Hệ thống phân loại đánh giá vùng mông: Những quan điểm mới

Hệ thống phân loại đánh giá vùng mông: Những quan điểm mới
Hệ thống phân loại đánh giá vùng mông: Những quan điểm mới
5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết Hệ thống phân loại đánh giá vùng mông: Những quan điểm mới được dịch bởi Ths, Bs Nguyễn Đình Trung từ sách PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÙNG MÔNG của Constantino G. Mendieta, MDa, Aditya Sood, MD, MBAb’*.

1. TỪ KHÓA

  • Cải thiện đường bờ mông
  • Nâng mông
  • Chỉnh hình mông
  • Cấy mỡ vùng mông

2. ĐIỂM QUAN TRỌNG

  •  Cải thiện đường bờ mông và nâng mông là 2 quy trình khác nhau nhưng luôn song hành với nhau.
  • Hệ thống phân loại được đề xuất sẽ giúp đánh giá giải phẫu của từng bệnh nhân và phân tích các vùng đường bờ quan trọng của mông.
  • Hệ thống giúp chuẩn hóa việc đánh giá bệnh nhân

3. GIỚI THIỆU

Vùng mông đã nhận được sự chú ý của giới truyền thông trong những năm trở lại đây, điều này đã làm tăng nhu cầu của khách hàng về việc ‘tái cấu trúc’ khu vực này. Nhu cầu của họ càng tăng đã đòi hỏi một cách tiếp cận mới hơn, theo hệ thống để đánh giá về giải phẫu vùng cũng như việc phát triển các quy trình phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) liên quan.

Hiện tượng này đã được xác nhận bằng các số liệu thống kê do Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Hoa Kỳ thu thập, cho thấy hơn 20000 thủ thuật nâng mông được thực hiện vào năm 2016 (tăng 3267% so với năm 2002). Gần đây, tổ chức nghiên cứu và đào tạo phẫu thuật tạo hình thành lập đội đặc nhiệm để điều tra những rủi ro liên quan đến việc ghép mô mỡ trong thủ thuật nâng mông. Và cuối cùng họ đã công bố kết quả của mình.

Mặc dù sự quan tâm của Bác sĩ đối với phẫu thuật tạo hình (PTTH) cơ mông ngày càng tăng, nhưng hầu hết các Bác sĩ PTTM vẫn do dự khi quyết định thực hiện thủ thuật vì họ thực sự chưa hiểu thấu đáo các kỹ thuật phẫu thuật, lựa chọn phương pháp điều trị vẫn còn do dự, và không thể tìm được hệ thống đánh giá nào đạt chuẩn.

Mặc dù nhiều bài báo về PTTH mông đã được xuất bản trong vài năm quá, nhưng chúng cũng chủ yếu tập trung vào kỹ thuật chứ không phải đánh giá các biến thể giải phẫu khác nhau của vùng mông. Bài báo này trình bày một hệ thống phân loại có thể được cá nhân hóa cho mọi bệnh nhân, từ đó hướng dẫn lập kế hoạch phẫu thuật cho việc tạo hình vùng mông và nâng mông.

Hình dáng của mông chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố sau:

  1. Khung xương cơ bản
  2. Cơ mông lớn
  3. Định khu mỡ dưới da
  4. Da

Sự tương tác của 4 tổ chức này mang lại cho vùng mông một hình dáng đặc trưng cụ thể (hình 1A). Để đơn giản hóa chủ đề phức tạp này, hãy tưởng tượng cơ thể là một cấu trúc có thể tháo rời. Khi tách cơ ra thì phần còn lại là khung xương, mỡ và da, có thể gọi chung là khung (Hình 1B).

Hình 1. (A) Hình thể toàn bộ vùng mông phụ thuộc vào khung xương, cơ mông lớn, vị trí và lượng mỡ dưới da, độ căng của da. (B) Khung mông, với cơ mông lớn đã được tách ra.
Hình 1. (A) Hình thể toàn bộ vùng mông phụ thuộc vào khung xương, cơ mông lớn, vị trí và lượng mỡ dưới da, độ căng của da. (B) Khung mông, với cơ mông lớn đã được tách ra.

Hệ thống phân loại đề xuất cho việc đánh giá, xác định các loại khung khác nhau, các đơn vị thẩm mỹ.

Vùng mông, các nhóm cơ mông, và mối tương quan giữa cấu trúc cơ và khung trong phẫu thuật cải thiệnđường bờmông. Cuối cùng là một hệ thống phân loại các loại sa thường gặp.

4. KHUNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ THẨM MỸ VÙNG MÔNG

Khi loại bỏ khối cơ bên ngoài, các nhà phẫu thuật phải hiểu được những thành phần nào cấu tạo nên khung chậu (xương, da, mỡ) và chúng tương tác với nhau như thế nào để tạo ra một hình dạng cụ thể, ảnh hưởng tới những đơn vị thẩm mỹ của cơ mông:

Về cơ bản, khung xương ảnh hưởng tới hình dáng của khu- ng chậu; tuy nhiên, vì cấu trúc này không thể thay đổi bằng phẫu thuật, nên chúng không đóng vai trò quan trọng nào trong hệ thống phân loại ngoài việc xác định các chỉ số khung chậu và xếp chúng vào các nhóm khung chậu người.
Da đóng vai trò nhất định khi muốn xác định xem có cần phải thực hiện năng mông trên hay chỉnh hình nếp lằn mông hay không.
Mỡ là thành phần quan trọng nhất của khung chậu về mặt thẩm mỹ. Mỡ dưới da có tác động lớn trong việc thiết lập hình dáng của mông, đồng thời chúng cũng dễ dàng chỉnh sửa.

Hình. 2. (A) 10 đơn vị thẩm mỹ vùng sau được mô tả. (B,C) Sau khu vực quan trọng xác định hình dạng khung; bao gồm vùng 1 - 5 và vùng 8. (C) Vùng 8 có thể yêu cầu ghép mô mỡ để tạo đường bờ đẹp (Từ bài báo của Mendieta CG. Gluteal reshaping. Aesthet Surg J 2007;27(6):641-55)
Hình. 2. (A) 10 đơn vị thẩm mỹ vùng sau được mô tả. (B,C) Sau khu vực quan trọng xác định hình dạng khung; bao gồm vùng 1 – 5 và vùng 8. (C) Vùng 8 có thể yêu cầu ghép mô mỡ để tạo đường bờ đẹp (Từ bài báo của Mendieta CG. Gluteal reshaping. Aesthet Surg J 2007;27(6):641-55)

Over rall Buttock Shape : Hình thể toàn bộ vùng mông Gluteal muscle: Cơ mông

Gluateal muscle(gluteal shape): Hình dạng cơ mông Frame: Khung

Các đơn vị thẩm mỹ vùng mông là khái niệm quy định các vùng thẩm mỹ khác nhau của mông. Hiểu được các đơn vị thẩm mỹ này và mối quan hệ của chúng với khu- ng chậu là điều tối quan trọng trước khi thực hiện nâng mông. Các đơn vị này được sử dụng để định hướng và xác định khu vực nào sẽ được nhận Mỡ, khu vực nào sẽ được hút mỡ, điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả, vì thế chúng ta cần thảo luận kỹ. Công trình đã xuất bản trước đây đã mô tả 10 đơn vị thẩm mỹ cho vùng sau (Hình 2), và một công trình khác đã mô tả 8 đơn vị thẩm mỹ vùng mông: 2 đơn vị mạn sườn, 1 đơn vị tam giác cùng, 1 đơn vị giao thoa 2 nếp lằn mông, 2 đơn vị mông đối xứng và 2 đơn vị đùi đối xứng (Hình 3). Khuyến khích việc phân tích giải phẫu cẩn thận và kỹ thuật phẫu thuật chính xác, cũng như giao tiếp tận tình với bệnh nhân để xác định nhu cầu của họ.

Hình. 3. 8 đơn vị thẩm mỹ vùng mông bao gồm 2 mạn sườn đối xứng 2 bên (1,2), 1 tam giác cùng (3), mông hai bên (4,5), 2 đùi sau đối xứng nhau (7 và 8), và 1 bộ phận giao thoa của 2 nếp lằn mông (hình thoi – 6) (Nguồn: Centeno RF. Gluteal aesthetic unit classification: a tool to improve outcomes in body contouring. Aes- thetic Surg J 2006;26(2):200-8)
Hình. 3. 8 đơn vị thẩm mỹ vùng mông bao gồm 2 mạn sườn đối xứng 2 bên (1,2), 1 tam giác cùng (3), mông hai bên (4,5), 2 đùi sau đối xứng nhau (7 và 8), và 1 bộ phận giao thoa của 2 nếp lằn mông (hình thoi – 6) (Nguồn: Centeno RF. Gluteal aesthetic unit classification: a tool to improve outcomes in body contouring. Aes- thetic Surg J 2006;26(2):200-8)

5. ĐỊNH NGHĨA CÁC LOẠI KHUNG (CHẬU)

Việc phân loại các loại khung được thực hiện bằng cách so sánh và đối chiếu lượng chất béo có sẵn trong 3 vùng cụ thể. Điểm nhô ra nhất ở vùng hông, giới hạn trên được đánh dấu là điểm A, điểm nhô ra nhiều nhất ở vùng đùi ngoài là điểm B và điểm giữa mặt ngoài mông làđiểm C (Hình 4).

Hình. 4. Điểm A, B, C trong đánh giá khung (chậu)
Hình. 4. Điểm A, B, C trong đánh giá khung (chậu)

Sự kết nối các điểm A và B ở mỗi bên của cơ thế dẫn tới việc xác định 4 loại khung cơ bản: Hình chữ A, hình chữ V, hình vuông và hình tròn (Hình 5).

Hình. 5. Bốn dạng khung (chậu).
Hình. 5. Bốn dạng khung (chậu).

Điểm C có 2 chức năng: Đầu tiên là giúp phân biệt dạng mông tròn hay vuông. Mông tròn có lượng mỡ dư thừa ở điểm C này nhưng mông vuông thì có lượng mỡ bằng nhau hoặc lệch bên (Hình 5). Chức năng thứ hai và cũng là quan trọng nhất của điểm C là chúng giúp đánh giá mức độ lõm xuống ở điểm C trong mông vuông, mông hình chữ A hoặc hình chữ V. Mức độ lõm này được phân thành nhiều mức độ: 0, nhẹ, vừa, nặng (Hình 6).

Hình. 6. Điểm C lõm xuống ở khung chậu vuông.
Hình. 6. Điểm C lõm xuống ở khung chậu vuông.

Ý nghĩa lâm sàng của điểm C là đối với những chỗ lõm nhẹ hoặc trung bình thường không cần ghép mỡ vì vị trí lõm này sẽ biến mất khi hút mỡ mông trên, mặt ngoài đùi hoặc cả 2. Tuy nhiên, với tình trạng lõm mức độ nặng, bác sĩ nên cân nhắc việc ghép mỡ vào khu vực này.

6. BỐN LOẠI KHUNG (CHẬU)

6.1. Khung vuông

Khung vuông là phổbiến nhất, gặp ở khoảng 40% số bệnh nhân. Vị trí A và B tương tự nhau, đặc trưng cho phần mông hình vuông để khi các điểm này nối với nhau sẽ được một hình vuông (Hình 7 và 8). Điểm C có thể có các mức độ lõm (thiếu mô mỡ) khác nhau. Đây là dạng khung dễ chỉnh hình nhất trong cả 4 kiểu khung vì bất kỳ sự thay đổi nào ở 1 trong 3 điểm A,B,C đều có thể biến khung này thành dạng khung khác.

Hình. 7. Hình minh họa khung vuông, ngắn. Cơ mông lớn có tỉ lệ cao/rộng 1:1.
Hình. 7. Hình minh họa khung vuông, ngắn. Cơ mông lớn có tỉ lệ cao/rộng 1:1.
Hình. 8. Hình minh họa khung vuông, cao. Cơ mông lớn có tỉ lệ cao/rộng = 2:1.
Hình. 8. Hình minh họa khung vuông, cao. Cơ mông lớn có tỉ lệ cao/rộng = 2:1.

Aesthetic Unit/Zones:Đơn vị thẩm mỹ vùng mông.

  1. Sacrum V-zone:Vùng cũng chữ V.
  2. Flank: Hông.
  3. Upper buttock : Mông trên,
  4. Lower back: Thắt lưng.
  5. Outer leg : Bờ ngoài đùi.
  6. Gluteus: Mông.
  7. Diamond zone:inner gluteal/leg injection: Vùng hình thoi: Vùng đùi trong/vùng hút mỡ.
  8. Mid-lateral buttock point:Điểm
  9. Inferior gluteal /posterior leg junc- tion: Mặt sau đùi/mặt dưới mông.
  10. Upper back: Lưng.
  11. Mild depression at point C : Lõm ở điểm C: Nhẹ
  12. Moderate depression: Trung bình
  13. Severe depression: Nhiều

Hình dạng này độc đáo ở chỗ chúng có thể cao, trung bình hoặc ngắn (Hình 7 và 8). Để hiểu rõ khái niệm này, cần phải nhớ rằng khung bao gồm da, mỡ và xương. Khung xương chỉ hữu ích để xác định đây là khung cao, trung bình hay ngắn. Giới hạn trên của khung xương là đường viền trên của mào chậu. Nên tùy thuộc độ cao của chúng mà cơ mông lớn sẽ bám vào khung xương tại các vị trí khác nhau. Cụ thể, biến thể đầu tiên gắn đường viền trên cơ mông lớn dọc Theo đường viền trên của toàn bộ mào chậu, chúng để lại rất ít khoảng trống giữa bờ trên của cơ và mào chậu. Loại này hình thành khung chậu ngắn, tỉ lệ cao/rộng của khối cơ là 1:1. Dạng biến thể thứ hai, cơ bám thấp hơn trên khung chậu, sao cho mép trên của cơ cách mào chậu khoảng ½ chiều dài cơ. Loại này được gọi là khung chậu cao, cơ thường có tỉ lệ cao/rộng là 2:1 (Hình 8).

Dạng còn lại là dạng trung gian, nằm giữa dạng khung cao và khung thấp vừa mới đề cập ở trên. Cơ mông lớn có chiều cao/rộng = 1:1 hoặc 2:1. Mông dạng vuông thường được cải thiện tương đối nhiều khi hút mỡ điểm A và B. Điểm C có thể cần ghép mỡ, tùy thuộc vào mức độ lõm tại điểm này (Hình 9).

Hình. 9. Minh họa khung vuông, cao trước (trái) và sau (phải) phẫu thuật chỉnh hình mông.
Hình. 9. Minh họa khung vuông, cao trước (trái) và sau (phải) phẫu thuật chỉnh
hình mông.

6.2.Dạng tròn

Dạng tròn gặp ở khoảng 15% số bệnh nhân. Dạng này có đặc điểm là xuất hiện lượng mỡ thừa ở điểm C. Khi cả 3 điểm (A, B và C) được kết nối với nhau, một đường cong hình chữ C sẽ được hình thành (Hình 10). Điểm C rất quan trọng vì nó giúp phân biệt khung tròn với khung vuông. Khiđiểm C lõm dần, khung từ dạng tròn chuyển dạng vuông.

Hình. 10. Minh họa mông khung tròn.
Hình. 10. Minh họa mông khung tròn.

Những bệnh nhân có mông dạng này thường có xu hướng nặng hơn những bệnh nhân khung vuông. Ở dạng tròn, cơ mông lớn có thể có có chiều rộng bình thường hoặc rộng; tuy nhiên, chúng thường có 1 phần đáy hẹp hơn phần chiều rộng. Tỉ lệ chiều cao/rộng = 1:1.

Hình dạng này cũng có thể có dị tật liên quan tới lượng chất béo hoặc da dư thừa ở vùng dưới trong nếp lằn mông (vị trí nằm giữa đường liên mông và nếp lằn mông 2 bên). Vùng này quá đầy tạo ra hình ảnh trông như đang mặc tã lót, sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ.

6.3.Hình chữ A (Hình lê)

Khung chữ A gặp ở khoảng 30% bệnh nhân. Khi nối các điểm A và B, tạo ra hình dạng gần như chữ A (Hình 11). Hình dạng này đặc biệt vì chúng tích nhiều mỡ ở hơn ở vùng đùi ngoài phía trên (điểm B) và ít chất béo hơn ở vùng hông bên (điểm A). Lý tưởng nhất là điểm A nhô ra nhiều hơn một chút. Lúc này, khi rút chất béo ở điểm B đi, mông bắt đầu có dạng vuông. Điểm C có thể bị lõm đi nhiều, song ở dạng này hầu hết các trường hợp chỉ lõm mức nhẹ hoặc trung bình. Dạng khung này thườngđược cải thiện khi hút mỡ ở điểm B hoặc vùng đùi bên (Hình 12). Điểm C có thể cần ghép mô mỡ, tùy thuộc vào mức độ lõm. Nên tránh hút mỡ quá nhiều ở điểm B để ngăn chặn điểm lõm ở khu vực này, ngẫu nhiên hình thành ranh giới giữa vùng mông và mặt ngoài đùi.

Hình. 11. Hình minh họa khung dạng chữ A với mức độ lõm nhẹ, trung bình và nhiều ở điểm C. Điểm A nên là điểm lồi ra nhiều nhất của vùng mông ở dạng này, nên sẽ thực hiện hút mỡ ở điểm B để cân đối lại.
Hình. 11. Hình minh họa khung dạng chữ A với mức độ lõm nhẹ, trung bình và nhiều ở điểm C. Điểm A nên là điểm lồi ra nhiều nhất của vùng mông ở dạng này, nên sẽ thực hiện hút mỡ ở điểm B để cân đối lại.
Hình. 12. Khung mông dạng chữ A, cao trước (bên trái) và sau (bên phải) nâng mông thẩm mỹ.
Hình. 12. Khung mông dạng chữ A, cao trước (bên trái) và sau (bên phải) nâng mông thẩm mỹ.

6.4.Hình chữ V (Hình quả táo)

Khoảng 15% số bệnh nhân có dạng khung hình chữ V. Khi nối điểm A và B với nhau, có thể thấy chúng hội tụ lại 1 điểm ở dưới mông, tạo hình chữ V. Hầu hết mô mỡ nằm ở vùng mặt ngoài hông (điểm A) và rất ít ở điểm B. Ở dạng này, tình trạng lõm ở điểm C không quá đáng ngại. Khi điểm A nhỏ đi, mông sẽ có khung vuông.

Hình dạng này đặc biệt ở chỗ bệnh nhân có khung xương chậu cao, chân mảnh khảnh và có xu hướng béo phì trung tâm. Giải phẫu khung chậu lúc này cần quan tâm, khung xương chậu cao với dạng khung chữ V làm cho mông có vẻ dài, tuy nhiên trên thự tế, cơ lại bám thấp trên xương chậu, với tỉ cao/rộng là 1:1. Đường liên mông trông cũng ngắn và nằm dưới thấp (hình 14). Hình dạng này được tạo ra bởi 2 yếu tố: (1) không có khối lượng cơ mông nhất định ở trên nếp lằn mông và (2) chiều cao xương cùng gấp 2-3 lần đường liên mông.

Hình. 13. Hình minh họa mông hình chữ V. Mũi tên màu đỏ cho biết đường ranh giới của mặt ngoài mông và mặt ngoài đùi: phương pháp trị liệu tốt nhất là cấy mô mỡ. Đường liền nét cho biết chiều rộng cơ mông lớn với bên trái là chiều rộng ngắn, bên phải là bình thường.
Hình. 13. Hình minh họa mông hình chữ V. Mũi tên màu đỏ cho biết đường ranh giới của mặt ngoài mông và mặt ngoài đùi: phương pháp trị liệu tốt nhất là cấy mô mỡ. Đường liền nét cho biết chiều rộng cơ mông lớn với bên trái là chiều rộng ngắn, bên phải là bình thường.
Hình. 14. Sự đa dạng về tỉ lệ chiều cao xương cùng và chiều dài đường liên mông. Để xác định chiều cao xương cùng, hãy kéo từ điểm lõm dưới cùng của cột sống (khe gian đốt L5-S1) tới điểm bắt đầu nếp liên mông (hình thành đường màu xanh). Tương quan này lý tưởng ở tỉ số từ 0.5 tới 1. Một tỉ số nhỏ hơn 0.5 được coi là đường liên mông quá dài, trong khi tỉ lệ 2:1 được coi là đường liên mông quá ngắn.
Hình. 14. Sự đa dạng về tỉ lệ chiều cao xương cùng và chiều dài đường liên mông. Để xác định chiều cao xương cùng, hãy kéo từ điểm lõm dưới cùng của cột sống (khe gian đốt L5-S1) tới điểm bắt đầu nếp liên mông (hình thành đường màu xanh). Tương quan này lý tưởng ở tỉ số từ 0.5 tới 1. Một tỉ số nhỏ hơn 0.5 được coi là đường liên mông quá dài, trong khi tỉ lệ 2:1 được coi là đường liên mông quá ngắn.

Về lý thuyết, khoang cùng sẽ được định nghĩa là vùng nằm giữa khe gian đốt L5-S1 với điểm trên cùng của đường liên mông; chúng sẽ bằng khoảng 50% – 100% chiều dài nếp liên mông. Ở Hình 14, chiều dài nếp liên mông được coi là lý tưởng khi chúng bằng một nửa chiều cao cơ mông lớn, với ¼ đến 1/3 khối mông nằm trên đường tiếp tuyến với điểm cao nhất nếp liên mông, và ¼ đến 1/3 khối mông nằm dưới đường tiếp tuyến với điểm thấp nhất của nếp liên mông. Điểm dưới cùng này chính là giao thoa của nếp lằn mông hai bên. Ở những bệnh nhân có khung hình V, chiều cao của cơ mông thường ngang bằng với đường liên mông ngắn, tạo ra ảo giác rằng nửa trên của cơ mông bị mất đi/không có (Hình 14).

6.5.Dạng khung mông hình chữ

V là dạng khó chỉnh hình nhất. Hình dạng chữ V này không hấp dẫn người nhìn cho lắm, nên có thể cải thiện bằng cách hút mỡ ở điểm A và vùng mạn sườn. Đồng thời cũng cần ghép mô mỡ vào vùng mặt ngoài đùi trên để cải thiện hình dạng chữ V này (Hình 15) trong những trường hợp khó. Ngoài ra nếu điểm C có vùng lõm quá rõ ràng thì cũng nên ghép mô mỡ thêm vào để cải thiện tính thẩm mỹ của khu vực.

Hình. 15. Khung hình chữ V, cao với khối cơ mông lớn ngắn trước (trái) và sau (phải) phẫu thuật tạo hình.
Hình. 15. Khung hình chữ V, cao với khối cơ mông lớn ngắn trước (trái) và sau (phải) phẫu thuật tạo hình.

6.6.Dạng trung gian

Mặc dù hầu hết bệnh nhân có thể được phân loại thành 1 trong 4 nhóm khung, một số bệnh nhân khó có thể quy về các nhóm đã đề cập. Bởi vì không có cơ thể nào cân xứng tuyệt đối, nên có trường hợp mỗi bên có 1 dạng khung khác nhau. Thậm chí, trong 1 số trường hợp, sự bất cân đối quá rõ ràng, bệnh nhân khó có thể phân loại thành bất kỳ một dạng nào. Trong những trường hợp này, mỗi bên mông cần được phân loại riêng (Hình 16).

Hình. 16. Các dạng khung không đối xứng có thể gặp ở một số bệnh nhân. Ảnh bên trái là 1 bên thuộc khung tròn, 1 bên thuộc khung vuông. Còn ở ảnh bên phải, 1 bên thuộc khung chữ V, bên còn lại thuộc khung vuông.
Hình. 16. Các dạng khung không đối xứng có thể gặp ở một số bệnh nhân. Ảnh bên trái là 1 bên thuộc khung tròn, 1 bên thuộc khung vuông. Còn ở ảnh bên phải, 1 bên thuộc khung chữ V, bên còn lại thuộc khung vuông.

Ở một số bệnh nhân, sự khác biệt giữa mỗi bên mông có thể rất nhỏ, thậm chí có thể bỏ qua. Tuy nhiên, đánh giá kỹ hơn cho thầy hình dáng mỗi bên sẽ khác nhau, và thậm chí mỗi bên có thể quy về 1 trong 4 dạng trên. Trong những trường hợp này, cả loại khung mà nó giống nhất và nó hướng tới (ví dụ như dạng chữ V sẽ hướng tới dạng hình vuông) đều phải được xác định rõ ràng trước khi tìm ra phương pháp điều trị tối ưu.

7. CƠ MÔNG LỚN

Cơ mông lớn có thể được phân loại dựa trên cấu trúc giải phẫu và thể tích khối của chúng.

Giải phẫu cơ mông lớn Tỉ số cao/rộng của cơ

Hãy tưởng tượng bạn đang đặt khối cơ mông ở trên tay. Khi nhìn khối cơ từ phía sau (PA), vẽ một đường tưởng tượng thẳng xuống từ giữa khối cơ (Hình 17).

Hình. 17. Cách xác định chiều rộng phần nền khối cơ mông: hẹp, trung bình/ bình thường, hoặc rộng. Narrow base(50% line : Hẹp (50% đường giữa) Normal base(10-30% beyond central line): Trung bình (vượt đường giữa 10- 30%) Wide base (40-50% beyond central line): Rộng(vượt đường giữa 40-50%)
Hình. 17. Cách xác định chiều rộng phần nền khối cơ mông: hẹp, trung bình/ bình thường, hoặc rộng.
Narrow base(50% line : Hẹp (50% đường giữa)
Normal base(10-30% beyond central line): Trung bình (vượt đường giữa 10- 30%)
Wide base (40-50% beyond central line): Rộng(vượt đường giữa 40-50%)

Xác định điểm trên cùng và dưới cùng của khối cơ Cũng như điểm sát cùng bên trong và bên ngoài. Từ đó xác định mối tương quan giữa chiều cao và chiều rộng (tỉ số cao/rộng). Thông thường chúng sẽ được chia thành 3 nhóm là ngắn/ thấp (tỉ số 1:1), cao (tỉ số 2:1) và trung gian (nằm giữa 2 tỉ số trên) (Xem hình 7 và 8). Một cơ mông lớn ‘lý tưởng’ sẽ thuộc nhóm trung gian, nhưng thường nghiêng về nhóm cao (2:1) (Xem hình 1A).

Trong các thủ thuật nâng mông bằng implant, tỉ lệ này rất quan trọng. Cơ mông thuộc nhóm ngắn (1:1) sẽ phù hợp với vật im- plant tròn vì cùng tỉ lệ, còn nhóm cao (tỉ 2:1) thì nên sử dụng ana- tomic implant (hình giọt nước). Còn cơ thuộc nhóm trung gian sẽ linh hoạt hơn và có thể dễ dàng im- plant với 1 trong 3 loại vật implant: tròn, anatomic, hoặc hình oval. Tuy nhiên, nên nhìn vùng mông từ phía bên để đưa ra quyết định cuối cùng về hình dạng vật implant (sẽ thảo luận sau).

Chiều rộng khối cơ mông lớn (hẹp, bình thường, rộng)

Để xác định chiều rộng của khối cơ, vẽ 1 đường thẳng ở giữa mông (song song với đường liên mông). Sau đó xác định chiều rộng của nền khối cơ mông lớn từ đường giữa của cơ thể. Nếu đường đo nền khối cơ này (như hình 13, ảnh thứ 2 từ trái sang) không vượt quá đường thẳng vừa vẽ, chúng ta sẽ kết luận đây là cơ mông có chiều rộng hẹp. Nếu nó đi qua đường giữa mông này khoảng 10-30% thì được quy về chiều rộng bình thường. Và nếu vượt trên khoảng 40-50% thì được gọi là rộng. Mông đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ ở người trẻ thuộc nhóm chiều rộng bình thường, và nếp lằn mông bên dưới chạy đến đường giữa hoặc chỉ vượt qua đường giữa mông đó 1 đoạn ngắn (Hình 1A).

Khối lượng cơ mông lớn

Khối lượng cơ mông lớn cần được đánh giá từ 2 phía: sau trước và phía bên. Việc đánh giá này sử dụng cho hai mục đích khác nhau.

Từ góc nhìn sau – trước

Hãy tưởng tượng cơ mông nằm trên khung chậu với trục đối xứng là đường liên mông. Theo lý thuyết, cơ mông có khối lượng bằng nhau ở hai bên và có hình dạng của 1 quả bóng đá. Để đánh giá kỹ hơn, vẽ một đường nằm ngang (Hình 18). Điều này cho phép chia mông thành 4 góc phần tư: trên trong, trên ngoài, dưới trong và dưới ngoài. Vòng mông lý tưởng là vòng mông phân bố đểu tổ chức ở 4 vùng trên. Khi đánh giá từ góc nhìn sau trước, mỗi góc trong số 4 góc này phải được đánh giá xem chúng bằng nhau hay thiếu so với các góc còn lại như thế nào.

 Hình. 18. Hình ảnh 4 góc phần tư: 1: góc trên trong, 2: góc trên ngoài, 3: góc dưới trong, 4: góc dưới ngoài. Nên đánh giá đầy đủ từng góc một. Gluteal Quadrants: Góc phần tư Mid-reference line: Đường tham chiếu ở giữa mông
Hình. 18. Hình ảnh 4 góc phần tư: 1: góc trên trong, 2: góc trên ngoài, 3: góc dưới trong, 4: góc dưới ngoài. Nên đánh giá đầy đủ từng góc một.
Gluteal Quadrants: Góc phần tư
Mid-reference line: Đường tham chiếu ở giữa mông

Từ góc nhìn phía bên

Vùng trước xương cùng và cơ mông lớn sẽ được đánh giá ở mặt bên. Vùng trước xương cùng này nếu lý tưởng phải là một đường cong ra trước đẹp, tạo thành hình chữ S khi nhìn từ vùng thắt lưng xuống (Hình 19). Nếu khu vực này có quá nhiều mỡ, hình chữ S sẽ mất đi độ cong của mình, khiến mông có vẻ phẳng, ít nhất là ở mặt trên. Hình dạng này có thể sửa chữa bằng cách hút mỡ vùng dư thừa.

Hình. 19. Ba vùng trên giữa dưới của mông.
Hình. 19. Ba vùng trên giữa dưới của mông.

Mặt bên vùng mông có thể được chia thành 3 vùng: trên, giữa, dưới (xem hình 19). Sự phân chia tương ứng  với 3 điểm A,  B, C  và chúng giúp xác định vùng nào được phân bố mỡ nhiều/ít hơn các vùng còn lại. Trong thẩm mỹ vùng mông, phần lớn mô mỡ dưới da sẽ nằm ở vùng trung tâm (chính giữa mông), và phần mỡ dưới da còn lại sẽ được phân bố đồng đều ở hai bên. Như vậy chúng ta có thể tưởng tượng ra hình dạng tổng thể của mông khi nhìn từ phía bên là hính chữ C ngược (Hình 19). Có một số tác giả cho rằng điểm nhô ra nhiều nhất của vùng mông sẽlàđiểm nằm ngang với xương mu ở tư thế đứng.

Khi làm việc từ góc nhìn bên này, chúng ta cần rõ ràng xác định được đâu là ranh giới vùng mông trên giữa dưới (Hình 20). Việc xác định này rất quan trọng nhằm quyết định loại thủ thuật hoặc phương pháp implant nào sẽ được thực hiện để tạo lập cấu trúc mông lý tưởng nhất có thể. Nếu phần lớn mông đang nằm ở phần mông dưới thì sẽ sử dụng implant tròn trong cơ bởi vì chúng giúp bổ sung phần lớn diện tích cho mông trên và vùng trung tâm. Nếu phần lớn mông đang nằm ở vị trí trung tâm thì bất kỳ loại vật implant nào cũng sẽ đẹp vì bản thân mông đã cân đối sẵn rồi. Các tác giả thích implant dạng oval hoặc tròn trong những trường hợp này. Nếu phần lớn thể tích đang nằm ở vùng mông trên thì áp dụng anatomic implant sẽ hợp lý (vật implant dạng giọt nước) vì hình dạng này sẽ giúp bổ sung phần lớn diện tích ở vùng mông giữa và dưới. Trong trường hợp trên thì dùng vật implant dạng tròn sẽ không hợp lý vì chúng càng làm lộ sự thiếu hụt mô ở phía dưới. Kết quả thu được sẽ không như mong muốn. Khi cân nhắc xem nên dùng loại vật implant nào, thì nên ưu tiên kết quả ở góc nhìn sau trước hơn là góc nhìn từphía bên sang. Góc nhìn PA giúp xác định tỉ lệ cao/ rộng của cơ mông: 2:1 là cao, ngắn là 1:1 và ở giữa là trung bình. Trong các trường hợp trung bình, có ý kiến cho rằng góc nhìn từ bên sẽ hữu ích hơn.

Hình. 20. Phần lớn thể tích vùng mông tập trung ở 1/3 dưới, giữa, trên.
Hình. 20. Phần lớn thể tích vùng mông tập trung ở 1/3 dưới, giữa, trên.

Liên quan giữa khối cơ mông lớn và khung chậu

Để đánh giá mối tương quan giữa cơ mông lớn và khung (chậu), chúng ta cần:

Phải đánh giá xem các điểm chuyển tiếp giữa cơ vùng mông và khung chậu có được mềm mại, liên tục hay không. Những điểm nối này bản chất là vị trí của các bó cơ bắt nguồn và bám tận tại khung xương. Có 4 điểm  chính  phải được đánh giá: điểm nối vùng trên trong mông với tam giác cùng, điểm nối nếp lằn mông với đùi, điểm nối vùng dưới ngoài của mông với đùi và điểm nối giữa mặt ngoài mông và hông.

Cơ mông trên trong mối tương quan giữa vùng trên trong mông với tam giác cùng

Trong vùng mông trên, phần tiếp giáp giữa đường liên mông và tam giác cùng phải là một hình chữ V lõm sâu vào trong. Vùng này được gọi là vùng chữ V.

Vùng này lõm vào bao nhiêu sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính thẩm mỹ bấy nhiêu. Nếu lý tưởng, bờ các khối cơ mông phải dễ dàng xác định được bằng cách sờ ở phía bên ngoài, với hình dạng bán nguyệt cong lên trên (Hình 21).

Hình. 21. Đánh giá mối tương quan giữa cơ mông và vùng trên trong mông và tam giác cùng. Ở ảnh bên trái, điểm chấm đen là khớp gian đốt L5-S1, đường nét liền phía dưới đành dấu điểm cuối cùng của đường liên mông, và đường chấm đánh dấu điểm cuối cùng của bờ trên cơ mông lớn. Bệnh nhân ở phía bên trái có thể thấy rõ vùng chữ V cũng như bờ cơ mông lớn. Bệnh nhân bên phải không thấy vùng chữ V vì thiếu thể tích vùng mông cũng như thừa mỡ vùng V, vì thế trông mông sẽ bị dẹt.
Hình. 21. Đánh giá mối tương quan giữa cơ mông và vùng trên trong mông và tam giác cùng. Ở ảnh bên trái, điểm chấm đen là khớp gian đốt L5-S1, đường nét liền phía dưới đành dấu điểm cuối cùng của đường liên mông, và đường chấm đánh dấu điểm cuối cùng của bờ trên cơ mông lớn. Bệnh nhân ở phía bên trái có thể thấy rõ vùng chữ V cũng như bờ cơ mông lớn. Bệnh nhân bên phải không thấy vùng chữ V vì thiếu thể tích vùng mông cũng như thừa mỡ vùng V, vì thế trông mông sẽ bị dẹt.

Bởi trên cùng của cơ mông phải vượt qua khoảng ¼ đến 1/3 đường cong tính từ vị trí điểm cao nhất của đường liên mông. Nếu bờ cơ mông hoặc vùng V không được xác định rõ, mông trông sẽ bị dẹt, không căng tròn. Để cải thiện vùng V, hãy đánh giá xem vấn đề dẹt là do thừa mỡ hay thiếu thể tích mông, hoặc cả hai. Để từ đó quyết định xem nên hút mỡ hay nâng mông bằng implant hoặc ghép mô mỡ, hoặc cả hai.

Khối cơ mông trong mối tương quan của nếp lằn mông với đùi

Để mô tả khối cơ mông trong mối tương quan giữa nếp lằn mông và đùi, hãy lấy đường liên mông làm trung tâm. Đầu trên của đường liên mông có thể xác định một cách rõ ràng; tuy nhiên, đầu dưới thì không dễ dàng như vậy. Điểm dưới cùng này là nơi mà hai bên mông tách ra từ đường giữa. Nếu lý tưởng thì điểm dưới này phải nằm ở 2/3 dưới hoặc ¾ dưới của chiều cao khối cơ (Hình 22). Hai mông tiếp tục tách về hai phía cho tới khi chúng gặp ‘khớp nối’ vùngđùi trong. Tại vị trí này, nếp lằn mông hợp với đường liên mông góc 450.

Hình. 22. Nếp lằn mông (đường màu đỏ) có thể tồn tại ở ba dạng là đường dốc xuống (lý tưởng), đường ngang, và đường dốc lên.
Hình. 22. Nếp lằn mông (đường màu đỏ) có thể tồn tại ở ba dạng là
đường dốc xuống (lý tưởng), đường ngang, và đường dốc lên.

Nếu lý tưởng, tương quan giữa nếp lằn mông hai bên và vùng đùi trong tạo ra 1 cấu trúc tưởng tượng hình thoi (chính là vùng 6 trong 8 đơn vị thẩm mỹ) (Hình 22). Nếu nếp lằn mông nằm ngang thì gần như cấu trúc hình thoi kia sẽ chuyển dạng thành 1 đường thẳng, điều này làm giảm tính thẩm mỹ của vùng mông. Khi mông bị sa, nếp lằn mông lúc này lại tạo với mặt trong đùi một góc âm (đối nghịch với vùng mông lý tưởng), làm ảnh hưởng rất xấu tới tính thẩm mỹ. Để đánh giá vùng mông, độ nghiêng của nếp lằn mông được xác định là một đường thẳng dốc xuống, đường ngang hoặc dốc lên và góc tạo bởi nó và đường liên mông là góc nghiêng (tính bằng độ).

Để cải thiện tình thẩm mỹ vùng này, nên xác định kiểu hình nếp lằn mông trước khi đưa ra phương án điều trị. Nếu nếp lằn mông nằm ngang (Hình 22), có thể chỉ định hút mỡ vùng đùi trong và nếp lằn mông. Nếu nếp lằn mong là một đường hướng lên trên (hình 22c) thì nên thực hiện hút mỡ cả đùi trong cũng như nếp lằn mông, đồng thời xem xét cắt bỏvùng da thừa ở nếp lằn mông (hình 23). Nếu lý tưởng, nếp lằn mông nên kết thúc ở giữa mông đó hoặc có thể ra ngoài một đoạn ngắn.

Hình. 23. Hình ảnh trước (trái) và sau (phải) của một bệnh nhân đã thực hiện nâng mông bằng thủ thuật cấy vòng lớn, nếp lằn mông cũ bỏ, kèm theo hút mỡ vùng mông trên và vùng dưới nếp lằn mông.
Hình. 23. Hình ảnh trước (trái) và sau (phải) của một bệnh nhân đã thực hiện nâng mông bằng thủ thuật cấy vòng lớn, nếp lằn mông cũ bỏ, kèm theo hút mỡ vùng mông trên và vùng dưới nếp lằn mông.

Khối cơ mông trong mối tương quan của mặt dưới ngoài đùi và giữa ngoài hông

Hai điểm bám cuối cùng của cơ mông phải được đánh giá là ‘khớp nối’ mặt dưới ngoài mông với đùi và ‘khớp nối’ vùng giữa ngoài mông với mặt ngoài đùi. Nếu lý tưởng (Hình 24 và 25), bờ các cơ vùng mông có thể không xác định được vì chúng nối liên tục với khu- ng, thống nhất thành 1 khối. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, phần bờ ngoài của khối cơ lại xác định được rõ ràng, tạo ra một đường lõm không thẩm mỹ.

Các vùng chuyển tiếp này nên được đánh giá và phân loại là chuyển tiếp liên tục (không thấy mép cơ), vừa phải (đường ranh giới chúng tạo ra không rõ nét), và không liên tục (đường ranh giới rõ nét) (xem hình 24 và 25). Khi sự phân tách này ngày một rõ, nên xem xét để tiêm lipofiller giúp đường chuyển tiếp trở nên liên tục.

Hình. 24. Đánh giá vùng chuyển tiếp giữa mặt dưới ngoài mông với đùi. Vùng chuyển tiếp lý tưởng là dạng chuyển tiếp liên tục (bên trái). Vùng chuyển tiếp khác có thể ở mức trung gian hoặc không liên tục (hình giữa và bên phải). Mũi tên màu đỏ chỉ vào vùng chuyển tiếp. Smooth transition: Chuyển tiếp liên tục Moderate demarcation: Trung gian Sharp demarcation: Không liên tục
Hình. 24. Đánh giá vùng chuyển tiếp giữa mặt dưới ngoài mông với đùi. Vùng chuyển tiếp lý tưởng là dạng chuyển tiếp liên tục (bên trái). Vùng chuyển tiếp khác có thể ở mức trung gian hoặc không liên tục (hình giữa và bên phải). Mũi tên màu đỏ chỉ vào vùng chuyển tiếp.
Smooth transition: Chuyển tiếp liên tục Moderate demarcation: Trung gian Sharp demarcation: Không liên tục

8. ĐỘ ĐÀN HỒI DA

Lý do chính để đảnh giá độ đàn hồi da là để xác định xem có cần nâng mông trên hoặc cắt bỏ vùng da thừa ở nếp lằn mông hay không để tái tạo đường cong thẩm mỹ. Da thừa nhiều thường xuất hiện ở bệnh nhân sau MWL (Hình 26). Nếu da chảy xệ ở vùng chứa điểm B hoặc C thì có thể chỉ định làm thủ thuật nâng mông. Chỉ định khác để thực hiện nâng mông là bệnh nhân có tình trạng lõm nặng ở điểm C, tuy nhiên, việc chuyển mô mỡ từ vùng khác qua cũng có thể xem xét để thực hiện. Luôn nhớ rằng độ lõm tại điểm C càng lớn thì khả năng bệnh nhân cần thực hiện nâng mông càng lớn theo.

Hình. 25. Đánh giá vùng chuyển tiếp giữa mặt giữa ngoài mông và hông (mũi tên đen). Vùng chuyển tiếp liên tục được coi là lý tưởng. Các vùng chuyển tiếp khác có thể là trung gian hoặc không liên tục (hình giữa và bên phải). Ở cả 3 bệnh nhân này, điểm C đều không có dấu hiệu lõm. Smooth transition: Chuyển tiếp liên tục Moderate demarcation: Trung gian Sharp demarcation: Không liên tục
Hình. 25. Đánh giá vùng chuyển tiếp giữa mặt giữa ngoài mông và hông (mũi tên đen). Vùng chuyển tiếp liên tục được coi là lý tưởng. Các vùng chuyển tiếp khác có thể là trung gian hoặc không liên tục (hình giữa và bên phải). Ở cả 3 bệnh nhân này, điểm C đều không có dấu hiệu lõm.
Smooth transition: Chuyển tiếp liên tục Moderate demarcation: Trung gian Sharp demarcation: Không liên tục
 Hình. 26. (A) Đánh giá độ chùng của da mông ở các vị trí với các hình dạng khác nhau. Bệnh nhân bên trái bị lõm nghiêm trọng ở điểm C và vùng ngoài da tương đối sần sùi. Cô ấy nên được điều trị bằng các pp nâng mông. 3 bệnh nhân còn lại xuất hiện vùng da thừa và nếp nhăn ở điểm B và C. (B) Bệnh nhân ở ảnh ngoài cùng bên phải của hình 26A sau khi trải qua phẫu thuật nâng mông trên bằng vạt da. Ở thì hai của cuộc phẫu thuật, cô ấy đã được nâng nếp lằn mông và làm đầy bằng implant.

Hình. 26. (A) Đánh giá độ chùng của da mông ở các vị trí với các hình dạng khác nhau. Bệnh nhân bên trái bị lõm nghiêm trọng ở điểm C và vùng ngoài da tương đối sần sùi. Cô ấy nên được điều trị bằng các pp nâng mông. 3 bệnh nhân còn lại xuất hiện vùng da thừa và nếp nhăn ở điểm B và
C. (B) Bệnh nhân ở ảnh ngoài cùng bên phải của hình 26A sau khi trải qua phẫu thuật nâng mông trên bằng vạt da. Ở thì hai của cuộc phẫu thuật, cô ấy đã được nâng nếp lằn mông và làm đầy bằng implant.

9. SA VÙNG MÔNG

Bước cuối cùng khi đánh giá vùng mông là đánh giá tình trạng sa mông. Để đánh giá, nên đứng ở phía bên để nhìn và phân loại sa mông (từ không sa đến có sa), cả 2 loại này đều được phân loại thành 3 phân lớp phía dưới chúng. Việc phân loại này quyết định xem nên thực hiện quy trình nào cho bệnh nhân.

9.1.Phân loại

Ở những bệnh nhân không có sa mông, toàn bộ vùng mông nằm trên nếp lằn mông và không có phần da thừa nằm dưới nếp lằn.

Tuy nhiên, dựa trên hình dạng vùng mông của đa số những bệnh nhân này, có thể chia thành 3 lớp: A, B và C (Hình 27).

Hình. 27. Phân loại các bệnh nhân không có sa mông theo 3 lớp A, B, và C. Đường nét đứt biểu thị cho nếp lằn mông nhìn từ phía bên (đôi khi được gọi là crease). Class A- No ptosis: Lớp A – Không sa Class B - No ptosis: depression , lower part of central zone: Lớp B – Không sa: Lõm ở phía dưới vùng trung tâm. Class C - No ptosis at crease: Lớp C – Không sa xuống dưới nếp lằn mông. Gluteal crease line : Nếp lằn mông
Hình. 27. Phân loại các bệnh nhân không có sa mông theo 3 lớp A, B, và C. Đường nét đứt biểu thị cho nếp lằn mông nhìn từ phía bên (đôi khi được gọi là crease).
Class A- No ptosis: Lớp A – Không sa
Class B – No ptosis: depression , lower part of central zone: Lớp B – Không sa: Lõm
ở phía dưới vùng trung tâm.
Class C – No ptosis at crease: Lớp C – Không sa xuống dưới nếp lằn mông. Gluteal crease line : Nếp lằn mông

9.2.Lớp A

Ở những bệnh nhân thuộc lớp này, hầu hết phần mông nằm ở tập trung ở giữa, mô mỡ dưới da được phân bố đều ở phần mông trên và mông dưới. Ở mặt bên, không phát hiện tình trạng sa hoặc các vết lõm trên bề mặt, bờ mông có hình chữ C mềm mại. Lớp A này là hình dáng lý tưởng cho vùng mông, đặc biệt có tính thẩm mỹ cao khi nhìn từ phía bên. Những bệnh nhân thuộc lớp này chỉ cần thực hiện thủ thuật nâng mông đơn thuần.

9.3.Lớp C

Trong lớp C, da không bị xệ xuống dưới nếp lằn mông nhưng nếp này cũng không được nhìn thấy rõ ràng. Mỡ phân bố đều khắp mông khi nhìn từ phía bên. Phẫu thuật làm đầy mông nên được chỉ định cho những bệnh nhân này.

9.4.Phân loại sa mông

Phân loại này được áp dụng khi có vùng da sa xuống dưới nếp lằn mông và chúng được chia thành 3 giai đoạn I,II,III. (hình 28)

Hình. 28. Giai đoạn I, II, III của bệnh nhân có tình trạng sa mông. Ở giai đoạn I, góc tạo bởi nếp da nhỏ hơn 10 độ. Ở giai đoạn II, focs này rơi vào khoảng từ 10- 30 độ. Còn ở giai đoạn III, góc tạo bởi nếp da lớn hơn 30 độ. Ptosis Grade I 00-100: Sa mông GĐ I 00-100 Ptosis Grade II 100-300 Ptosis Grade III 300 or greater: Sa mông GĐ III 30° hoặc hơn
Hình. 28. Giai đoạn I, II, III của bệnh nhân có tình trạng sa mông. Ở giai đoạn I, góc tạo bởi nếp da nhỏ hơn 10 độ. Ở giai đoạn II, focs này rơi vào khoảng từ 10- 30 độ. Còn ở giai đoạn III, góc tạo bởi nếp da lớn hơn 30 độ.
Ptosis Grade I 00-100: Sa mông GĐ I 00-100 Ptosis Grade II 100-300
Ptosis Grade III 300 or greater: Sa mông GĐ III 30° hoặc hơn

9.5.Lớp B

Về cơ bản, các bệnh nhân ở lớp B có hình dáng mông điển hình như sau: không có phần da chùng xuống phía dưới nếp lằn mông, nhưng có sự xuất hiện các vết lõm ở nửa dưới của phần trung tâm, dẫn tới bờmông không cóđường cong mềm mại (Hình 27). Đối với bệnh nhân thuộc lớp này, nên phối hợp thực hiện Nâng mông với cấy mỡ tự thân. Implant cũng giúp ích trong một số trường hợp. Việc chuyển mô mỡ từ vùng này qua vùng khác có thể được thực hiện ngay tại thời điểm phẫu thuật hoặc được coi như giai đoạn 2 của phẫu thuật nâng mông. Hút mỡ tối thiểu và bảo tồn là một sự lựa chọn khác để cải thiện đường bờ mông dưới. Đối với các bác sĩ phẫu thuật thích đặt implant ởdưới cân, một bệnh nhân không sa vùng mông lớp B là những ứng cử viên sáng giá cho thủ thuật này vì vật implant sẽ có tác động trực tiếp lên vùng này.

9.6.Giai đoạn I

GĐ I rất giống với phân loại không sa – lớp C; tuy nhiên, một phần thể tích mông và da sa xuống dưới nếp lằn mông (mức độ ít). Khi nhìn nghiêng, sẽ phát hiện 1 nếp lằn rõ nằm ngang. Trong những trường hợp này, chỉ cần làm đầy mông mà không cần nâng mông trên.

Ở một nhóm rất nhỏ bệnh nhân có sa mông giai đoạn I, việc cắt bỏ vùng da thừa dưới nếp lằn mông có thể được xem xét nhưng việc thực hiện chúng cực kỳ hiếm khi xảy ra. Các tác giả khuyên nên thực hiện làm đầy trước và sau đó đánh giá lại vùng mông sau khoảng 3-6 tháng.

9.7.Giai đoạn II

Bệnh nhân ở giai đoạn II, nếp lằn mông vẫn còn nhìn thấy nhưng có tổ chức da sa xuống dưới nếp lằn. Trong khi nếp lằn mông ở giai đoạn I còn nằm ngang thì giai đoạn II có góc cạnh hơn. Cụ thể, thường có một độ lõm nhất định ở phần trên của vùng mông dưới (Hình 28). Ở đây cũng có thể xuất hiện tình trạng mất đàn hồi da và xuất hiện các vết rạn da. Nếu các vết rạn xuất hiện ở khu vực điểm B và C thì nên chỉ định nâng mông; tuy nhiên, đa số trường hợp giai đoạn II chỉ cần làm đầy mông là đủ. Những bệnh nhân này cũng có thể phải cắt bỏ phần da thừa ở gần nếp lằn mông. Nhưng tác giả khu- yến nghị là nên thực hiện làm đầy mông trước và sau đó đợi từ 3 tới 6 tháng để xem liệu có cần cắt bỏ vùng da thừa đó hay không.

9.8.Giai đoạn III

Bệnh nhân ở giai đoạn này có phần da chùng nhiều nhất, xuống dưới nếp lằn mông khi nhìn từ phía bên. Nếp lằn này mở rộng về phía mặt trong đùi, và góc tạo bởi chúng và đường liên mông thường lớn hơn 300. Giai đoạn này cũng được mô tả bởi chỗ lõm ở phần dưới của khu vực trung tâm (hình 28). Các vết rạn da xuất hiện chủ yếu ở vùng điểm B, và da có độ đàn hồi kém với các vết rạn rải rác. Điều trị bệnh nhân ở giai đoạn này cần thực hiện nâng mông trên, cắt vùng da thừa dưới nếp lằn mông và làm đầy mông. Trong các thủ thuật này, có thể thực hiện 1 trong 3 trước đều được.

10. PUTTING IT ALL TOGETHER

Để đạt thẩm mỹ vùng mông tốt nhất, nên giải quyết đồng thời việc làm đầy mông và tạo đường nét bờ mông vì chúng có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Khi tiếp cận những bệnh nhân này, bác sĩ phẫu thuật nên tìm cách tạo đường nét trước khi thực hiện làm đầy. Để đơn giản, hãy xem mông là 2 cấu trúc riêng biệt có thể tháo rời: phần khung và cơ mông lớn có thể tháo ra. Và chia việc đánh giá thành 4 bước cơ bản.

10.1. Đánh giá khung và đơn vị thẩm mỹ vùng mông

  1.  Xác định xem khung chậu cao, trung bình hay thấp.
  2. Xác định kiểu khung là vuông, tròn, hình V hay A và đánh giá đơn vị thẩm mỹ vùng mông. Hiểu được loại khung và tình trạng của từng đơn vị thẩm mỹ vùng mông sẽ giúp xác định những khu vực nào cần làm đầy/hút mỡ/cắt bỏ hoặc đặt đường rạch.
  3. Xác định xem mức độ lõm tại điểm C ở mức nào. Độ lõm này quyết định xem liệu quá trình chuyển mô mỡ có nên thực hiện hay không. Tại thời điểm này, nên đánh giá sự hiện diện và số lượng nếp nhăn, vết rạn da tại các điểm A, B, C.
  4. So sánh chiều cao xương cùng với độ dài đường liên mông. Chiều cao xương cùng phải nhỏ hơn 1/3 chiều dài nếp liên mông. Nếu chiều cao này bằng hoặc thận chí lớn hơn, nếp liên mông nên được kéo dài bằng cách thêm mô mỡ vào vùng mông trên trong hoặc hút mỡ ở vùng V.

10.2.Đánh giá khối cơ mông

1. Xác định xem đây là bệnh nhân có cơ mông lớn cao, trung bình hay ngắn; điều này sẽ giúp ích trong việc lựa chọn vật implant. Nếu cơ cao (tỉ 2:1) thì dùng anatomic im- plant, nếu ngắn (tỉ 1:1) dùng vật cấy tròn (round). Hầu hết bệnh nhân sẽ nằm trong loại cơ trung gian, trong những trường hợp này, hãy chú ý nhìn bệnh nhân từ phía bên, xác định phần lớn thể tích mông nằm ở vùng trên, giữa hay dưới. Nếu phần lớn nằm ở phía trên thì dùng ana- tomic implant, nếu phần lớn nằm ở trung tâm thì dùng bất kỳ loại nào cũng được, còn nếu phần lớn nằm ở vùng mông dưới thì nên dùng round implant.
2. Đánh giá chiều rộng nền cơ mông lớn để xem chúng thuộc nhóm cơ rộng, trung bình hay hẹp.
3. Đánh giá 4 góc phần tư của mông (trên trong, trên ngoài, dưới trong và dưới ngoài) để xác định vùng nào thiếu/thừa mô.

10.3.Đánh giá 4 điểm cốt yếu kết nối cơ với khung

1. Phần tiếp giáp của vùng mông trên trong và tam giác cùng thường phải được xác định tính thẩm mỹ. Nếu vùng này có biểu hiện dẹt, đầy thì có thể có mỡ thừa ở vùng V (đường liên mông – xương cùng) hoặc thiếu thể tích mông (hoặc cả hai).
2. Đường tiếp giáp giữa nếp lằn mông và đùi cũng cần phải xác định rõ. Nếu vùng này quá đầy, đơn vị thẩm mỹ số 6 (trong 8) đáng lẽ phải là hình thoi thì bây giờ trở thành một đường thẳng, điều này làm giảm tính thẩm mỹ của vùng mông. Cũng cần đánh giá góc của nếp lằn mông với đường liên mông. Chúng có thể là 1 trong 3 dạng, dốc xuống, ngang và dốc lên. Nếu có mỡ thừa, hãy cân nhắc hút mỡ vùng đùi trong và mặt trong nếp lằn mông. Cũng cần xem xét việc cắt bỏ vùng da sa xuống dưới nếp lằn mông.
3. Đánh giá 2 vùng quan trọng còn lại: vùng mông dưới ngoài và đùi với vùng giữa ngoài mông với đùi ngoài. Vùng chuyển tiếp là liên tục, trung gian hay gián đoạn. Nếu là trung gian hoặc gián đoạn thì nên cân nhắc chuyển mô mỡ tới vùng này.

10.4.Đánh giá sa mông (hướng bên)

1. Nếu tình trạng sa tồn tại, thì xác định nó thuộc giai đoạn I, II hay III. Thông tin này + thông tin thu được từ góc nhìn PA đánh giá độ chùng da hoặc nếp nhăn, vết rạn da ở điểm A, B hoặc C sẽ giúp bác sĩ phẫu thuật thông báo cho bệnh nhân của họ rằng họ cần năng vùng mông trên hay không (cần ở bệnh nhân sa GĐ II, III) hoặc cần cắt bỏ vùng da thừa ở gần nếp lằn mông hay không.
2. Nếu không có sa, hãy xác định xem mông thuộc lớp A, B hay C. Thông tin này sẽ giúp xác định xem liệu có cần chuyển chất béo đến vùng giữa dưới mông (lớp B) hay cần hút mỡ vùng dưới nếp lằn mông. Phân loại này cũng là yếu tố chính quyết định xem nên sử dụng loại vật implant nào (anatomic hay round). Cuối cùng, đánh giá từ phía bên giúp xác định xem có chỉ định hút mỡ vùng sau xương cùng hay không.

11. TỔNG KẾT

Tạo hình mông và làm đầy mông là 2 quy trình rất khác nhau nhưng lại song hành với nhau. Hệ thống phân loại được đề xuất này giúp đánh giá giải phẫu cụ thể của từng bệnh nhân và phân tích các vùng đường bờ quan trọng của vùng mông. Ngoài ra, hệ thống này giúp chuẩn hóa đánh giá và trả lời các câu hỏi sau:
1. Có cần hút mỡ không và nếu có thì phải hút ở đơn vị thẩm mỹ vùng mông nào: mạn sườn, xương cùng (chữ V), mông trên (điểm A), mặt ngoài đùi (điểm B), nếp lằn mông hay khớp nối vùng mông dưới ngoài với đùi?
2. Có cần chuyển chất béo không và nếu có, ở đơn vị thẩm mỹ hoặc vùng chuyển tiếp nào: điểm C, khớp nối mặc dưới ngoài mông với đùi, khớp nối giữa ngoài mông với hông, khớp nối trên trong mông với tam giác cùng hay vùng trên giữa dưới mông?
3. Cần làm đầy mông bằng chuyển mô mỡ hay implant?
a. Nếu chuyển mỡ thì cần khối lượng bao nhiêu, đến vùng mô nào và để nâng vùng nào của khu- ng/đơn vị thẩm mỹ vùng mông?
b. Nếu dùng implant, thì cần dùng loại nào, hình dạng kích thước ra sao? Mặt phẳng nào được sử dụng để đặt implant (trong cơ, dưới cơ hay dưới cân)?
4. Có cần bất kỳ thủ thuật bổ sung nào để tạo đường nét bờ mông hay không, và nếu có thì phương pháp nào là có lợi nhất: nâng mông, cắt bỏ phần da thừa ở dưới nếp lằn mông/vùng mông dưới?
Các quy trình thực hiện tùy thuộc vào trình độ và cảm quan của từng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

12. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ASERF outlines recommenda- tions to increase safety of gluteal fat grafting procedures. Available at: https:// www.surgery.org/media/ news-releases/aserf-outlinesrec ommendations-to-increase-safe- ty-of-gluteal-fatgrafting-proce- dures. Accessed December 19, 2017.
2. Mofid MM, Teitelbaum S, Suissa D, et al. Report on mortality from gluteal fat grafting: recommenda- tions from the ASERF task force. Aesthet Surg J 2017;37(7):796– 806.
3. Mendieta CG. Gluteoplasty. Aes- thet Surg J 2003;23:441–55.
4. Robles JM, Tagliaprieta JC, Gran- di M. Gluteo- plastia de aumento: implante submusculares. Cir Plast I b e r o l a t i n o a m e r i c a n a 1984;10(4):365–9.
5. Gonza´lez-Ulloa M. Gluteoplasty: a ten-year report. Aesthetic Plast Surg 1991;15:85–91.
6. De la Pena JA. Subfascial tech- nique for gluteal augmentation. Aesthet Surg J 2004;24:265–73.
7. Vergara R, Marcos M. Intramus- cular gluteal implants. Aesthet Plast Surg 1996;20:259–63.
8. Mendieta CG. Classification sys- tem for gluteal evaluation. Clin Plast Surg 2006;33(3):333–46.
9. Mendieta CG. Gluteal reshaping. Aesthet Surg J 2007;27(6):641–55.
10. Centeno RF. Gluteal aesthetic unit classification: a tool to improve outcomes in body contouring. Aes- thet Surg J 2006;26(2):200–8.
11. Roberts TL III, Mendieta CG. Buttocks augmentation by micro fat grafting or implants. Present- ed at the ASAPS Aesthetic Surgery Meeting. Vancouver, Canada, April 15–21, 2004

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây