Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thanh độn trụ mũi

Công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi - Thanh độn trụ mũi
Công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi - Thanh độn trụ mũi
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tìm hiểu công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thanh độn trụ mũi được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Nền mũi và trụ mũi người châu Á có đặc điểm riêng biệt. Trụ mũi có chiều cao xấp xỉ hoặc sụt vào so với cánh mũi. Góc trụ mũi-môi là góc nhọn. Chóp mũi sẽ có xu hướng giảm nhô khó thấy ở một số bệnh nhân. Nâng vùng trước khẩu cái xương hàm trên bằng vật liệu nhân tạo, vạt sụn độn, mô sụn chóp mũi cải tiến, và vạt mô che phủ hay onlay sẽ có thể cải thiện một vài tình trạng. Tuy nhiên, một cách đơn giản hơn và có thể có hiệu quả hơn, nhằm thẳng vào những vấn đề này, đó là sử dụng thanh độn trụ mũi. Thanh độn trụ mũi giúp tăng nhô chóp mũi và cải thiện hình dạng trụ mũi và góc trụ mũi-môi. Trụ mũi độn tạo ra một thể tích cần thiết để đạt kết quả mong muốn, trong khi mô ghép tự thân không thề đạt được, trừ phi có lấy mô nhiều hơn. Có hai vấn đề tiềm tàng đi kèm với việc sử dụng thanh độn trụ mũi. Đầu tiên, sức nâng từ trụ mũi và chóp mũi sẽ gây sức căng quá mức lên lồi chóp mũi trên. Điều này có thể được giải quyết bằng việc tạo kho- ang trụ mũi bán phần. Không xâm phạm phần 3 trên của mô trụ mũi, chóp mũi sẽ được che chắn khỏi áp lực từ thanh độn (hình 18-1). Thứ hai, trượt phần đáy thanh độn về một phía do sức ép từ trên xuống sẽ gây nghiêng trụ mũi, một bên lỗ mũi không cân, và tình trạng trồi thanh độn gây khó chịu cũng như sờ chạm được ở rãnh môi – lợi trên. Khâu cố định thanh độn vào màng xương của phần trước khẩu cái xương hàm trên sẽ giải quyết được vấn đề trướt của thanh độn. Tuy nhiên, thật khó khăn và kém hiệu qảu khi khâu thanh độn qua một đường rạch nhỏ. Thanh độn sẽ bị tái lại theo thời gian. Cách khâu cố định kiểu vít sẽ đảm bảo lực nâng hướng lên kéo dài và ngăn trượt thanh độn (hình 18-2).

Hình 18-1 Khoang trụ mũi bán phần.
Hình 18-1
Khoang trụ mũi bán phần.
Hình 18-2 Cố định vít. Vít xuyên qua mô đệm và xương. Một vết rạch ngang bán phần qua trụ mũi giúp đưa vít xuyên qua vật liệu nhựa silicone.
Hình 18-2
Cố định vít. Vít xuyên qua mô đệm và xương. Một vết rạch ngang bán phần qua trụ mũi giúp đưa vít xuyên qua vật liệu nhựa silicone.

1. Tư vấn

Thỉnh thoảng một số bệnh nhân có lồi chóp mũi nhỏ sẽ muốn thực hiện nâng chóp mũi để giảm thiểu khuyết điểm. Những bệnh nhân này ít chú ý tình trạng sụt trụ mũi hoặc góc nhọn giữa trụ mũi và môi. Sau khi quan sát các đặc điểm giải phẫu và so sánh với tiêu chuẩn lý tưởng, bệnh nhân sẽ muốn cải thiện các đặc điểm này. Bệnh nhân có cánh mũi co kéo không phải là đối tượng sử dụng thanh độn trụ mũi vì sẽ tăng lộ cánh mũi (kiểu pig nose). Các phương pháp thay thế cần được thảo luận trước khi lựa chọn. Bệnh nhân cần được thông báo rằng sẽ xuất hiện một khớp vít kim loại, và được trấn an rằng nó không bị phát hiện bởi máy dò kim loại cũng như tương thích với chụp cộng hưởng từ (MRI).

2. Chăm sóc tiền phẫu, Thuốc, Gây tê, và Dụng cụ

Độc giả tham khảo chương 16, “Đường dưới môi”.

3. Qui trình

Sau gây tê khu trú, bắt đầu đường rạch dưới môi theo cách tương tự đã miêu tả trong chương 16. Nền mũi nên được rạch rộng trên màng xương để giải phóng nó khỏi phần trước khẩu cái xương hàm trên (hình 18-3). Thanh độn trụ mũi có thể nâng nền mũi mà không cần lực treo. Tiếp tục cắt vào khoảng trong trụ mũi theo phương pháp chương 16. Tuy nhiên, nên tạo khoang hẹp để đặt vừa khít thanh độn vào kho- ang. Thanh độn nên được thiết kế khoảng 2/3 dưới trụ mũi (hình 18-1). Nếu khoang quá nông, khi đó thanh độn sẽ không làm nhô chóp mũi hiệu quả. Thay vào đó, một số lực bị hướng ra trước, gây phình trụ mũi không đẹp và chếch chóp mũi lên trên quá mức. Trong một tình huống khác, lực đi trệch sang một bên sẽ làm nghiêng trụ mũi và thậm chí trồi thanh độn qua tiền đình mũi. Mặt khác, nếu khoang quá sâu và chạm gần đến chóp mũi, thanh độn sẽ gây áp lực lên da vùng cánh mũi (hình 18- 4). Thanh độn trụ mũi có thể lấy từ thanh độn mũi toàn phần bằng cách cắt phần sống của thanh độn (hình 18-5). Để tạo hình nhô chóp mũi rõ và cải thiện góc trụ mũi-môi, thanh độn có thể được tạo hình tháp Eiffel có nền rộng. Thanh độn có nền rộng đảm bảo tính ổn định khi cố định bằng một hay hai vít ở nền. Chiều dài mong muốn của thanh độn trụ mũi được xc1 định bằng thac tác tay trên nền mũi khi thanh độn nằm trong khoang. Dùng forceps nâng thanh độn lên, phẫu thuật viên sẽ ước tính được độ dài thanh độn cần để tạo hình chóp mũi nhô lý tưởng. Chỉnh vượt mức là cần thiết để bù trừ sự nhô chóp do sưng khi tiêm thuốc tê. Giảm nhô chóp mũi thứ phát do sẹo co kéo và đè ép mô cần được chú ý. Đường rạch giống khe tự nhiên bán phần được đặt xuy- ên qua phần thấp của thanh độn trụ mũi để bắt vít đi vào theo động tác xoay. Khe được rạch sẽ không hoàn toàn. Đầu của vít đi xuyên thanh độn và xương đủ xa để lộ phần đầu được vùi trong thanh độn. Độ dày thanh độn tại phần nền được đặt ở mức 4 mm. Chèn thanh độn vào khoang. Chóp mũi và phức hợp trụ mũi được nâng nhẹ đến chiều cao mong muốn bằng cách xoay thanh độn trụ mũi hướng lên. Chèn vít qua thanh độn tới phần turo71c khẩu cái xương hàm trên, sâu khoảng 3mm, và đầu vít được vùi trong thanh độn. Vít titan tự khóa được dùng (hình 18- 6). Tùy độ cứng của thanh độn mà điều chỉnh bề dày.

 Hình 18-3 Giải phóng nền mũi khỏi gai trước xương hàm trên.
Hình 18-3
Giải phóng nền mũi khỏi gai trước xương hàm trên.
Hình 18-4 Thanh độn trong khoang sâu chèn ép da vòm cánh mũi và gây trồi sụn.
Hình 18-4
Thanh độn trong khoang sâu chèn ép da vòm cánh mũi và gây trồi sụn.
Hình 18-5 A, Thanh độn trụ mũi này được tạo tác từ thanh độn toàn phần. B, Đạt được sự hiệu chỉnh nhẹ.
Hình 18-5
A, Thanh độn trụ mũi này được tạo tác từ thanh độn toàn phần. B, Đạt được sự hiệu chỉnh nhẹ.
Hình 18-6 A, Thanh độn trụ mũi thấy rõ bên trong khoang sâu dưới môi. B, Kẹp thanh độn bằng forceps. C, Dùng vít tự khóa dài 6-8 mm. D, Cố định thanh độn bằng vít tự khóa.
Hình 18-6
A, Thanh độn trụ mũi thấy rõ bên trong khoang sâu dưới môi. B, Kẹp thanh độn bằng forceps.
C, Dùng vít tự khóa dài 6-8 mm.
D, Cố định thanh độn bằng vít tự khóa.

4. Đường phẫu thuật mũi hở

Thanh độn trụ mũi có thể được chèn vào khoang trụ mũi theo đường phẫu thuật mũi ngoài. Tạo đường rạch phẫu thuật mũi từ ngoài, bộc lộ sụn trụ mũi và sụn vòm cánh mũi. Khoang trụ mũi được tạo giữa hai trụ trong. Để giữ vị trí thanh độn, khoang sẽ không kéo dài quá giới hạn trụ trong. Một khoang chặt sẽ ngăn sự di chuyển ra ngoài và trượt ra sau vào màng ngăn của thanh độn. Một đường hầm được tạo hướng xuống về phần trước khẩu cái xương hàm trên. Chóp trước của thanh độn được đưa ra trước vượt qua mốc nhô của sụn vòm cánh mũi (hình 18-7, A). Khâu trụ trong vào thanh độn. Sụn mũi dưới được mang vào phía trong, trên phần nhô của thanh độn và khâu cố định bằng chỉ nylon 6-0 trong suốt (hình 18- 7, B). Da vòm cánh mũi sẽ được bảo vệ khỏi thanh độn. Che phủ da mũi lên sụn vòm đã khâu.

Hình 18-7 A, Thanh độn trụ hướng lên trên sụn vòm cánh mũi. B, Vòm mũi hai bên được kéo về giữa và khâu vào thanh độn. Sụn mũi hướng lên qua thanh độn theo cách không tiếp xúc trực tiếp với da vòm mũi.
Hình 18-7
A, Thanh độn trụ hướng lên trên sụn vòm cánh mũi.
B, Vòm mũi hai bên được kéo về giữa và khâu vào thanh độn. Sụn mũi hướng lên qua thanh độn theo cách không tiếp xúc trực tiếp với da vòm mũi.

Khâu đóng, Băng dán, Chăm sóc hậu phẫu và Hồi phục Độc giả tham khảo chương 16, “Đường phẫu thuật dưới môi”.

6. Ca lâm sàng

Hình 18-8 đến 18-10.

Hình 18-8 A, Tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu showing a subtle tip elevation và masking of the dorsal hump.
Hình 18-8
A, Tiền phẫu.
B, Hình ảnh hậu phẫu showing a subtle tip elevation và masking of the dorsal hump.
Hình 18-9 A, Tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu. Nâng chóp mũi, hướng lên, và làm gọn mũi. C, Hình ảnh hậu phẫu 1 năm.
Hình 18-9
A, Tiền phẫu.
B, Hình ảnh hậu phẫu. Nâng chóp mũi, hướng lên, và làm gọn mũi.
C, Hình ảnh hậu phẫu 1 năm.
Hình 18-10 A, Tiền phẫu. B, Hậu phẫu 1 tháng nhìn nghiêng. C, Hậu phẫu 1 năm nhìn nghiêng.
Hình 18-10
A, Tiền phẫu.
B, Hậu phẫu 1 tháng nhìn nghiêng. C, Hậu phẫu 1 năm nhìn nghiêng.

7. Tài liệu tham khảo

  1. Han KW: Rhinoplasty. In Lee YH: Aesthetic plastic surgery, Seoul, 1998, Gunja, p173.
  2. Webster RC, Hopping SB, Hall B, et al: Intraoral insertion of grafts to project the nasal tip, Arch Otolaryngol 108:187-193,1982.
  3. Lawson W, Reino AJ, Se- idman D: The silicone columellar strut, Plast Reconstr Surg 97:938- 943,1996.

 

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây