Bài viết Tìm hiểu nâng cằm bằng implant silicone ở người châu Á được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I.
Nếu bệnh nhân có cằm lẹm, vật liệu cấy ghép nhân tạo như silicon hoặc MedporTM (Porex Surgical, Inc., Fairburn, GA) được nhét vào để nâng vùng cằm. Nâng cằm bằng cấy ghép mang lại kết quả tuyệt vời nếu bệnh nhân có bất thường ít. Đây là kĩ thuật mổ ở cằm dễ chấp nhận đối với cằm nhỏ ở mức độ ít hoặc trung bình và ở bệnh nhân có nếp gấp môi – cằm nông. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật nâng cằm cần có kĩ thuật nâng cằm bằng xương chẳng hạn như phẫu thuật trượt nâng phần dưới xương hàm. Các bất thường phần trước xương hàm dưới phức tạp hơn có thể được điểu chỉnh bằng cách thay thế chiều hướng theo hướng dọc, ngang hoặc trước sau.
1. Chăm sóc tiền phẫu
Khối lượng xương được tái định vị cần lên kế hoạch trước khi thực hiện ca mổ tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Những thông tin liên quan đến cuộc mổ cần phải tư vấn cho bệnh nhân, bệnh nhân được khuyên ngủ đủ và không ăn thức ăn hoặc nước uống từ sau nửa đêm. Bệnh nhân không được phép đắp mặt nạ hoặc trang điểm vào ngày phẫu thuât. Kháng sinh dự phòng chẳng hạn cefazolin hoặc clindamycin truyền tĩnh mạch trước mổ 30 phút, giữ bang quang trống.
2. Gây mê
Mặc dù phẫu thuật nâng cằm bằng trượt – nâng một phần xương hàm dưới có thể được thực hiện dưới gây tê tại chỗ đối với bệnh nhân ngoại trú, gây mê toàn thân lại thường được sử dụng nhiều ở phương pháp này. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và đường thở được bảo vệ tốt hơn dưới gây mê toàn thân. Trừ khi phẫu thuật nâng mũi được thực hiện đồng thời thì ống nội khí quản qua mũi được ưa thích sử dụng.
3. Dụng cụ
Những dụng cụ sau được sử dụng trong cuộc mổ:
– Y cụ nâng màng xương
– Khoan phẫu thuật lưỡi tròn
– Cưa xương chuyển động
– Cưa xương tròn
– Y cụ banh vết mổ: hướng lên và xuống
– Y cụ nâng vein
– Y cụ nâng cằm
4. Phương pháp phẫu thuật
Chuẩn bị vùng mặt và miệng. Niêm mạc kẽ răng đường giữa và giữa răng nanh – răng tiền cối được khâu lại nhằm hỗ trợ trong việc sắp xếp lại chính xác lề của vết mổ. Gây tê tại chỗ bằng lidocaine 2% với 1:100.000 epi- nephrine (2 bơm tiêm mỗi bên), tiêm vào lớp màng xương để giúp phẫu trường không dính nhiều máu. Cần chờ 10 phút sau khi tiêm thuốc tê mới tạo đường rạch đầu tiên. Vết rạch đầu tiền sẽ đi từ răng nanh này đến răng nanh khác ngay trên niêm mạc. Lưỡi dao tiếp tục đi xuyên qua lớp mô dưới niêm và cơ xuống đến màng xương. Màng xương được cắt gọn gàng, tách màng xương ra khỏi mặt trước xương hàm đi đến bờ dưới. Trong quá trình bóc tách, cẩn thận xác định lỗ cằm (mental foramen) và bảo vê bó dây thần kinh hàm dưới. Bởi vì phẫu thuật xương ở bờ dưới thường mở rộng về phía sau đến lỗ cằm, màng xương ở bờ dưới phải tách rời đến ít nhất 1/3 thân xương hàm. Khi bó thần kinh nhú ra từ lỗ cằm, thường nó được tìm thấy ở giữa răng tiền cối thứ nhất và thứ hai ngang mức nguyên ủy của cơ cằm hoặc cách 2 – 4 mm bên dưới mức chân răng tiền cối. Lỗ cằm nằm sâu ngay phần giữa của cơ hạ góc miệng. Nên dùng khoan hoặc cưa để đánh dấu vị trí chính xác của đường giữa phòng trường hợp bờ dưới bị dịch chuyển đi. (Hình 37-1). Cắt ngang xương bằng cưa chuyển động hoặc khoan ngay ở phía trên bờ dưới. Sử dụng cưa hơi gập một góc 30 độ để vừa cắt dứt khoát mà lại tránh làm tổn thương mộ mềm. Vết cắt về phía hai bên nên thấp hơn lỗ cằm 4 – 5 mm tránh phạm phải thần kinh huyệt răng dưới. Bờ dười phần xương cắt nên được thu gọn, tránh gây biến dạng dọc ở bờ dưới xương hàm. Sau khi bờ dưới được cắt rời, vẫn nên giữ cho nó gắn với cơ nhị thân và đôi khi một phần của cơ hàm móng. (Hình 37-2). Để có thể giảm được chiều dọc, cắt bỏ một lượng xương theo tính toán thuộc phần trước xương hàm dưới bằng vết cắt ngang xương thứ hai, và bờ dưới phải nằm ở vị trí cao hơn trước. Thông thường thì bề mặt của xương hàm dưới sẽ mất đi đường nét tự nhiên khi chúng ta tái định vị bờ dưới phần xương cắt cao hơn hay thấp hơn ban đầu. Vị trí lõm ở phấn trước xương hàm dưới nên biểu lộ ngay phía trên bờ dưới, hơi trũng xuống để đảm bảo được tốt chức năng của lưỡi mà khuôn mặt vẫn đạt hiệu quả thẩm mĩ. Vị trí lõm nên được cẩn thận khắc vào xương bằng một cái khoan. Trong suốt quá trình nâng phần xương theo chiều ngang, mặt trước của phần xương hàm phía trên đường cắt sẽ tiếp xúc với mặt sau của đoạn xương hàm phía dưới đường cắt và giữ nguyên như vậy. Để thiết kế thêm phần viền xương sau khi tiến hành nâng phần dưới, ta ghép mảnh xương phủ tự thân hoặc xương nhân tạo phía trên vị trí bậc thang. Nếu cần, bờ dưới còn có thể nâng cao hơn theo chiều ngang, để lại một khoảng trống giữa phần xương. Khi chúng ta nâng nhiều đến như vậy, khoảng khiếm khuyết đó có thể được lấp bằng mảnh xương tự thân sau khi đã cố định chắc chắn. Phần xương dưới có thể nâng lên tự do, cho phép chỉnh sửa từ nhiều hướng và cố định lại ở vị trí mới một cách chắc chắn (thường dùng dĩa cằm 4 lỗ và đinh vít, 1 hoặc 2 đinh vít dài [14 đến 16mm]) (Hình 37-3). Sau khi công đoạn cắt xương hoàn tất và đã cố định lại, đường mổ đóng theo lớp bằng chỉ VicrylTM 4-0 (Ethicon, Inc., Somerville,NJ) để nối lại các cơ bị cắt, chỉ catgut chromic để may phần niêm. Gạc đè ép bên ngoài là gần như bắt buộc để hỗ trợ. Cầm máu tốt có thể giảm thiểu nguy cơ tạo máu tụ và bung vết mổ sau đó.
5. Hồi phục
Phù vùng mô mềm cần vài tuần để hồi phục sau khi cắt phần xương ở bờ dưới. Thông thường môi cũng sẽ bị tái định vị do phương pháp phẫu thuật nên cần 3 – 6 tháng để thích nghi và hoạt động bình thường trở lại. Các bài tập môi được chỉ định để cải thiện nếu nó không thể hoạt động trở lại tốt. Gạc băng ép bên ngoài hoặc băng thun giữ tại chỗ tối thiểu trong 3 ngày.
Do phẫu thuật thường khiến dây thần kinh hàm bị bộ lộ, bệnh nhân có thể cảm thấy giảm cảm giác ở vùng môi dưới sau phẫu thuật. Cảm giác có thể trở về bình thường trong vòng 3 – 6 tháng.
6. Biến chứng
Nếu phẫu thuật viên cẩn thận trong cả khâu bóc tách mô mềm và cắt xương, rất hiếm khi xảy ra các biến chứng sau cuộc mổ. Nếu có, những biến chứng thường gặp gồm:
– Tái hấp thu xương
– Nhiễm trùng
– Bung vết mổ
– Nâng quá thấp hoặc quá cao
– Bất đối xứng
– Di lệch
– Co thắt bao xơ
– Môi dưới bị rút lại
– Cằm bị nhô
Chính vì có một khoảng chết hầu như luôn được tạo sau khi tái định vị các phần xương, khả năng bung vết mổ xảy ra cao hơn so với những phương pháp mổ chỉnh nha khác. Nếu vết mổ bị bung, chăm sóc tỉ mỉ rửa vết mổ thường xuy- ên để không bị dính máu đông cho phép đóng tốt vết mổ ở lần thứ hai.
7. Case Studies
See Figures 37-4 to 37-7.
8. Tài liệu tham khảo
1. Bell WH, Profitt WR, White RP: Surgical correction of dentofa- cial deformity, vol 1, Philadelphia, 1980, Saunders, p 1210.
2. Lessin ME: Considerations for genioplasty. In Shelton DW, Irby WB: Current advances in oral and maxillofacial surgery: orthognath- ic surgery, volume V, St Louis, Mos- by-Year Book, 1986, p 100.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề