Biến chứng của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn và dư luận

Biến chứng của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn và dư luận
Biến chứng của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn và dư luận
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Biến chứng của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn và dư luận được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Biến chứng của phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn và dư luận

Bởi vì các phẫu thuật viên nhận ra rằng, tiêm paraffin hay silicone để lại những hậu quả kinh khủng (hình 19-1), phẫu thuật nâng mũi bằng thanh độn silicone đã trở nên phổ biến trong 4 thập kỉ qua, nhờ vào tính hiệu quả và sự đơn giản. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với nhiều biến chứng (khung 19-1 và 19-2).

Khung 19-1 và 19-2
Khung 19-1 và 19-2

Mặc dù việc đặt thanh độn nhầm vị trí (hình 19-2, A) là biến chứng thường gặp nhất, thì nhiễm trùng (hình 19-3), trồi thanh độn và biến dạng do sẹo co kéo (hình 19-4) ở mũi vẫn nghiêm trọng hơn. Đặt thanh độn sai vị trí thường là kết quả của việc tạo kho- ang lệch hướng sau đường rạch tiền đình mũi một bên (hình 19-2, B). Trái ngược với quan điểm phổ biến của các phẫu thuật viên châu Âu, rất nhiều đợt phẫu thuật được thực hiện bởi các nhà phẫu thuật nhiều kinh nghiệm đã báo cáo tỉ lệ trồi thanh độn thấp (dưới 2%). Hầu như ở tất cả trường hợp dùng thanh độn silicone, thì tiến triển của thanh độn được cho là do sai sót trong kĩ thuật mổ. Những cải tiến vượt bậc về kết quả phẫu thuật kéo dài và tỉ lệ thấp trồi thanh độn đều dựa trên những hiểu biết sâu sắc về mối tương tác mô và thanh độn. Những yếu tố khác giúp giảm tỉ lệ trồi thanh độn bao gồm phát hiện sớm và tháo dỡ thanh độn kịp thời (hình 19-5). Nhiễm trùng đi kèm với hiện tượng trồi thanh độn theo cách đi trước hoặc theo sau sự trồi. Tỉ lệ nhiễm trùng được báo cáo là xấp xỉ 3%. Dù cho tỉ lệ thấp các biến chứng nghiêm trọng đã được báo cáo, tỉ lệ phẫu thuật điều chỉnh cũng nằm trong khoảng 5-10%. Sự khác biệt này chủ yếu do phần lớn thanh độn được tháo bỏ vì những lí do thẩm mĩ, chủ yếu là di lệch thanh độn hoặc sự không hài lòng của bệnh nhân về kích thước thanh độn.

 Hình 19-1 A, Paraffinoma. B, Hình ảnh trong phẫu thuật.

Hình 19-1
A, Paraffinoma.
B, Hình ảnh trong phẫu thuật.
Hình 19-2 A, Mũi lệch thứ phát sau sai lệch vị trí thanh độn. B, Minh họa thanh độn lệch hướng do đường rạch tiền đình một bên.
Hình 19-2
A, Mũi lệch thứ phát sau sai lệch vị trí thanh độn.
B, Minh họa thanh độn lệch hướng do đường rạch tiền đình một bên.
Hình 19-3 Nhiễm trùng
Hình 19-3
Nhiễm trùng
Hình 19-4 Sẹo lõm vùng chóp mũi dưới sau nhiễm trùng thanh độn.
Hình 19-4
Sẹo lõm vùng chóp mũi dưới sau nhiễm trùng thanh độn.
Hình 19-5 A, Đỏ kéo dài và phù nhẹ sau nhiễm trùng. B, Gỡ bỏ thanh độn sớm ngăn ngừa biến dạng sẹo co kéo.
Hình 19-5
A, Đỏ kéo dài và phù nhẹ sau nhiễm trùng.
B, Gỡ bỏ thanh độn sớm ngăn ngừa biến dạng sẹo co kéo.

Nhiễm trùng có thể tiến triển từ sự nhiễm khuẩn vết mổ hay thanh độn, hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, xâm lấn da trong phẫu thuật, hở vết thương, hoặc xâm nhiễm chất bã trong quá trình thao tác trên lớp da dầu chóp mũi. Không xử lí tình trạng nhiễm trùng sẽ dẫn đến hình thành abcess và trồi thanh độn. Cách tốt nhất là phòng ngừa nhiễm khuẩn. Điều này đặc biệt đúng trong bất kì phẫu thuật nào có dùng thanh độn. Sử dụng kháng sinh phòng ngừa, nước súc miệng kháng khuẩn, che đậy vùng mặt và mũi, thao tác thanh độn vô trùng, và gây thương tổn tối thiểu cho mô là những chú ý quan trọng. Sau khi nhiễm trùng tiến triển, liệu trình kháng sinh tích cực nên được sử dụng trong 1 tháng. Thanh độn nên được tháo gỡ ngay lập tức bất cứ khi nào xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, dù cho đã điều trị kháng sinh thích hợp, hoặc nếu nhiễm trùng không thoái lui sau 1 tháng kháng sinh điều trị. Nếu nhiễm trùng đi kèm viêm đỏ và phù trung bình, phẫu thuật viên phải cân nhắc tháo bỏ thanh độn. Bất kì sự trì hoãn nào cũng sẽ tiến tới nguy cơ tạo abcess, mỏng da, trồi thanh độn, hở vết mổ, và tạo sẹo nghiêm trọng vĩnh viễn. Hiểu rõ các nguyên nhân gây trồi thanh độn là cách tốt nhất để ngăn ngừa. Các nguyên nhân được tìm thấy trong mối liên hệ giữa độ dày da và áp lực trên da gây ra bởi thanh độn. Da quá mỏng hay có quá nhiều áp lực đặt lên da từ thanh độn sẽ tạo một tình trạng mà trong đó, một loạt các tương tác xảy ra: giảm tưới máu mao mạch biểu hiện bằng hoại tử trắng mất mạch, lỗ rò, nhiễm khuẩn ngược dòng, và trồi thanh độn. Khi áp lực nằm ở vùng biên, xung huyết phản ứng và bù trừ sẽ gây ra ửng đỏ kéo dài. Tình trạng này (như hình 19-5, A và 19-6) có thể trải dài từ tình trạng vô hại gián đoạn (đặc biệt liên quan thời tiết lạnh) tới những dấu hiện nghiêm trọng hơn của nhiễm trùng, hay trồi thanh độn, hoặc cả hai. Có 3 điểm dễ chịu tác động áp lực dễ gây trồi thanh độn. Khi đặt đường rạch gần với vị trí thanh độn, sức căng trên vêt thương mới lành có độ bền thấp sẽ tạo ra một tình trạng đứt gãy vết thương và trồi thanh độn. Do đó, trồi thanh độn thường xảy ra ở vùng rạch da tiền đình mũi hay trụ mũi (hình 19-7). Đường rạch dưới môi được thiết kế nhằm cách biệt đường rạch và vị trí thanh độn, và nguy cơ trồi thanh độn được giảm đáng kể. Hai điểm áp lực còn lại là lồi chóp mũi trên và lồi chóp mũi dưới. Áp lực lên lồi chóp mũi trên là kết quả của hiệu ứng “tent-pole” g6y ra bởi sức căng quá mức của thanh độn trụ mũi (hình 19-8). Áp lực lên lồi chóp mũi dưới là do hoặc thanh độn dài quá mức (hình 19-9), hoặc một khoang không phù hợp ở vùng chân mũi và co thắt bao xơ dẫn tới tạo áp lực hướng xuống đối với lồi chóp mũi trên.

Hình 19-6 Đỏ kéo dài.
Hình 19-6
Đỏ kéo dài.
Hình 19-7 Nguy cơ trồi thanh độn.
Hình 19-7
Nguy cơ trồi thanh độn.
Hình 19- Đỏ da chóp mũi trên do thanh độn dài.
Hình 19-8
Đỏ da chóp mũi trên do thanh độn dài.
 Hình 19-9 Thanh độn mũi dài quá mức.
Hình 19-9
Thanh độn mũi dài quá mức.

Mặc cho nhiều sự chỉ trích rộng rãi về tác dụng kém của thanh độn trụ mũi, phần lớn các ca báo cáo trồi thanh độn đều xảy ra vùng tiền đình mũi hay vùng lồi chóp mũi trên (hình 19-7 và 19-10). Khi phẫu thuật viên suy xét, thì thanh độn trụ cung cấp độ nhô chóp mũi cần thiết mà không gây hại da. Một cách an toàn để giảm thiểu nguy cơ hạ chóp mũi, đó là hỗ trợ nhẹ nhàng phần trụ mà không gây hiệu ứng tent-pole. Tuy nhiên, phần lớn phẫu thuật viên ưa thích việc tránh sử dụng phần trụ của thanh độn mũi. Kết quả là, giảm nhô chóp mũi hoặc mũi kiểu pollybeak (hình 19-11) gây ra sự không hài lòng, bởi vì thiếu sự hỗ trợ chóp mũi. Khoang sống mũi nên đủ rộng và dài để có thể đẩy thanh độn lên – xuống mà không giới hạn. Dù một khoang rộng giúp tránh trồi thanh độn, nó sẽ tạo khoảng không cho thanh độn di động và cố định tại vị trí không ưng ý. Thanh độn có thể nằm sang một bên, gây di lệch (hình 19-2, A), hoặc nằm trên cao, gây giảm nhô chóp mũi, hoặc một biến dạng mũi pollybeak của chóp mũi (hình 19-11). Một thanh độn không có phần trụ mũi đặc biệt dễ bị tổn thương, do phần trụ có chức năng ổn định. Một thanh độn trụ dài sẽ chống lại sự chếch lên, hiện tượng sống mũi nằm một bên, hoặc cả hai. Tuy nhiên, thanh độn trụ dài cần được thiết kế để hỗ trợ chứ không gây hiệu ứng tent- pole. Cần nỗ lực ngăn ngừa lực đẩy chóp mũi quá mức do thanh độn mũi. Một thanh độn dài quá mức cũng gây khuếch đại hai điểm gãy (hình 19-12) hoặc chóp mũi chếch lên (hình 19-13) hoặc lỗ mũi bất xứng do thanh độn trụ nghiêng. Nếu bệnh nhân có sụn vòm cánh mũi chắc và rộng, hiệu ứng tent-pole từ thanh độn trụ có thể gây biến dạng bộ ba vòm mũi. Những trường hợp hiếm, thanh độn được chèn vào một khoang sống mũi hẹp, khiến thanh độn bị xoắn vặn khiến cạnh bên hướng ra trước, tạo nên sống mũi lưỡi lam. Điều tương tự cũng xảy ra do sự co thắt bao xơ (hình 19-14). Do sự dung nạp của da người châu Á đối với thanh độn là dựa vào độ dày da, nên có thể nói chắc rằng cần tránh dùng thanh độn mũi trên người châu Á có da mỏng (hình 19-15). Thanh độn có thể nhìn thấy trong suốt qua lớp da mỏng của bệnh nhân. Sử dụng thanh độn tiệp màu da là một giải pháp. Kho- ang nên được tạo sâu hết mức có thể để đảm bảo che phủ mô hợp lí. Mặt phẳng chứa khoang nằm trên màng sụn của sụn mũi trên và tấm dưới màng xương của xương mũi. Đặt thanh độn quá nông gây ra hình ảnh trong suốt và bất đồng bề mặt. Thanh độn silicone sẽ bị calci hóa sau 10-20 năm (hình 19- 16). Dù thanh độn mũi từ nhựa Teflon, nhờ vào đặc tính mềm dễ uống cong, không gây những mối bận tâm do hiệu ứng áp lực như thanh độn silicone, nhưng chúng lại trơ trước phản ứng viêm ở bề mặt tiếp xúc mô – thanh độn. Tất cả thanh độn có thể có kết quả như nhau dẫn đến tháo bỏ. Chúng cũng có thể gây lệch thanh độn do tạo khoang bất xứng, sẹo co kéo, hoặc cả hai (hình 19-17). Phù kéo dài mà không có nhiễm trùng cũng là một biến chứng tiềm tàng. Mô sụn dễ bị di lệch, bất đồng bề mặt, và tiêu biến, nhất là phần sống mũi. Những mối lưu tâm về sụn sườn bao gồm các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như tràn khí màng phổi, sẹo phì đại thành ngực, và cong vẹo (hình 19-18).

Hình 19-10 Đỏ da chóp mũi dưới do thanh độn dài hoặc khoang sống mũi ngắn.
Hình 19-10
Đỏ da chóp mũi dưới do thanh độn dài hoặc khoang sống mũi ngắn.
Hình 19-11 Biến dạng mũi vẹt.
Hình 19-11
Biến dạng mũi vẹt.
Hình 19-12 Chóp mũi gãy đôi quá mức.
Hình 19-12
Chóp mũi gãy đôi quá mức.
Hình 19-13 Mũi chếch lên quá mức.
Hình 19-13
Mũi chếch lên quá mức.
Hình 19-14 A, Thanh độn xoay. B, Thanh độn xoay trong phẫu thuật.
Hình 19-14
A, Thanh độn xoay.
B, Thanh độn xoay trong phẫu thuật.
Hình 19-15 Thấy rõ thanh độn trên nền da mỏng.
Hình 19-15
Thấy rõ thanh độn trên nền da mỏng.
Hình 19-16 Thanh độn silicone bị calci hóa.
Hình 19-16
Thanh độn silicone bị calci hóa.
Hình 19-17 Mũi lệch do đặt thanh độn mũi e-PTFE sai vị trí.
Hình 19-17
Mũi lệch do đặt thanh độn mũi e-PTFE sai vị trí.
Hình 19-18 Thanh độn mũi từ sụn sườn bị vẹo.
Hình 19-18
Thanh độn mũi từ sụn sườn bị vẹo.

2. Tài liệu tham khảo

  1. Hiraga Y: Complication of augmentation rhinoplasty in Japa- nese, Ann Plast Surg 4(6):495-499,1980.
  2. Deva AK, Merten S, Chang L: Silicone in nasal augmentation rhinoplasty: a decade of clinical experience, Plast Reconstr Surg 102(4):1230-1237, 1988.
  3. Lam SM, Kim YK: Augmen- tation rhinoplasty of the Asian nose with the “Bird” silicone im- plant, Ann Plast Surg 51(3):249- 256,2003.
  4. Flowers RS: Nasal aug- mentation by the intraoral route, Plast Reconstr Surg 54(5):570-578,1974.
  5. Lipshutz HA: Clinical eval- uation of subdermal and subcuta- neous silicone implants, Plast Reconstr Surg 37:249, 1966.
  6. Davis PKB, Jones M: The complication of Silastic implant, Br J Plast Surg 24:405-411,1971.
  7. Mutou Y: The complica- tion of augmentation rhinoplasty in Orientals, Br J Plast Surg 28:160- 163,
  8. McCurdy JA, Jr: The Asian nose:  augmentation    rhinoplas- ty with L-shaped implants, Facial Plast Surg 18(4):245-252,2002.
  9. Shirakabe Y, Shirakabe T, Kishimoto T: The classification of complication after augmenta- tion rhinoplasty, Aesth Plast Surg 9:185-192, 1985.
  10. Han KW: Rhinoplasty. In Lee YH: Aesthetic plastic surgery, Seoul, 1998, Gunja, p210.
  11. Jung DH: Rhinoplasty. In Jung DH (Ed.): Rhinoplasty, Seoul, 2002, Greenbook, p122.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây