Chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật Purse-String

Chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật Purse-String
Chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật Purse-String
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Chuyển vạt tự thân nâng mông: Kỹ thuật Purse-String được dịch bởi Ths, Bs Nguyễn Đình Trung từ sách PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÙNG MÔNG của Joseph P. Hunstad, MD, Mark A. Daniels, MD,John C. Crantford, MD*.

1. TỪ KHÓA

• Nâng mông • Tạo hình mông bằng kỹ thuật purse-string • Sa mông • Giảm cân lượng lớn

2. ĐIỂM QUAN TRỌNG

• Bệnh nhân lý tưởng cho kỹ thuật này là những người có vùng mông sa và dẹt, mong muốn cải thiện điểm hình chiếu.
• Thực chất kỹ thuật này là sự kết hợp giữa nâng mông và làm đầy bằng vật liệu tự thân nhưng không gây tổn thương mô tham gia vào quá trình làm đầy, bảo tồn toàn bộ hệ thống mạch máu thần kinh và sử dụng mũi khâu purse-string để cải thiện hình chiếu của mông.
• Kỹ thuật purse-string an toàn và hiệu quả trong việc điều trị sa và teo mông.

3. GIỚI THIỆU

Teo và sa mông sau khi giảm cân lượng lớn hoặc thứ phát do lão hóa là vấn đề thường gặp của nhiều bệnh nhân. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 2009, phẫu thuật tạo hình mông kiểu purse-string là một giải pháp thay thế cho các phương pháp nâng mông bằng mỡ tự thân sẵn có trước đó. Nâng mông tự thân bằng ghép mỡ đã được một số tác giả mô tả kỹ nên sẽ không đề cập lại trong bài này. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy các phương pháp trước dây đều có khâu bóc tách, xoay vạt hoặc tạo vạt cuống hẹp. Vạt xoay, về mặt lý thuyết là các vạt trục được cấp máu bởi một mạch lớn đi dọc theo trục của vạt, nhưng trên thực tế thường là mạch ngẫu nhiên nuôi và do đó hay xảy ra tình trạng thiếu máu và hoại tử đầu vạt. Phương pháp chỉnh hình mông kiểu purse- string thuộc hệ thống các phương pháp nâng mông bằng vật liệu tự thân áp dụng ở những bệnh nhân có đủ lượng mô mềm để nâng vùng mông bị teo mà không làm căng da, căng vết mổ. Quy trình này đã được chứng minh là cải thiện đáng kể kết quả so với phương pháp loại bỏ da thừa .Sau đó mới nâng mông – một phương pháp giúp nâng mông tốt nhưng không giúp làm đầy chúng.

Kỹ thuật purse-string được phát triển dựa trên những kết quả không khả quan khi dùng vạt xoay. Quy trình này không liên quan đến việc phá hoại hoặc xoay mô làm đầy, do đó đơn giản hóa quy trình và cải thiện kết quả rõ rệt. Hơn nữa, kỹ thuật này có điểm ưu việt mà không phương pháp nào có được, là việc bảo tồn tối đa mạch máu nuôi. Mũi khâu purse-string cũng giúp tạo hình và cải thiện điểm hình chiếu của mông. Quy trình này có thể được thực hiện như 1 phẫu thuật riêng biệt hoặc kết hợp với tạo hình thành bụng hoặc nâng các bộ phận trên cơ thể.

Với tình trạng gia tăng số người béo phì cũng như sự phát triển của các phẫu thuật giảm cân đã dẫn tới tăng nhu cầu tạo hình cơ thể sau giảm cân. Căng thẳng tâm lý nghiêm trọng do các dị tật để lại sau giảm cân lượng lớn cũng có thể thấy ở những bệnh nhân này. Các báo cáo cho thấy, bệnh nhân sẽ hài lòng hơn đối với các phẫu thuật nâng mông có bằng vật liệu tự thân làm đầy so với nâng mông đơn thuần. Kỹ thuật purse-string (dây rút) giúp cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân.

Đối tượng lý tưởng cho phẫu thuật này là bệnh nhân có vùng da và mô mềm vùng thắt lưng/mông dư thừa nhưng mông dẹt và gần như không có điểm hình chiếu. Tiêu chuẩn này có thể được xác định bằng cách dùng hai tay sờ và véo da đồng thời (Hình 2).

Hình. 1. Đường dưới xuất phát từ mấu chuyển lớn tới xương cụt, là đường chứa điểm hình chiếu (điểm mông nhô ra phía sau nhiều nhất).
Hình. 1. Đường dưới xuất phát từ mấu chuyển lớn tới xương cụt, là đường chứa điểm hình chiếu (điểm mông nhô ra phía sau nhiều nhất).
Hình. 2. Nghiệm pháp véo da bằng hai tay được thực hiện ở đường nách trước. Để bệnh nhân nghiêng người sang bên đối diện để tránh cắt đi quá nhiều mô.
Hình. 2. Nghiệm pháp véo da bằng hai tay được thực hiện ở đường nách trước.
Để bệnh nhân nghiêng người sang bên đối diện để tránh cắt đi quá nhiều mô.

Quy trình này không dành riêng cho những bệnh nhân sau giảm cân lượng lớn! Những bệnh nhân bị teo và sa mông thường là những ứng cử viên tuyệt vời cho phẫu thuật này.
Bệnh nhân phải được kiểm tra và quản lý các bệnh mạn tính trước khi xác nhận đủ sức khỏe để tham gia phẫu thuật tạo hình cơ thể, đặc biệt là hệ thống hô hấp và tim mạch. Việc cai nghiện thuốc lá dường như là bắt buộc trong ít nhất 6 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật, cho tới khi vết mổ liền sẹo hoàn toàn. Thận trọng khi chỉ định phẫu thuật này ở bệnh nhân tiểu đường hoặc có bệnh lý mạch máu. Tuy phẫu thuật này ít gây chảy máu nhưng vẫn nên kiểm tra công thức máu cũng như tình trạng đông máu của bệnh nhân trước, như một liệu pháp thường quy.
Trong quá trình thảo luận,
bệnh nhân thường mô tả kỳ vọng của họ bằng cách cầm tay kéo phần mông lên đúng vị trí họ muốn. Họ cũng muốn hỏi xem liệu có cần ghép mỡ hoặc implant mông hay không. Bệnh nhân giảm cân lượng lớn lại thường yêu cầu cắt bỏ lượng da thừa để tránh xệ và có thể đem lại hiệu quả cao sau các kỹ thuật nâng mông. Tuy nhiên những bệnh nhân giảm cân lượng lớn này lại ít khi cóđủmỡcho việc ghép cũng như che phủ khối implant. Lúc này, kỹ thuật purse-string mới có cơ hội để chứng minh tính ưu việt của mình.

4. MÔ TẢ KỸ THUẬT

Bệnh nhân được đánh dấu vùng phẫu thuật ở tư thế đứng. Điểm hình chiếu của mông được xác định, như cách mà tác giả Cen- teno và Mendieta đã mô tả, là điểm thuộc đường đi từ mấu chuyển tới xương cụt. Đường này xác định điểm hình chiếu của mông sau phẫu thuật.
Bằng cách sờ và véo da đồng thời bằng hai tay (hình 2) ở vị trí đường nách giữa, chúng ta đánh dấu phần da tiếp xúc với ngón trỏ và ngón cái, nối chúng với nhau tạo thành 2 đường. Hai đường này chính là hai đường mổ sau này. Tuy nhiên khi Bác sĩ thực hiện, bệnh nhân thường có xu hướng ‘hỗ trợ’ chúng ta, và vô tình nghiêng người về phía đó, khiến lượng mô chúng ta véo được nhiều hơn mức thực tế,do đó ảnh hưởng xấu tới kết quả thẩm mỹ sau này.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi thường yêu cầu bệnh nhân hơi nghiêng người về phía đối diện khi chúng tôi thực hiện nghiệm pháp và đánh dấu ngay lúc đó, bên đối diện cũng được thực hiện tương tự. Tiếp tục đứng ở phía sau bệnh nhân và thực hiện nghiệm pháp tương tự để đánh dấu đường rạch da ở phía mông (Hình 3). Phần mô cạnh đường giữa thường dính chặt hơn với tổ chức phía dưới, nên sẽ lấy được ít tổ chức. Sau đó, cân chỉnh lại đường vẽ phía sau và hai bên để tạo thành một chuỗi đường liên tục. Phần được đánh dấu vừa rồi là phần sẽ rạch da và sau đó khâu nối bằng các mũi purse-string. Có thể dễ dàng thấy được khi nhìn từ phía sau thì phần tổ chức cần cắt bỏ sẽ có dạng cánh bướm, đóng vai trò như một khu vực để neo giữ mô làm đầy bằng vật liệu tự thân để tránh chúng di lệch sang hai bên (Hình 4).

Hình. 3. Nghiệm pháp tiếp tục được thực hiện ở vùng mông để đánh dấu đường rạch da.
Hình. 3. Nghiệm pháp tiếp tục được thực hiện ở vùng mông để đánh dấu
đường rạch da.
Hình. 4. Đánh dấu trước phẫu thuật. Khu vực khoanh tròn màu tím chính là vùng được làm đầy bằng vật liệu tự thân bằng mô tự thân. Cần đánh dấu khi bệnh nhân đứng do da bệnh nhân rất chùng.
Hình. 4. Đánh dấu trước phẫu thuật. Khu vực khoanh tròn màu tím chính là vùng được làm đầy bằng vật liệu tự thân bằng mô tự thân. Cần đánh dấu khi bệnh nhân đứng do da bệnh nhân rất chùng.

Đường rạch cạnh bên cơ thể sẽ bắt nguồn từ mặt ngoài của mô tạo hình kiểu purse-string chạy ra ngoài ra trước tới vị trí giao thoa của đường nách trước với đường đánh dấu trước đó, đường rạch sâu tới lớp cân cơ.

Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm sấp sau khi đã gây mê. Các điểm đã đánh dấu phải được kiểm tra một lần nữa để tránh cắt quá mức. Điều này có thể dẫn tới khi đóng vết mổ, chúng ta thậm chí không thể đóng lại được hoặc đóng nhưng vết mổ quá căng, dẫn tới biến chứng đáng sợ nhất khi thực hiện thủ thuật là tình trạng chảy máu lượng lớn. Vết mổ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để liền hoàn toàn, và còn dài hơn nếu vết mổ căng, hai mép da không dính vào nhau. Nếu có sẹo xấu sau mổ, cần chờ tới khi vết mổ lành hẳn mới có thể sửa chữa.

Đối với những người mới bắt đầu thực hiện kỹ thuật này, nên rạch đường lùi vào 1 cm so với đường đã đánh dấu để tránh khi khâu nối, đường khâu quá căng hoặc thậm chí là không đóng được. Khi đã có kinh nghiệm thực hiện rồi thì có thể thực hiện các đường rạch chính tại vị trí đánh dấu.

Sau khi đã thống nhất vị trí rạch, tiêm tê tại chỗ bằng dung dịch lido-epinephrine loãng. Khu vực được khoanh tròn (màu tím trong hình 4) cũng được tiêm tê bề mặt để tạo thuận cho quá trình khử biểu mô (lọc lớp da bề mặt). Ở vị trí bên trên và dưới, nơi phải rạch da sâu hơn thì nên tiêm tê các lớp sâu hơn để tránh chảy máu. Các đường rạch này nên được thực hiện bằng dao số 10 ở lớp da và dao điện ở lớp dưới để cầm máu. Mô trung tâm để tạo hình (phần được giữ lại ở hình 5) được khử biểu mô bằng dao tay hoặc dao điện để bộc lộ tới phần cân nông. Phần ranh giới của mô trung tâm này được bóc tách tới lớp cân cơ, làm chúng bị cô lập với các tổ chức xung quanh. Sau đó sử dụng mũi purse-string khâu đính phần cân nông lại với nhau rồi thít chặt chỉ để hình thành nên một đảo chứa các tổ chức dưới da, cân cơ (Hình 6), đồng thời bảo tồn được toàn bộ mạch máu thần kinh phía bên dưới. Chúng ta có thể thấy kỹ thuật này không phá hủy mô quá nhiều, đồng thời có thể sử dụng chính tổ chức dưới da để tạo ra điểm hình chiếu thẩm mỹ cho mông. Mũi khâu dây rút cũng rất hữu hiệu ở đây vì chúng giúp co các mối chỉ cùng nhau, từ đó dồn và đẩy mô trung tâm lên thành một khối hình cầu, như đang sử dụng một khối implant vậy!

 Hình. 5. Khử biểu mô vạt mông. Ở vùng ranh giới tiến hành bóc tách sâu tới lớp cân sâu, bảo tồn các tổ chức mạch máu thần kinh. Da chỉ được khử lớp biểu mô để bảo tồn thể tích và tạo ra một mỏ neo vững chắc cho đường giữa.

Hình. 5. Khử biểu mô vạt mông. Ở vùng ranh giới tiến hành bóc tách sâu tới lớp cân sâu, bảo tồn các tổ chức mạch máu thần kinh. Da chỉ được khử lớp biểu mô để bảo tồn thể tích và tạo ra một mỏ neo vững chắc cho đường giữa.
Hình. 6. Đặt các mối khâu purse-string (như khâu túi dây rút) ở lớp cân nông. Mersilene 1 hoặc tương đương được sử dụng trong khâu này, chỉ khâu phải lướt dễ dàng qua các tổ chức.
Hình. 6. Đặt các mối khâu purse-string (như khâu túi dây rút) ở lớp cân nông. Mersilene 1 hoặc tương đương được sử dụng trong khâu này, chỉ khâu phải lướt dễ dàng qua các tổ chức.

Hệ thống cân nông có thể được đánh dấu sau khi đã bộc lộ để xác định dễ dàng hơn, đồng thời các đường khâu cũng chính xác hơn. Sau đó dùng chỉ Mersilene số 1 khâu lớp cân nông lại với nhau và siết chặt chỉ để tạo thành một khối hình cầu (Hình 6). Kết quả thu được sẽ tương tự như khi bệnh nhân được đặt một khối implant cỡ lớn, với điểm hình chiếu tốt (Hình 7). Sau đó chúng được neo vào lớp cân nông phía trong (cạnh xương cùng) đã được bảo tồn trước đó. Lúc này có thể dùng chỉ Mersiline 3 (Hình 8). Cho tới nay không ghi nhận một trường hợp ứ máu hay tắc nghẽn ở tĩnh mạch vùng mô trung tâm nào.

Hình. 7. Chỉ khâu được đảm bảo thắt chặt với khoảng 6 nút thắt. Sau khi thít chỉ thì trông mô trung tâm sẽ nhô ra nhiều hơn, là cơ sở để tạo ra điểm hình chiếu sau này.
Hình. 7. Chỉ khâu được đảm bảo thắt chặt với khoảng 6 nút thắt. Sau khi thít chỉ thì trông mô trung tâm sẽ nhô ra nhiều hơn, là cơ sở để tạo ra điểm hình chiếu sau này.
Hình. 8. Các tổ chức xung quanh mô trung tâm được neo vào chúng. Cũng có thể sử dụng các mối chỉ như mối purse-string để đính mô trung tâm. Việc cố định này rất quan trọng nhằm ngăn ngừa sự dịch chuyển sang bên của mô trung tâm. Tuy nhiên điều quan trọng là phải bảo tồn được lớp cân nông ở mô trung tâm để có thể hình thành 1 mỏ neo vững chắc cho mô xung quanh.
Hình. 8. Các tổ chức xung quanh mô trung tâm được neo vào chúng. Cũng có thể sử dụng các mối chỉ như mối purse-string để đính mô trung tâm. Việc cố định này rất quan trọng nhằm ngăn ngừa sự dịch chuyển sang bên của mô trung tâm. Tuy nhiên điều quan trọng là phải bảo tồn được lớp cân nông ở mô trung tâm để có thể hình thành 1 mỏ neo vững chắc cho mô xung quanh.

Một túi bao bọc mô trung tâm được tạo ra dựa trên kích thước vùng vừa khâu purse-string. Túi này được đính ngang với lớp cân nông vùng mông (Hình 9). Chúng sẽ được kiểm tra thường xuyên để luôn ôm sát khối mô trung tâm.

Hình. 9. Một túi được tạo ra theo đúng kích thước phần mô trung tâm đã khâu lại. Điều đặc biệt là chúng được làm từ chính tổ chức dưới da vừa khử biểu mô của mô trung tâm.
Hình. 9. Một túi được tạo ra theo đúng kích thước phần mô trung tâm đã khâu lại. Điều đặc biệt là chúng được làm từ chính tổ chức dưới da vừa khử biểu mô của mô trung tâm.

Sau phẫu thuật không nên đóng ngay mà nên dùng ghim da, ghim tạm thời vết mổ lại. Sau đó dùng chỉ khâu vicryl số 0 hoặc số 1 khâu gá lớp cân nông bằng các mối rời để kéo hai mép da lại gần với nhau. Sau đó đóng lớp hạ bì bằng chỉ vicryl 2-0, lớp biểu bì bằng chỉ monocryl 4-0. Ngoài ra, để đảm bảo không bị tách vết mổ, nên khâu da bổ sung thêm bằng một sợi prolene 3-0 mối rời (Hình 10). Mặc dù khâu nhiều loại và nhiều lớp chỉ như vậy nhưng sau khoảng 4-5 ngày cắt chỉ thì cơ bản đều không để lại vết tích đường khâu đáng kể.

 Hình. 10. Đóng da (dog ear đã được tháo ra sau phẫu thuật tạo hình thành bụng). Đóng da qua ba lớp, sử dụng chỉ Vicryl đóng lớp cân nông để hạn chế tình trạng căng khi đóng da. Trước khi đóng da, đặt một dẫn lưu ở khu vực lưng dưới để dẫn dịch cho cả 2 túi.

Hình. 10. Đóng da (dog ear đã được tháo ra sau phẫu thuật tạo hình thành bụng). Đóng da qua ba lớp, sử dụng chỉ Vicryl đóng lớp cân nông để hạn chế tình trạng căng khi đóng da. Trước khi đóng da, đặt một dẫn lưu ở khu vực lưng dưới để dẫn dịch cho cả 2 túi.

Sau phẫu thuật cần băng lại vết mổ, dùng loại băng dài khoảng 1 inch. Băng này sẽ được tách thành nhiều sợi nhỏ chiều rộng khoảng 3-4 cm (nhưng hai đầu dây không tách rời, tức vẫn là 1 dải băng lớn được tách nhỏ ra) nhằm có thể mở rộng dải băng, Đồng thời hạn chế lực ép vì nguy cơ tụ máu và tăng sắc tố sau phẫu thuật. Không sử dụng các loại băng ép vì chúng có thể ép làm tách đôi vết mổ. Sau phẫu thuật, chúng tôi cho bệnh nhân ngồi nhẹ nhàng trên gối hoặc đệm mềm, nằm nghiêng. Vùng phẫu thuật được kiểm tra thường xuyên trong thời gian chăm sóc hậu phẫu để đảm bảo vết thương lành.

5. THẢO LUẬN

Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật này cho hơn 40 bệnh nhân, tính tới thời điểm hiện tại. Có thể nói, với bất kỳ quy trình tạo hình cơ thể nào, tình trạng nhão/chùng da cũng sẽ xuất hiện sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong kỹ thuật này, điểm hình chiếu và gò mông được tạo ra vẫn đươc duy trì theo thời gian. Biến chứng thường gặp nhất là tách vết mổ và sẹo phì đại. Những vết sẹo này có thể được điều trị bằng các thủ thuật sửa sẹo thông thường hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Chúng tôi chưa từng gặp trường hợp nào bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử mỡ sau phẫu thuật. Bệnh nhân sau phẫu thuật đa số hài lòng với kết quả của mình. Sự gia tăng thể tích mông và dựng được điểm hình chiếu là những ưu điểm độc đáo mà phương pháp này mang lại so với kỹ thuật tạo hfinh vùng mông kinh điển (Hình 11-13).

 Hình. 11. (A, B) Bệnh nhân nữ 59 tuổi với vùng da mông chùng và xệ. (C,D) Hai năm sau phẫu thuật tạo hình thành bụng và tạo hình mông bằng phương pháp purse-string.Bệnh nhân này bị tách vết mổ, sau đó đã được điều trị liền sẹo
Hình. 11. (A, B) Bệnh nhân nữ 59 tuổi với vùng da mông chùng và xệ. (C,D) Hai năm sau phẫu thuật tạo hình thành bụng và tạo hình mông bằng phương pháp purse-string.Bệnh nhân này bị tách vết mổ, sau đó đã được điều trị liền sẹo
 Hình. 12. (A, B) Bệnh nhân nữ 37 tuổi với vùng mông dẹt và xệ. (C,D) Tám tháng sau phẫu thuật tạo hình thành bụng và tạo hình mông bằng phương pháp purse- string .
Hình. 12. (A, B) Bệnh nhân nữ 37 tuổi với vùng mông dẹt và xệ. (C,D) Tám tháng sau phẫu thuật tạo hình thành bụng và tạo hình mông bằng phương pháp purse- string .
Hình. 13. (A, B) Một bệnh nhân 62 tuổi với vùng mông xệ và hình chiếu không thẩm mỹ. (C,D) Sau phẫu thuật 16 tháng tạo hình mông bằng phương pháp purse-string (đã tạo hình thành bụng trước đó).
Hình. 13. (A, B) Một bệnh nhân 62 tuổi với vùng mông xệ và hình chiếu không thẩm mỹ. (C,D) Sau phẫu thuật 16 tháng tạo hình mông bằng phương pháp purse-string (đã tạo hình thành bụng trước đó).

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hunstad JP, Repta R. Purse string gluteoplasty. Plast Reconstr Surg 2009;123:123e–5e.
2. Centeno RF. Autologous glu- teal augmentation. Clin Plast Surg 2006;33:479–96.
3. Balague N, Combescure C, Huber O. Plastic surgery improves long- term weight control after bariat- ric surgery. Plast Reconstr Surg 2013;132:826–33.
4. van der Beek ES, Geenen R, de Heer F. Quality of life long-term fol- lowing bariatric surgery: sustained improvement after 7 years. Plast Reconstr Surg 2012;130:1133–9.
5. Rohde C, Gerut Z. Augmentation buttock-pexy using autologous tis- sue following massive weight loss. Aesthet Surg J 2005;25:576–81.
6. Raposo-Amaral CE, Cetrulo CL, de Campos Guidi M. Bilateral lum- bar hip dermal fat rotation aps: a novel technique for autologous augmentation gluteoplasty. Plast Reconstr Surg 2006;117:1781–8.
7. Sozer SO, Francisco JA, Wolf C. Autoprosthesis buttock augmen- tation during lower body lift. Aes- thetic Plast Surg 2006;29:133–7.
8. Oranges CM, Tremp M, di Sum- ma PG, et al. Gluteal augmenta- tion techniques: a comprehensive literature review. Aesthet Surg J 2017;37(5): 560–9.
9. Kitzinger HB, Aayev S, Pitter- mann A. The prevalence of body contouring surgery after gas- tric bypass surgery. Obes Surg 2012;22:8–12.
10. Azin A, Zhou C, Jackson T, et al. Body contouring surgery after bar- iatric surgery: a study of cost as a barrier and impact on psychologi- cal well-being. Plast Reconstr Surg 2014;133: 776e–82e.
11. Srivastava U, Rubin JP, Gusenoff JA. Lower body lift after massive weight loss: autoaugmentation versus no augmentation. Plast Re- constr Surg 2015;135: 762–72.
12. Hunstad JP, Aiken ME. Circum- ferential body contouring. In: Aly A, editor. Body contouring after massive weight loss. Boca Raton (FL): CRC Press; 2006. p. 183–212.
13. Centeno RF, Mendieta CG, Young VL. Gluteal contouring surgery in the massive weight loss patient. Clin Plast Surg 2008;35:73–91.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây