Phẫu thuật thẩm mỹ chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật xẻ tà

Phẫu thuật thẩm mỹ chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật xẻ tà
Phẫu thuật thẩm mỹ chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật xẻ tà
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Phẫu thuật thẩm mỹ chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật xẻ tà được dịch bởi Ths, Bs Nguyễn Đình Trung từ sách PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÙNG MÔNG của Sadri Ozan Sozer, MDa,*, Osman Erhan Eryilmaz, MDb.

1. TỪ KHÓA

  • Chia vạt cơ mông
  • Nâng mông bằng vật liệu tự thân
  • Ghép mỡ

2. ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Chia vạt cơ mông trong nâng mông là một trong những kỹ thuật nâng mông bằng vật liệu tự thân, có thể thay thế cho các phương pháp khác như ghép mỡ, implant mông và chuyển vạt mỡ
  • Implant mông có tỉ lệ biến chứng thay đổi trong các nghiên cứu cũng như những khó khăn khi thực hiện.
  • Ghép mỡ là kỹ thuật hiệu quả khi cần tăng thể tích vùng mông ở mức độ vừa phải.
  • Vạt mỡ da bắt nguồn từ vùng mông trên và chúng chỉ giúp cải thiện kích thước vùng đó mà không thể kéo dài tới vùng trung tâm mông.

3. GIỚI THIỆU

Gần đây, số lượng bệnh nhân tìm cách nâng mông và tạo hình bờ mông ngày càng nhiều. Implant mông đa được báo cáo là hay xuất hiện biến chứng và thường gặp khó khăn khi phẫu thuật. Còn ghép mỡ thìđược coi là một phương pháp hiệu quả nếu bệnh nhân muốn cải thiện kích thước và làm đầy mông ở mứcđộvừa phải. Tuy nhiên cảhai kỹ thuật này đều không giải quyết được tình trạng xệ/chùng da mông. Mặc dù kỹ thuật xẻ tà được mô tả dưới đây chủ yếu với mục đích giải quyết tình trạng thiếu hụt thể tích mông, nhưng chúng lại đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân sa/xệ mông đồng thời muốn tăng kích thước vòng mông. Một số các loại vạt mỡ-da thường dùng nâng mông cũng sẽ được đề cập trong bài viết này. Hầu hết các vạt này bắt nguồn từ vùng mông trên và giúp cải thiện thể tích cũng ở vùng mông trên này, nên cơ bản không thể giải quyết sựthiếu hụt thểtíchởvùng mông giữa và dưới.

4. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

Vật lý tưởng phải linh hoạt và được cấp máu đầy đủ, tạo được độ săn chắc cho vùng mông trên và dựng được điểm hình chiếu ở phần giữa mông. Các vết sẹo sau phẫu thuật phải nằm trong các nếp tự nhiên hoặc có thể che bởi quần áo lót.

5. CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT

Vạt cơ mông được cấp máu bởi các động mạch xuyên bắt nguồn từ động mạch mông trên. Có khoảng 20-25 động mạch xuyên nuôi vùng mông trên, được tách từ hai động mạch mông trên và dưới, thuộc phân nhánh động mạch chậu trong. Do đó vùng mông trên được cấp máu tương đối dồi dào, việc tạo vạt ở đây sẽ không quá phức tạp. Chúng ta định nghĩa điểm giao của nếp lằn bẹn và đường nách giữa là điểm A (Hình 1A). Điểm trên cùng của nếp liên mông là điểm B (Hình 1B). Vẽ một đường cong lồi lên trên, đi từ điểm B đến điểm A. Tại vị trí xương cùng, vẽ đối xứng một đường ở bên đối diện, tạo thành hình chữ V. Sau phẫu thuật vết sẹo này sẽ hơi cong lên một chút, và có thể dễ dàng che chúng đi khi mặc đồ lót. Sau đó, sử dụng nghiệm pháp véo da bằng hai tay để ước tính đường rạch da (hình 1C). Vạt được tạo ra nằm giữa hai đường rạch này, với khoảng 80% khối lượng là cơ mông lớn.

Hình. 1. Đánh dấu mốc giải phẫu quan trọng
Hình. 1. Đánh dấu mốc giải phẫu quan trọng

Đối với tình trạng sa mông, theo lý thuyết sẽ nâng mông lên trên và vào trong một đoạn ngắn. Vạt mông nằm trong giới hạn của hai đường rạch trên và dưới, bắt nguồn từ đoạn 2/3 trong bóc tách từ dưới lên trên. Mặt trong vạt được bóc tách phải cách đường giữa cơ thể đoạn 2-3 cm. Giới hạn bên ngoài của vạt là đoạn ¾ trong tính từ đường giữa cơ thể tới đường nách sau, và vạt có thể có chiều rộng từ 5-15 cm tùy thuộc vào mục đích phẫu thuật, đường bờ mông và kết quả mong muốn (Hình 1D). Tùy thuộc vào những bất thường đường bờ mông mà quyết định xem đâu sẽ là vị trí cần được hút mỡ (hai bên sườn, xương cùng, đùi sau,..đi lần lượt theo các đơn vị thẩm mỹ vùng mông) để đạt được đường cong mong muốn.

6. TƯ THẾ BỆNH NHÂN

Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, đặt một miếng đệm gel silicone dưới mào chậu hai bên để tránh loét điểm tì. Giữ bệnh nhân ở tư thế uốn cong thắt lưng để tạo thuận cho việc hút mỡ và nâng vạt.

7. TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

Phần da phía trên mông hình chêm đã đánh dấu trước đó được rạch ra, để lại lớp mỡ trên mặt sau xương cùng nhằm dẫn lưu bạch huyết. Vạt mông sẽ được đánh dấu vị trí sau khi đã rạch hai đường trên dưới, sau đó được khử biểu mô (hình 1D, 2A).

Vạt sẽ được bóc tách thẳng từ trên xuống lớp cân nông bằng các dụng cụ bóc tách sao cho đường bóc ở mặt trên, trong và ngoài thẳng góc với khối cơ ở dưới. Mặt dưới sẽ được bóc tách với một góc nghiêng (thay vì góc vuông như 3 mặt còn lại) cho tới lớp cân nông. Một túi bao được thiết kế để bọc phần vạt lại, ngay phía trên cân cơ mông lớn (Hình 2B) (Pocket for the flap ở hình 2A). Lớp cân ở mặt trên, trong và ngoài được chia tách nhau ra, sau đó tách một phần cơ mông lớn (chiều dài khoảng 5-6cm) ra đi cùng với phần tổ chức dưới da đã được khử biểu mô trước đó, rồi thực hiện thao tác lật vạt lên trên (Hình 3).

Hình. 2. (A) Đường mổ từ trong ra ngoài. (B) Nâng cao da và tổ chức dưới da để đặt vạt.
Hình. 2. (A) Đường mổ từ trong ra ngoài. (B) Nâng cao da và tổ chức dưới da
để đặt vạt.
 Hình. 3. Lật vạt sau khi tách cơ.

Hình. 3. Lật vạt sau khi tách cơ.

Vạt được lật lên trên và bờ tự do của chúng được khâu nối vào túi bao đã đặt trước đó bằng chỉ Quill 3-0 (chỉ khâu lớp cân nông với túi, không khâu cơ) (Hình 4).

Hình. 4. Cách xoay và cố định vạt.
Hình. 4. Cách xoay và cố định vạt.

Sau các bước chính có thể ghép mỡ để cải thiện đường bờ mông cũng như vùng chuyển tiếp đẻ có được đường cong mềm mại, liên tục.

Việc đưa phần tổ chức dưới da đã được khử biểu mô đem ‘giấu’ vào trong vạt lật vừa giúp bảo vệ tổ chức, vừa giúp cho vạt có hình dạng tròn hơn, giống như một khối implant. Phần da mông ở phía dưới bây giờ được kéo lên để che phủ vạt. Sau đó bệnh nhân có thể nằm ngửa ngay để có thể thực hiện những thủ thuật khác nếu cần.

8. BIẾN CHỨNG VÀ QUẢN LÝ BIẾN CHỨNG

Bằng cách tách đôi khối cơ mông lớn, tạo thuận cho việc lật vạt từ nửa dưới lên trên, đồng thời bảo tồn tối đa mạch cấp máu cho vạt so với các loại vạt khác (Bảng 1). Không ghi nhận trường hợp nào bị hoại tử toàn bộ vạt hoặc hoại tử mỡ. Các tác giả không ghi nhận bất kỳ trường hợp xuất hiện khối máu tụhoặc bướu huyết thanh nào sau phẫu thuật. Điều này có thể do sự đóng góp của một số yếu tố, bao gồm việc bảo tồn được hệ bạch huyết sau xương cùng, giảm thiểu các khoang tồn dư, băng ép sau phẫu thuật và sử dụng dẫn lưu. Cho đến nay, chỉ có 1 bệnh nhân phải điều trị chỉnh sửa lại vạt sau phẫu thuật.

Bảng 1

Biến chứng nâng mông bằng vật liệu tự thân

Biến chứng Tỉ lệ Dự phòng
Vạt gồ ghề Hiếm Tiêm mỡ xung quanh túi chứa vạt.
Hoại tử mỡ Hiếm Tạo vạt kích thước phù hợp.
Bướu huyết thanh/khối máu tụ Hiếm Kéo vạt da dứt khoát, khâu siết chỉ. Đặt dẫn lưu
Co cơ ở vạt Rất hiếm

 

9. CHĂM SÓC HẬU PHẪU

Bệnh nhân nên vận động tại giường sớm sau phẫu thuật. Nên sử dụng các loại tất áp lực và quần áo bó để hạn chế biến chứng bướu huyết thanh. Dẫn lưuđược rút ra khi thể tích dịch < 50 mL/24h.
Các tác giả không khuyến cáo về tư thế cần duy trì sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể ngủ, nằm ở bất kỳ tư thế nào, thậm chí có thể ngồi được ngay sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau 10-15 ngày.

10. KẾT QUẢ LÂM SÀNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

Trong loạt bài đăng của tác giả,tổng cộng 400 ca đã được thực hiện. Trong đó khoảng 70% là bệnh nhân sau giảm cân lượng lớn và mong muốn đạt được ngoại hình đẹp hơn. Bệnh nhân đa số hài lòng sau phẫu thuật.

11. TỔNG KẾT

Các dấu hiệu chứng tỏ một kết quả thẩm mỹ toàn vẹn: điểm hình chiếu ở trung tâm của mông, ngang với vị trí xương mu. Ngoài ra, khả năng giải quyết tình trạng sa mông bằng cách nâng mông lên trên vào trong đồng thời rút ngắn nếp lằn mông đã được hầu hết các tác giả công nhận. Việc tách phần dưới vạt theo một góc xiên giúp cải thiện chiều dài và tầm với của vạt lên nửa mông trên, giúp hình thể của vạt gần giống với một khối im- plant hơn.

Ưu điểm khác của loại vạt này là điểm gập khá linh động, nên có thể tính toán để dựng điểm hình chiếu của mông tại chính điểm gập đó, sao cho chúng nằm ở vị trí trung tâm của mông. Đồng thời, việc di chuyển các mô từ dưới lên trên giúp nâng 1 phần mông trên lên, đồng thời tạo đường chuyển tiếp liên tục với vùng mông giữa và thắt lưng. Chúng cũng làm cho vùng thắt lưng trông cong ra trước nhiều hơn (một cách tương đối) (Hình 5-8).

Hình. 5. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật, chứng minh sự cải thiện về hình dáng mông và loại bỏ đi những bất thường.
Hình. 5. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật, chứng minh sự cải thiện về hình dáng mông và loại bỏ đi những bất thường.
Hình. 6. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật, khẳng định kết quả khả quan ở bệnh nhân có lượng mô mềm hạn chế.
Hình. 6. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật, khẳng định kết quả khả quan
ở bệnh nhân có lượng mô mềm hạn chế.
Hình. 7. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của một bệnh nhân đã từng thực hiện tạo hình thành bụng trước đó, chứng tỏ sự linh hoạt của ký thuật này trong việc tùy chỉnh vị trí sẹo (cao/thấp).
Hình. 7. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của một bệnh nhân đã từng thực hiện tạo hình thành bụng trước đó, chứng tỏ sự linh hoạt của ký thuật này trong việc tùy chỉnh vị trí sẹo (cao/thấp).
 Hình. 8. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân mất chân phải, chứng minh khả năng phục hình của kỹ thuật này ở những bệnh nhân teo cơ mông trầm trọng.

Hình. 8. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân mất chân phải, chứng minh khả năng phục hình của kỹ thuật này ở những bệnh nhân teo cơ mông trầm trọng.

11. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sozer SO, Agullo FJ, Palladino H. Split gluteal muscle flap for auto- prosthesis buttock augmentation. Plast Reconstr Surg 2012;129:766– 76.
2. Sozer SO, Agullo FJ, Wolf C. Auto- prosthesis buttock augmentation during lower body lift. Aesthetic Plast Surg 2005;29:133–7 [discus- sion: 138–40].
3. Sozer SO, Agullo FJ, Palladino H. Autologous augmentation gluteo- plasty with a dermal fat flap. Aes- thet Surg J 2008;28:70–6.
4. Sozer SO, Agullo FJ, Palladino H. Spiral lift: medial and lateral thigh lift with buttock lift and aug- mentation. Aesthetic Plast Surg 2008;31:120–5.
5. Sozer SO, Erhan Eryilmaz O. Split gluteal muscle flap for autopros- thesis buttock augmentation. In: Strauch Berish, Vasconez LO, Her- man CK, et al, editors. Grabb’s ency- clopedia of flaps. 4th edition. Wolt- ers and Kluvert; 2016. p. 1533–6.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây