạo đa nếp gấp sau loại bỏ tích cực mỡ trước cơ nâng. Điều này sẽ tự chỉnh sửa khi vết thương lành. Đa nếp gấp trở nên vĩnh viễn khi mô dưới nếp gấp phụ dính vào cơ nâng mi do thiếu lớp mỡ xen giữa.
Hình 8-7 Lớp mỡ trước cơ nâng nằm trong một nang mỏng, trong suốt, vô danh. Không cần thiết mở nang này trong phẫu thuật mắt hai mí. Mặc dù nộ lực loại bỏ nó, nhưng loại quá nhiều mỡ sẽ khiến xuất hiện đa nếp gấp và tiền triển dần trũng mắt khi lão hóa.
Hình 8-7
Lớp mỡ trước cơ nâng nằm trong một nang mỏng, trong suốt, vô danh. Không cần thiết mở nang này trong phẫu thuật mắt hai mí. Mặc dù nộ lực loại bỏ nó, nhưng loại quá nhiều mỡ sẽ khiến xuất hiện đa nếp gấp và tiền triển dần trũng mắt khi lão hóa.
 Hình 8-8 Mắt trũng là kết quả của việc loại bỏ nhiều mô mỡ và da.
Hình 8-8
Mắt trũng là kết quả của việc loại bỏ nhiều mô mỡ và da.
 Hình 8-9 Nếp gấp cao quá mức.
Hình 8-9
Nếp gấp cao quá mức.
Hình 8-10 Lộn mi mắt và nếp phụ. Lộn mi mắt là kết quả của việc cố định cao da trước sụn mi vào cơ nâng mi.
Hình 8-10
Lộn mi mắt và nếp phụ. Lộn mi mắt là kết quả của việc cố định cao da trước sụn mi vào cơ nâng mi.

Nó không rõ ràng khi bệnh nhân nhắm mắt trong cuộc phẫu thuật. Khi mở mắt, cơ nâng sẽ kéo căng da trước sụn mi và nâng cao bờ sụn mi. Thường thấy rõ tình trạng này vào cuối phẫu thuật và được chỉnh sửa. Lộn mi nhẹ sẽ tự điều chỉnh mà không cần can thiệp. Tập kéo sẽ kéo dài vùng cố định. Thực hiện bằng cách mở chủ động mắt bị lộn mi trong khi đang ấn lông mi và tấm sụn mi bằng các ngón tay, để kéo dài vùng cố định. Trừ phi bệnh nhân bị hở mi, tiết dịch kết mạc thường là kết quả do chất liệu chỉ khâu không phát hiện được hoặc bong tróc giác mạc. Mối chỉ khâu vùi có thể di chuyển và xuyên qua túi kết mạc. Nên cắt ngắn mối chỉ, và kim không được đâm vào kết mạc. Sụp mi thoáng qua do phù và hiệu quả gây tê cơ nâng mi (hình 8-11). Thường thì phẫu thuật viên nhận thấy mắt được phẫu thuật trước sẽ bị sụp mi vào thời đểm mà mắt kia được phẫu thuật xong. Tuy nhiên, cả hai mắt sẽ nhanh chóng tương đồng trong giai đoạn hồi phục. Đứt cơ nâng mi trong phẫu thuật gây sụp mi vĩnh viễn (hình 8-12). Khâu đơn giản cơ nâng mi có thể không chỉnh sửa được sự khác biệt. Ngoài ra, khó xác định mức độ chỉnh sửa do có phù và hiệu ứng gây tê giữa hai bên mắt. Cơ nâng mi gấp nếp trong quá trình cố định dẫn tới mức độ nâng khác nhau giữa hai bờ sụn mi. Dù rằng đây không phải là sụp mi thật sự, nhưng mi mắt có độ nâng sụn mi kém hơn vẫn mang dáng vẻ bị sụp. Trái ngược với niềm tin bấy lâu nay rằng vách ngăn ổ mắt hợp nhất với cơ nâng mi ở vị trí thấp trên mí mắt người châu Á, dựa trên nghiên cứu của tác giả (đã công bố trên tạp chí), điểm hợp nhất nằm khoảng 9-10 mm trên bờ mi. Do đường rạch hai mí nằm ở vị trí thấp hơn điểm hợp nhất, cơ nâng mi sẽ khó tránh được tổn thương. Cơ nâng mi khá mỏng tại bờ trên sụn mi. Phẫu thuật viên có thể cắt nhầm cơ này khi đang cố cắt vách ngăn ổ mắt.

Hình 8-11 Sụp mi tạm thời do phù hậu phẫu từ phẫu thuật tái chỉnh mi mắt một bên. Mắt trở lại cân xứng khi vết thương lành.
Hình 8-11
Sụp mi tạm thời do phù hậu phẫu từ phẫu thuật tái chỉnh mi mắt một bên. Mắt trở lại cân xứng khi vết thương lành.
Hình 8-12 Sụp mi.
Hình 8-12
Sụp mi.

Thường thì bệnh nhân sẽ phàn nàn về sức căng và cảm giác đẩy ở mắt do cơ nâng mi bị gấp và làm ngắn. Chấn thương mắt sẽ tránh được bằng thao tác cẩn thận. Sẹo phì đại có thể tránh được nhờ thăm khám kĩ bệnh nhân trước phẫu thuật. Dù sẹo phẫu thuật mắt hai mí có thể giấu dễ dàng dưới nếp gấp, nhưng thậm chí chỉ một sẹo rất nhỏ do phẫu thuật khóe mắt trong cũng nhìn thấy rõ (hình 8-13). Nên cố gắng hết sức thực hiện phẫu thuật khóe mắt trong mà không tạo sức căng nào. Nhiều kĩ thuật phẫu thuật khóe mắt trong có hạt sạn trong công đoạn thiết kế do chúng nhất thiết kéo mô và cố định bằng cách khâu kéo căng.

Hình 8-13 Sẹo phì đại từ phẫu thuật khóe mắt trong.
Hình 8-13
Sẹo phì đại từ phẫu thuật khóe mắt
trong.

U hạt kê thi thoảng xảy ra, và có thể xử lý đơn giản bằng cách loại bỏ lớp da phủ trên. Khâu vùi mối chỉ và tránh đặt mối chỉ vĩnh viễn quá nông sẽ ngăn tạo u hạt mối chỉ khâu (hình 8-14). Chất liệu chỉ như loại plain gut sẽ có thể gây u hạt tiết dịch (hình 8-15, A và B).

Hình 8-14 Viêm hạt do chỉ khâu sau sử dụng kĩ thuật khâu vùi.
Hình 8-14
Viêm hạt do chỉ khâu sau sử dụng kĩ thuật khâu vùi.
Hình 8-15 A, Viêm hạt chỉ khâu hậu phẫu 17 ngày, thứ phát sau sử dụng vật liệu chỉ khâu (chỉ gut trơn). B, Hậu phẫu 2 tháng. Viêm hạt chỉ khâu được xử lý bằng cách loại bỏ chỉ khâu, steroid uống, kháng sinh, kháng histamines, và tiêm triamcinolone acetonide 10 mg/ml tại chỗ.
Hình 8-15
A, Viêm hạt chỉ khâu hậu phẫu 17 ngày, thứ phát sau sử dụng vật liệu chỉ khâu (chỉ gut trơn).
B, Hậu phẫu 2 tháng. Viêm hạt chỉ khâu được xử lý bằng cách loại bỏ chỉ khâu, steroid uống, kháng sinh, kháng histamines, và tiêm triamcinolone acetonide 10 mg/ml tại chỗ.

2. Tài liệu tham khảo

1. Chen WPD: Revision and correction of suboptimal results. In Chen WPD, Ed.: Asian blepharo- plasty, Newton, MA, 1995, Butter- worth-Heinemann, p 84.
2. Fernandez LR: Double eye- lid operation in the oriental in Ha- waii, Plast Reconstr Surg 25:257- 264, 1960.
3. Lee JS: Simplified anatom- ic method of double-eyelid oper- ation: septodermal fixation tech- nique, Plast Reconstr Surg 100:170, 1997.
4. Hiraga Y: Blepharoplas- ty in orientals. Problems in plastic and reconstructive surgery 1:504, 1991.
5. Matsunaga RS: Westerni- zation of the Asian eyelid, Arch Oto- laryngol 111:149, 1985.
6. Weingarten CZ: Bleph roplasty in the oriental eye, Tram Acad Ophth Otol 82:442, 1976.
7. Moutou Y, Moutou H: In- tradermal double eyelid operation and its follow-up results, Br J Plast Surg 25:285, 1972.
8. Hayashi K: The modification of the Hotz method for plastic construction of a double eyelid, Jpn Rev Clin Ophthalmol 34:369, 1939.
9. Sayoc BT: Plastic con- struction of the superior palpabral fold, Am J Ophthalmol 38:556-559, 1954.
10. Inoue S: The double-eye- lid operation, Jpn Rev Clin Ophthal- mol 42:306, 1947.
11. Mitsui Y: Plastic con- struction of a “double eyelid”, Jpn Rev Clin Ophthalmol 44:19, 1950.
12. Boo-Chai K: Plastic con- struction of the superior palpebral fold, Plast Reconstr Surg 31:74, 1963.
13. Bang YH: The dou- ble-eyelid operation without supra- tarsal fixation, Plast Reconstr Surg 88:12, 1991.
14. Chen WP: Concept of tri- angular, trapezoidal and rectangu- lar debulking of eyelid tissue: ap- plication in Asian blepharoplasty, Plast Reconstr Surg 97:212, 1996.
15. Park JI: Orbicularis-leva- tor fixation in double-eyelid opera- tion, Arch Facial Plast Surg 1(Apr- June):90-95, 1999.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây