Bài viết Chiến lược quản lý bệnh nhân dựa trên thực hành nâng mông implant được dịch bởi Ths, Bs Nguyễn Đình Trung từ sách PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÙNG MÔNG của Douglas M. Senderoff, MD*.
1. TỪ KHÓA
- Implant mông Nâng mông
- Làm đầy mông
- Biến chứng nâng mông bằng implant
2. ĐIỂM QUAN TRỌNG
- Đưa ra ưu nhược điểm của phương pháp để bệnh nhân có thể hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. Thảo luận với họ về lợi ích và rủi ro khi implant các khối có thể tích trên 350
- Đặc điểm giải phẫu của bệnh nhân quyết định việc dựa chọn loại Các mô cấy khác nhau về kích thước chiều dài rộng, đường kính,…nên chọn sau khi đã đánh giá giải phẫu kỹ lưỡng.
- Lựa chọn vị trí đặt implant phù hợp sẽ cho ra kết quả tốt nhất, ít gặp phải biến chứng và những vấn đề về tính thẩm mỹ sau phẫu thuật.
- Nhận định các biến chứng sớm và nhận biết khi nào cần can thiệp phẫu thuật. Khi không được phát hiện kịp thời, hậu quả để lại sau các biến chứng thường rất trầm trọng.
- Phẫu thuật chỉnh sửa có thể được thực hiện nhằm điều chỉnh sự sai lệch vị trí của mô implant hoặc thay thế các mô này (do nhiễm trùng hoặc bục chỉ vết mổ).
3. LỊCH SỬ
Impant mông (GAI) lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu khoa học trong một bài báo trên tạp chí Phẫu thuật tạo hình và tái tạo năm 1969 bởi Bartels và các đồng nghiệp, nơi ông mô tả quá trình sử dụng túi ngực để đặt vào vùng mông trái giúp căn chỉnh tình trạng mất cân đối 2 bên mông do teo. Túi ngực này được đưa vào từ một đường rạch ở dưới vùng mông, đường rạch này hiện không còn được sử dụng trong các thủ thuật nâng mông. Nâng mông thẩm mỹ lần đầu được mô tả vào năm 1973 bởi Cocke và Ricketson bằng cách sử dụng mô cấy ngực silicone đặt dưới da vùng mông. Kết quả mặc dù không khả quan, nhưng tác giả khác (Gonzalez-Ulloa) đã tìm cách cải tiến chúng bằng phương pháp sử dụng gel để implant vào vùng dưới da. Và cho tới thời điểm hiện tại, có ba cách tiếp cận vào vùng đặt implant bao gồm vùng mông trên hai bên, nếp lằn mông và đường liên mông.
Những mô tả đầu tiên về nâng mông implant với túi đặt ở dưới cơ mông lớn và nhỡ được mô tả bởi Robles và Tagliapietra vào năm 1984. Cách tiếp cận này làm giảm tỉ lệ co kéo bao xơ nhưng yêu cầu Bác sĩ phải đặt được túi cấy ở vị trí 1/3 trên vùng mông để tránh tổn thương thần kinh hông to. Túi cấy đặt trong cơ (giữa khối cơ) lần đầu xuất hiện trong các tài liệu vào năm 1996 trong một bài báo của Vergara và Marcos. Trong bài báo này, họ mô tả vị trí đặt túi ghép ở phía dưới cơ mông lớn khoảng 2-3 cm, đưa từ đường rạch gần đường liên mông vào. Cách tiếp cận này tránh được việc bóc tách khối cơ gần dây thần kinh hông to trong khi lớp cơ vẫn đủ sức che phủ toàn bộ mô cấy. Trong một bài báo của De la Pena vào năm 2004, kỹ thuật đặt implant dưới cân đã được mô tả. Ở trong bài báo này, các nghiên cứu viên đã thảo luận chi tiết về ưu nhược điểm của phương Pháp đặt mô cấy dưới cân, bao gồm việc tránh phải bóc tách các khối cơ cũng nhưtổn thương thần kinh hông to trong khi vẫn bảo đảm môi trường xung quanh mô cấy đủ sức để cố định chúng. Trong một ng- hiên cứu của Hwang và các đồng nghiệp năm 2012 đã chứng minh rằng độ dày và chắc chắn của lớp cân đủ sức để có thể bảo toàn khối implant khỏi những tác động gây di lệch chúng.
4. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT HIỆN ĐẠI
Phương pháp hiện đại đối với GAI dựa trên 3 yếu tố: vị trí im- plant, hình dạng implant và vị trí đường rạch. Đặt implant dưới cân và trong cơ là hai vị trí được sử dụng rộng rãi nhất, và dưới da là vị trí ít được sử dụng nhất. Về đường rạch, có thể thực hiện 1 đường ở giữa hai mông hoặc hai đường rạch hai bên. Trong một cuộc khảo sát năm 2013 của Mofid và cộng sự về lựa chọn đường rạch của các Bác sĩ US và quốc tế thì cho thấy 53% trong số họ thích 1 đường rạch ở giữa hơn là phải thực hiện 2 đường riêng biệt. Một cuộc khảo sát năm 2015 của Mezzine cũng cho thấy có tới 84% số Bác sĩ ở Pháp dùng một đường rạch thay vì hai đường. Cuối cùng là lựa chọn hình dạng khối implant. Các khối này có thể dạng tròn hoặc dạng anatomic, việc lựa chọn tùy theo đặc điểm giải phẫu và mục đích điều trị.
5. LỰA CHỌN BỆNH NHÂN
5 nhóm đối tượng có chỉ định, cẩn trọng và chống chỉ định áp dụng nâng mông implant đã được các tác giả mô tả trong một chương trình đào tạo liên tục năm 2016, cụ thể như sau:
5.1.Chỉ định
- Kích thước vòng mông nhỏ
- Mông không cân đối
- Đường bờ mông không đều
- Lượng mỡ ghép bị giới hạn
- Đường bờ mông không đạt tiêu chuẩn
Thận trọng với các trường hợp
- BMI lớn hơn 30
- Bệnh nhân có vấn đề về lành vết thương
- Bệnh tự miễn
- Có chiếu xạ vùng mông
- Bệnh nhân đã được lipofilling trước đó
6.2.Chống chỉ định
- Nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ
- Đái tháo đường
- Có vấn đề về tâm thần
- Không đủ mô mềm ước tính để che phủ khối implant
- Mong muốn của bệnh nhân nhiều hơn những gì thủ thuật có thểlàm.
Khi quyết định tiến hành thực hiện nâng mông thẩm mỹ, các vấn đề liên quan tới vị trí cấy ghép và hình dạng mô cấy phải được đặt lên hàng đầu trong khâu lên kế hoạch. Những quyết định này dựa trên cơ sở giải phẫu vùng mông của bệnh nhân và những yếu tố thẩm mỹ liên quan.
Mendieta đã mô tả những tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ vùng mông, theo đó ông đã mô tả về tầm quan trọng của cơ cũng như mô mỡ dưới da đối với thẩm mỹ vùng mông của từng nhóm đối tượng bệnh nhân. Hiểu biết về giải phẫu ứng dụng là điều cần thiết để tái tạo được vùng mông hấp dẫn. Giải phẫu lâm sàng đã được mô tả một cách tỉ mỉ trong bài báo năm 2006 của Centeno và Young. Một bài báo năm 2010 của Serra và các đồng nghiệp cũng thảo luận về giải phẫu liên quan ngoại khoa của vùng mông, đồng thời nhân mạnh các vị trí thoát ra khỏi khối cơ khác nhau của thần kinh hông to. Những đặc điểm của một cặp mông ‘đẹp’ đã được mô tả kỹ lưỡng trong một bài báo năm 2006 của Cuenca-Guer- ra và Lugo-Beltran, bao gồm 4 đặc điểm dưới đây:
- Có vùng lõm nhẹ hai bên
- Nếp lằn mông ngắn
- Có vùng lõm chữ V ở tam giác cùng
- Có vết lõm nhỏ ở trên hai bên mông (vị trí gai chậu sau trên).
Khối implant thường được đặt ở vị trí dưới cân hoặc trong cơ (Hình 1 và 2). Bác sĩphẫu thuật nên nắm chắc ưu nhược điểm của từng phương pháp này. Một số khảo sát đã chỉ ra các Bác sĩ dường như thích áp dụng phương pháp đặt implant trong cơ hơn. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào được công bố liên quan tới việc nên ưu tiên phương pháp nào trong các trường hợp bệnh nhân cụ thể. Trong loạt bài 200 ca implant của một số tác giả, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ nhiễm trùng giữa implant trong cơ và dưới cân. Một đánh giá năm 2013 gồm 30 bài báo so sánh các vị trí đặt túi khác nhau của Flores-Lima và cộng sự đã xác định vị trí đặt trong cơ có tỉ lệ biến chứng thấp hơn cả. Có 1 số ưu nhược điểm đối với kỹ thuật GAI đặt trong cơ mà các Bác sĩ phẫu thuật cần lưu ý.
6.3.Ưu điểm
- Khó bị sờ thấy
- Khó bị nhìn thấy
- Ít tạo áp lực hơn lên vùng nếp lằn mông
6.4.Nhược điểm
- Mặt phẳng bóc tách không rõ ràng
- Không đầy đặn vùng mông dưới
- Túi gần vị trí dây thần kinh tọa
Ngoài ra, kích thước mô cấy có thể đặt trong khối cơ bị giới hạn bởi chiều rộng của khối cơ mông và những tính toán để đường mổ không phải chịu lực (do khối im- plant quá lớn dẫn tới căng vết mổ). Câu hỏi về những thay đổi sau implant với khối cơ mông đã được Serra giải quyết thông qua đánh giá thể tích khối cơ bằng CT và các đánh giá chức năng vận động khác. Việc implant đã dẫn tới teo khối cơ mông từ 2.6 tới 6.4% nhưng không làm ảnh hưởng tới sức cơ và giới hạn về vận động. Phương pháp cấy trong cơ này đã được mô tả kỹ trong các tài liệu về phẫu thuật, mặc dù không phải là trọng tâm của bài viết này nhưng chúng tôi cũng xin phép điểm lại một số thông tin quan trọng. Thứ nhất, việc bóc tách phải bằng dụng cụ tày đầu, và thứ hai, phải giữ lại khối cơ dày khoảng 2-3 cmn trên implant. Các mốc giải phẫu có thể sờ thấy được như mô tả của Gonzalez có thể được sử dụng để hướng dẫn bóc tách lớp cơ nhằm tối ưu hóa vị trí đặt túi đồng thời tránh được biến chứng do khối cơ và da không bao phủ được mô ghép. Cơ mông lớn có nguy cơ bị thủng nếu nó bị kéo căng ra bên ngoài, xuống dưới. Vì thế thực hiện siêu âm ngay trong khi đang bóc tách sẽ giúp Bác sĩ đảm bảo được yêu cầu của phẫu thuật.
Nâng mông dưới cân có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Dễ dàng bóc tách
- Cải thiện ‘ngoại hình’ toàn bộ vùng mông
- Cải thiện kích thước vòng mông
Nhược điểm:
- Sờ thấy túi độn mông
- Có thể nhìn thấy túi độn bằng mắt thường
- Nếp lằn mông bị lệch
Cách tiếp cận đưa túi độn dưới cân có thể áp dụng cho những bệnh nhân có mô mềm dày và không hoặc ít bị chùng da. Kỹ thuật này không quá phức tạp, cũng một phần vì mặt phẳng giải phẫu riêng biệt với các cấu trúc phía dưới nó. Bệnh nhân cũng sẽ có ít nguy cơ bị mất máu hơn so với kỹ thuật nâng trong cơ, đồng thời túi độn có thể được cố định dễ dàng hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân cần nâng khu vực mông dưới. Tác giả đã phát triển một sơ đồ đơn giản nhằm đưa ra các khuyến nghị về vị trí đặt và hình dạng túi implant dựa trên chiều dài của mông và lượng mỡ dưới da.
Khuyến cáo vị trí và hình dạng túi implant:
- Đối với mông dài: anatom- ic implant
- Mông ngắn: implant tròn (round implant)
- Mô mỡ dưới da dày: đặt túi implant dưới cân hoặc trong cơ
- Mô mỡ dưới da mỏng: đặt túi trong cơ
- Thiếu/ít mô mềm dưới da: không nên implant
Các liệu trình (bao gồm cả phẫu thuật) bổ sung có thể được thực hiện trước hoặc sau GAI. Các thủ tục được mô tả bao gồm hút mỡ vùng thắt lưng-cùng, chuyển mỡ tới vùng hông và cắt bỏ phần da thừa dưới nếp lằn mông. Hút mỡ vùng thắt lưng-cùng có thể được thực hiện ngay tại thời điểm implant để cải thiện tỉ lệ eo/hông (WHR). Trong các bài công bố của Singh và Roberts cùng các đồng ng- hiệp, khái niệm về WHR được đưa ra, coi như một chỉ số đánh giá mức độ hấp dẫn của người phụ nữ. Bằng cách chia chu vi của eo cho hông, chúng ta thu được WHR với trị số lý tưởng là 0.7. Một nghiên cứu nằm 2016 của Gupta và đồng nghiệp cho thấy rằng WHR lý tưởng hiện tại là 0.6. Hút mỡ vùng dưới nếp lằn mông hoặc thắt lưng cùng để bổ sung mỡ cho những vùng thiếu hụt cũng đã được một số tác giả mô tả trong các nghiên cứu của minhg. Tác giảkhuyến nghịtảo luận vềlợi ích của việc hút mỡ vùng thắt lưng vùng và hai bên hạ sườn để cải thiện kết quả implant (Hình 3). Ở những bệnh nhân có mỡ thừa ở hạ sườn, việc chỉ bổ sung túi độn mà không cải thiện đường bờ mông có thể làm cho vùng mông trở nên mất thẩm mỹ. Nâng mông có thể đồng thời kết hợp với làm đầy mông để loại trừ lượng da dư thừa và cải thiện hình dáng mông, vấn đề này đã được De la Pena-Salcedo và cộng sự mô tả. Ở những bệnh nhân có vùng da thừa, có thể thực hiện nâng mông trước khi làm đầy, kỹ thuật đã được mô tả kỹ trong một bài báo của Gonzalez.
Các liệu trình bổ sung:
- Hút mỡ ở vùng thắt lưng cùng, mạn sườn,
- Ghép mỡ cho vùng hông,mông
- Chỉnh sửa nếp lằn mông
- Nâng mông
Tác giả khuyến nghị các thủ thuật cải thiện đường bờ mông nên được căn chỉnh sao cho phù hợp với kết quả implant mông trước đó. Còn thủ thuật cắt bỏ vùng da thừa dưới nếp lằn mông hoặc chỉnh sửa nếp lằn mông có thể được thực hiện trước hoặc sau khi implant (Hình 4). Vùng dưới nếp lằn có thể cải thiện một phần sau khi làm im- plant, nên khuyến nghị thực hiện thủ thuật này sau implant (thường là vài tháng), để không phải cắt bỏ quá nhiều tổ chức da. Trong trường hợp tổchức da quá lỏng lẻo, nâng mông có thể giúp định vị lại vùng mô mềm dưới da để chuẩn bị cho các thủ thuật làm đầy mông bằng implant.
7. QUẢN LÝ SAU PHẪU THUẬT
Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở tư thế nằm sấp trên cáng và được băng ép vùng mổ.
Bệnh nhân được khuyên nên mặc quần áo có tác dụng ép chặt vùng mổ trong vòng 3 tuần và nằm ở tư thế sấp càng nhiều càng tốt. Tập thể dục và các hoạt động gắng sức khác có thể tiếp tục sau 8 tuần. Nên cố gắng tập vận động nhẹ nhàng sớm để tránh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tác giả kê kháng sinh dự phòng đường uống trong 5 ngày sau mổ. Thuốc giãn cơ không nên kê sau phẫu thuật nâng mông dưới cân nhưng nếu nâng mông trong cơ thì có thể kê (để giảm tình trạng khó chịu tại vùng mổ). Sau implant dưới cân thì không nên dùng dẫn lưu, nhưng trong cơ thì có, nhằm thức đẩy quá trình lành vết thương và giảm nề. Ống dẫn lưu được rút khi lượng dịch ra < 25 ml/24h, thông thường vào khoảng 5-7 ngày sau mổ. Ngoài ra, các Bác sĩ cần nắm rõ các biến chứng tiềm tàng sau phẫu thuật và hướng xử trí của từng biến chứng để có thể giải quyết kịp thời, tránh để lại di chứng sau này.
Khuyến nghị sau phẫu thuật:
- Mặc quần bó trong 3 tuần
- Duy trì tư thế nằm sấp nhiều nhất có thể
- Tránh tập luyện gắng sức trong 8 tuần sau PT
- Phát hiện và điều trị nhiễm khuẩn sớm
- Nếu có nhiễm khuẩn, hút dịch tiết và nuôi cấy địn danh vi khuẩn
- Loại bỏ khối implant đã nhiễm khuẩn sớm nhất có thể.
8. NHIỄM KHUẨN
Nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật với biểu hiện sưng nóng đỏ đau. Nếu còn dẫn lưu thì có thể quan sát được dịch bất thường. Dịch này nên được cố định trên lam, nhuộm Gram và nuôi cấy định danh. Nếu lượng dịch nhiều (phát hiện và đánh giá bằng việc sờ nắn) thì có thể chọc hút bằng kim 18G để loại bỏ toàn bộ lượng dịch này. Sau khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, nên điều chỉnh (liệu pháp xuống thang) hoặc có thể ngừng sử dụng kháng sinh tùy theo căn nguyên. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp nặng, sử dụng kháng sinh đơn thuần là chưa đủ. Lúc này, các phương pháp phẫu thuật nên được cân nhắc thực hiện. Trường phẫu thuật trước đó nên được khảo sát kỹ, đồng thời lập tức loại bỏ khối implant ra ngoài. Sau đó nên tưới rửa bằng dung dịch kháng sinh trước khi đóng vết mổ lại. Nếu tình trạng nhiễm trùng chỉ giới hạn quanh vùng phẫu thuật, vết mổ có thể được đóng kín. Nếu đường rạch ở nếp liên mông xuất hiện mủ hoặc hoại tử thì nên để hở vết mổ. Trong bất kỳtrường hợp nhiễm trùng nào, luôn phải tháo bỏ khối implant ra khi can thiệp. Nếu nhiễm trùng ở một bên mông, mô implant ở bên còn lại vẫn có thể giữ nếu không có vấn đề gì bất thường. Tỉ lệ nhiễm trùng đối với GAI nằm trong khoảng 1-7%. Các tác giả khuyến nghị loại bỏ túi độn càng sớm càng tốt khi phát hiện nhiễm khuẩn, điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan tràn tới vùng giữa nếp liên mông, giảm thiểu thời gian lành vết mổ.
9. BƯỚU HUYẾT THANH
Hình thành bướu huyết thanh sau GAI thường xảy ra sớm trong giai đoạn hậu phẫu và thường gặp sau khi implant dưới cân hoặc trong cơ. Đây bản chất là sự tích tụ chất lỏng (huyết thanh) trong các khoang được tạo thành khi bóc tách tổ chức. Nhưng chúng ta thường không phát hiện ra cho tới khi lượng dịch này tương đối nhiều (thường lớn hơn 150 mL). Bệnh nhân có thể phàn nàn về tình trạng khó chịu ở 1 hoặc cả 2 bên mông sau phẫu thuật từ 2 tới 3 tuần. Tác giả khuyến nghị nên chọc hút bằng kim 18G ở phần mông dưới khi nghi ngờ có bướu huyết thanh. Khi hút có thể dùng tay vừa ép vừa đẩy vùng dưới nếp lằn mông để tạo thuận cho việc chọc hút. Dịch hút được nên được gửi đi nuôi cấy định danh để xác định căn nguyên. Nếu dịch hút ra đục có thể dùng kháng sinh phổ rộng ngay mà không cần chờ kết quả vi sinh. Nên thực hiện chọc Hút nhiều lần cho tới khi ước tính lượng dịch còn lại dưới 10mL. Để phát hiện và xác định vị trí dịch, có thể sử dụng siêu âm tần số cao. Tỷ lệ bướu huyết thanh đã được De La Pena báo cáo vào khoảng 2% trong một nghiên cứu implant mông dưới cân.Aboudib đã báo cáo tỉ lệ bướu huyết thanh trong nghiên cứu implant mông trong cơ là 4%. Tác giả sử dụng mô cấy trơn với kết cấu bán rắn ở cả vị trí dưới cân và trong cơ, báo cáo rằng có 28% số bệnh nhân xuất hiện bướu huyết thanh khi chọc hút, nhưng khám lâm sàng không phát hiện ra. Mặc dù tỉ lệ bướu huyết thanh được công bố ở Hoa Kỳ nhiều hơn các khu vực khác do sử dụng mô cấy bán rắn thay vì gel, chúng ta cũng không thể kết luận được rằng liệu sự hình thành bướu huyết thanh có liên quan tới kích thước, kết cấu, tính thuần nhất của mô ghép và vị trí cấy ghép hay không. Khối bướu lớn hơn 100mL có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc làm đẩy khối implant đi lệch vị trí ghép. Các khối bướu lớn, tái lập nhanh có thể phải đặt dẫn lưu cho tới khi giải quyết triệt để chúng. Khối bướu từ 200-300 mL, đặt dẫn lưu hút kín không hiệu quả thì có thể xem xét mở vết mổ để đặt biofilm (màng sinh học). Cúng nên phẫu thuật giải quyết triệt để những trường hợp bướu huyết thanh tồn tại lâu, điều trị không triệt để.
Quản lý bướu huyết thanh
- Mặc quần bó
- Chọc hút thường xuyên trong thời gian đầu
- Nuôi cấy, định danh vi khuẩn.
- Đặt dẫn lưu hút kín
- Mở vết mổ,đặt dẫn lưu.
10. BỤC CHỈ VẾT MỔ
Giảm thiểu áp lực tác động lên vết mổ bằng cách đóng từng lớp giải phẫu một cách cẩn thận và cố định tốt từng bên vết mổ được khuyến cáo. Tỉ lệ bục chỉ sau GAI được báo cáo vào khoảng 6 tới 30%. Sinno và cộng sự đã báo cáo đây là biến chứng thường gặp nhất của các thủ thuật làm đầy mông sau khi phân tích 43 bài báo với tổng cộng 2375 bệnh nhân được khảo sát. Oranges và cộng sự, trong một bài báo gần đây đã phân tích 52 ng- hiên cứu về thủ thuật làm đầy mông và cũng đưa ra kết luận tương tự về biến chứng này. Sau bục chỉ vết mổ thì các biến chứng khác thường gặp là bướu huyết thanh và nhiễm khuẩn. Trong một nghiên cứu của Vergara, các trường hợp sử dụng mô implant thể tích 250-350 cm3 thường không xuất hiện bục chỉ sau mổ. Nên họ khuyến cáo tránh sử dụng mô cấy có thể tích lớn hơn 350cm3 ở ngay lần nâng mông đầu tiên. Nếu tình trạng bục chỉ chỉ xảy ra ở một số vị trí với mức độ nhẹ (chỉ nhìn thấy lớp dưới da), có thể để lại chăm sóc tại chỗ (thay băng) cho tới khi chúng liền. Còn các trường hợp bục chỉvết mổcó lộvật cấy thì nên mở vết mổ để giải quyết triệt để. Trường hợp Implant trong cơ có bục chỉ nhưng không lộ kho- ang cấy (trong các lớp cơ) thì có thể không cần loại bỏ vật cấy.
Quản lý bục chỉ vết mổ
- Bục chỉ mức độ nhẹ nên chăm sóc tại chỗ (thay băng).
- Bục chỉ có thể quan sát các tổ chức sâu phía dưới nên được chăm sóc tại chỗ cho tới khi vết mổ liền lại.
- Bục chỉ + lộ vật cấy cần phải loại bỏ vật cấy.
11. KHỐI MÁU TỤ
Chọc hút liên tiếp có thể đạt hiệu quả cao trong việc điều trị các khối máu tụ nhỏ. Đối với khối máu tụ lớn, gây căng cứng vùng mông thì có thể can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mô cấy hoặc tưới rửa liên tục vùng phẫu thuật và đặt dẫn lưu. Tác giả đã báo cáo tỷ lệ tụ máu là 2% sau phẫu thuật. Bục chỉ vết mổ, nhiễm khuẩn, và co kéo bao xơ là những nguy cơ dẫn tới khối máu tụ.
12. CO KÉO BAO XƠ
Nguyên nhân dẫn tới co kéo bao xơ có thể là do phản ứng viêm tại vùng phẫu thuật sau nhiễm trùng. Có thể cấy ghép khối elasto- mer bán rắn để tránh tình trạng co kéo này. Co kéo bao xơ thường biểu hiện bởi tình trạng căng cứng vùng mông sau implant. Bệnh nhân thường phàn nàn về tình trạng căng tức khó chịu ở vùng mông. Việc xử trí tình huống này phụ thuộc vào mức độ khó chịu, có thể từ việc phải mở vết mổ để cắt bao cho tới việc phải loại bỏ hẳn khối implant nếu quan sát thấy giả mạc.
13. ĐAU THẦN KINH HÔNG TO
Đây là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật, biểu hiện đau 1 bên (đôi khi là 2 bên) vùng mông lan tới mặt ngoài cẳng chân, do tình trạng viêm và sưng nề dẫn tới chèn ép dây thần kinh hông to. Các biến chứng đau dây thần kinh hông to được báo cáo sau các thủ thuật nâng mông dưới cân và trong cơ. Tình trạng này hầu như luôn tự khỏi trong vòng hai tuần và có thể được cải thiện khi sử dụng thuốc kháng viêm.
14. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÍNH THẨM MỸ
Việc quản lý các bệnh nhân implant thất bại cần các thông tin về: kích thước, hình dạng và vị trí cấy ghép. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ cho phép lập kế hoạch chỉnh sửa tối ưu. Những bệnh nhân không hài lòng với kích thước vòng ba sau phẫu thuật có thể được cải thiện ở lần phẫu thuật thứ 2 với mô cấy lớn hơn sau lần một 6 tháng. Sẽ an toàn hơn nếu lần đầu dùng một túi độn có kích thước vừa phải, sau khi ổn định có thể chuyển sang kích thước lớn hơn để tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình lành vết mổ. Thông thường, nếu vùng mông dưới nhô ra chưa đạt như ý muốn, có thể chuyển đổi mô cấy dạng tròn (round) sang dạng ana- tomic, đặc biệt đối với những bệnh nhân mông dài. Hoặc cũng có thể xử trí bằng cách đặt mô ghép ở vị trí thấp hơn. Các mô cấy hình oval có thể bị xoay, dẫn tới tình trạng mông không đối xứng và điểm nhô ra nhiều nhất có thể sẽ không nằm ở vị trí trung tâm. Trong một nghiên cứu của Serra và cộng sự, đánh giá 20 CT của bệnh nhân nâng mông trong cơ bằng khối hình oval cho thấy sau 3 tháng, các bệnh nhân này đều xuất hiện tình trạng xoay khối mô cấy. Tác giả khuyến nghị đổi khối implant từ dạng oval sang dạng tròn để cải thiện tình trạng không đối xứng này. Các bệnh nhân bị lộ khối implant quá nhiều đều cần xem xét khả năng phải thay đổi vị trí cấy. Cụ thể, các vị trí cấy dưới da hoặc dưới cân có thể chuyển thành cấy trong cơ để đảm bảo tính thẩm mỹ của vùng mông. Ser- ra và Aboudib đã mô tả việc định vị lại các khối implant ở mặt phẳng trong cơ xuống một lớp cơ sâu hơn để tránh xoay khối implant. Trong một bài báo của Jaimovich và cộng sự, 43 ca cấy ghép trong cơ được tái định vị và khâu nội bao xơ đã ổn định trở lại. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau và viêm mạn, khuyến cáo nên phẫu thuật. Việc thay thế khối implant có thể phải thực hiện sau 6 tháng nếu thấy cần tăng kích thước vòng ba hơn nữa. Ghép mỡ vào phần mông bị xệ có thể giúp khôi phục thẩm mỹ đồng thời cải thiện kích thước cũng như sựcânđối của vòng ba.
Quản lý các trường hợp implant thất bại
- Xác định kích thước, hình dạng và vị trí khối implant
- Đổi sang khối implant kích cỡ lớn hơn sau 6 tháng
- Cân nhắc thay đổi hình dạng khối implant cho phù hợp.
- Thay đổi mặt phẳng cấy ghép cho phù hợp
- Loại bỏ các mô cấy bị viêm mạn hoặc nhiễm trùng
- Thay mô cấy sau 6 tháng (trong trường hợp cần thiết)
- Xem xét việc ghép mỡ để khối phục kích thước và chỉnh sửa tình trạng bất đối xứng.
15. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bartels RJ, O’Malley JE, Douglas WM, et al. Unusual use of the Cro- nin breast prosthesis: case report. Plast Reconstr Surg 1969;44:500.
2. Cocke WM, Ricketson G. Gluteal augmentation. Plast Reconstr Surg 1973;52:93.
3. Gonzalez-Ulloa M. Gluteoplas- ty: a ten year report. Aesthet Plast Surg 1991;5:85–91.
4. Robles J, Tagliapietra J. Gluteo- plastia de aumento: implante sub- muscular. Cir Plast Iberolatino- americana 1984;10:365–9.
5. De la Pena JA, Rubio OV, Cano JP, et al. History of gluteal augmenta- tion. Clin Plast Surg 2006;33:307– 19.
6. Vergara R, Marcos M. Intramus- cular gluteal implants. Aesthet Plast Surg 1996;20:259–62.
7. De la Pena JA. Subfascial tech- nique for gluteal augmentation. Aesthet Surg J 2004;24:265–73.
8. Hwang SW, Nam YS, Hwang K, et al. Thickness and tension of the gluteal aponeurosis and the impli- cations for subfascial gluteal aug- mentation. J Anat 2012;221:69–72.
9. Mofid MM, Gonzalez R, de la Pena JA, et al. Buttock augmenta- tion with solid silicone implants; a multicenter survey review of 2226 patients. Plast Reconstr Surg 2013;131:897–901.
10. Mezzine H, Khairallah G, ABác sĩ R, et al. Buttocks enhancement using silicone implants: a nation- al practices assessment about 538 patients. Ann Chir Plast Esthet 2015;60:110–6.
11. Senderoff DM. Aesthetic sur- gery of the buttocks using implants: practice-based recommendations. Aesthet Surg J 2016;36:559–76.
12. Mendieta CG. Classification system for gluteal evaluation. Clin Plast Surg 2006;33:333–46.
13. Centeno RF, Young VL. Clinical anatomy in aesthetic gluteal body contouring surgery. Clin Plast Surg 2006;33:347–58.
14. Serra F, Aboudib JH, Cedrola JP, et al. Gluteoplasty: anatomic basis and technique. Aesthet Surg J 2010; 30:579–92.
15. Cuenca-Guerra R, Lugo-Beltran I. Beautiful buttocks: characteris- tics and surgical techniques. Clin Plast Surg 2006;33:321–32.
16. Senderoff DM. Buttock augmen- tation with solid silicone implants. Aesthet Surg J 2011;31:320–7.
17. Flores-Lima G, Eppley BI, Dimas JR, et al. Surgical pocket location for gluteal implants: a systematic review. Aesthet Plast Surg 2013;37:240–5.
18. Roberts TL, Weinfeld AB, Brun- er TW, et al. “Universal” and eth- nic ideals of beautiful buttocks are best obtained by autologous micro fat grafting and liposuction. Clin Plast Surg 2006;33:371–94.
19. De La Pena JA, Rubio OV, Cano JP, et al. Subfascial gluteal augmenta- tion. Clin Plast Surg 2006;33:405– 22.
20. Serra F, Aboudib JH, Marques RG. Intramuscular technique for gluteal augmentation; determina- tion and quantification of muscle atrophy and implant position by computed tomographic scan. Plast Reconstr Surg 2013;131:253e–9e.
21. Serra F, Aboudib JH, Neto JI, et al. Volumetric and functional evalua- tion of the gluteus maximus muscle after augmentation gluteoplasty using silicone implants. Plast Re- constr Surg 2015;135:533e–41e.
22. Hidalgo JE. Submuscular glu- teal augmentation: 17 years of ex- perience with gel and elastomer silicone implants. Clin Plast Surg 2006;33:435–47.
23. Mendieta CG. Intramuscular gluteal augmentation.Clin Plast Surg 2006;33:423–34.
24. Mendieta CG. Gluteoplasty. Aes- thet Surg J 2003;23:441–55.
25. Gonzalez R. Gluteal implants: the “XYZ” intramuscular method. Aesthet Surg J 2010;30:256–64.
26. Gonzalez R. Augmentation glu- teoplasty: the XYZ method. Aesthet Plast Surg 2004;28:417–25.
27. Gonzalez R, Mauad F. Intraop- erative ultrasonography to guide intramuscular buttock implants. Aesthet Surg J 2012;32:125–6.
28. Singh D. Universal allure of the hourglass figure: an evolu- tionary theory of female physi- cal attractiveness. Clin Plast Surg 2006;33:359–70.
29. Gupta CS, Wong WW, Motakef S, et al. Redefining the ideal buttocks: a population analysis. Plast Recon- str Surg 2016;137:1739–47.
30. Aiache AE. Gluteal recontouring with combination treatments: im- plants, liposuction, and fat transfer. Clin Plast Surg 2006;33:395–403.
31. Cardenas-Camerena L, Paillet JC. Combined gluteoplasty: lipo- suction and gluteal implants. Plast Reconstr Surg 2007;3:1067–74.
32. Cardenas- Camarena L, Sil- va-Gavarrete JF, ArenasQuintana R. Gluteal contour improvement: different surgical alternatives. Aes- thet Plast Surg 2011;35: 1117–25.
33. De la Pena-Salcedo JA, So- to-Miranda MA, VaqueraGuevara MO, et al. Gluteal lift with subfas- cial implants. Aesthet Plast Surg 2014;37:521–8.
34. Gonzalez R. Buttocks lifting: how and when to use medial, later- al, lower, and upper lifting techniques. Clin Plast Surg 2006;33:467–78.
35. Bruner TW, Roberts TL, Nguy- en K. Complications of buttock augmentation: diagnosis, manage- ment, and prevention. Clin Plast Surg 2006;33:449–66.
36. Aboudib JH, Serra F, de Castro CC. Gluteal augmentation: tech- nique, indications, and implant selection. Plast Reconstr Surg 2012;130:933–5.
37. De La Pena A. Subfascial but- tock implant augmentation. Pre- sented at The Annual Meeting of the American Society of Plastic Surgery. Chicago, September 27, 2005.
38. Sinno S, Chang JB, Brownstone ND, et al. Determining the safety and efficacy of gluteal augmenta- tion: a systematic review of out- comes and complications. Plast Re- constr Surg 2016;137(4):1151–6.
39. Oranges CM, Tremp M, Di Sum- ma PG, et al. Gluteal augmenta- tion techniques: a comprehensive literature review. Aesthet Surg J 2017;37(5):560–9.
40. Vergara R. Intramuscular glu- teal implants: 15 years experience. Aesthet Surg J 2004;23:86–91.
41. Serra F, Aboudib JH, Marques RG. Reducing wound complica- tions in gluteal augmentation surgery. Plast Reconstr Surg 2012;130:706e–13e.
42. Serra F, Aboudib JH. Gluteal implant displacement: diagno- sis and treatment. Plast Reconstr Surg2014;134:647–54.43. Jaimovich CA, Almeida MW, Aguiar LF, et al. Internal suture tech- nique for improving projection and stability in secondary gluteoplasty. Aesthet Surg J 2010;30:411–3.
44. Senderoff DM. Revision buttock implantation: indications, proce- dures and recommendations. Plast Reconstr Surg 2017;139(2):327– 35.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề