Nâng mông và tạo hình bờ mông bằng bơm mỡ tự thân

Nâng mông và tạo hình bờ mông bằng bơm mỡ tự thân
Nâng mông và tạo hình bờ mông bằng bơm mỡ tự thân
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Nâng mông và tạo hình bờ mông bằng bơm mỡ tự thân được dịch bởi Ths, Bs Nguyễn Đình Trung từ sách PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÙNG MÔNG của Ashkan Ghavami, MDa,b,*, Nathaniel L. Villanueva, MDc.

1. TỪ KHÓA

  •  Nâng mông • Ghép mỡ • Tái tạo đường bờ mông • Chuyển mỡ • Nâng mông cong chữ S
  • Nâng mông kiểu Brazil Chuyển mỡ vùng mông • Làm đầy mông

2. ĐIỂM QUAN TRỌNG

  •  Lựa chọn bệnh nhân phù hợp, định vị vùng phẫu thuật và lập kế hoạch là chìa khóa để đạt được kết quả như mong muốn, xét về cả mặt thẩm mỹ và thể tích.
  • Chuyển mỡ vùng mông phải được thực hiện bằng cách dùng một lực tiêm vừa đủ, liên tục đồng thời di chuyển kim ở dưới da sao cho lượng mỡ đầu ra thành một đường thẳng, không tích tụ tại một khu vực
  • Tránh tạo hình quá sát với hình thể lý tưởng/dự tính, vì sau phẫu thuật thường xuất hiện phản ứng viêm ở khu vực, gây phù nề và chèn ép mô ghép, dẫn tới hạn chế khả năng tồn tại của chúng.
  • Bệnh nhân nên tránh tạo áp lực tới vùng mông trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật và tránh ngồi quá nhiều trong vòng 4 đến 8 tuần sau phẫu thuật.

3. GIỚI THIỆU

Trong khi số lượng các trường hợp được thực hiện thủ thuật nâng mông ở Hoa Kỳ có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm thì nhu cầu năng mông bằng chuyển mỡ cũng tỏ ra không kém cạnh, đặc biệt trong những năm trở lại đây. Có một số lợi ích liên quan tới việc áp dụng thủ thuật này trong việc làm đầy mông. Ưu điểm chính là tạo đường nét chính xác và giúp định hình lại vùng mông, cải thiện thẩm mỹ của cả cơ thể do sử dụng chính lượng mỡ tự thân. Việc làm này cho phép nâng kích thước vùng mông và đùi đồng thời giảm mỡ vùng lân cận. Sự kết hợp này ưu việt hơn bất kỳ các thủ thuật đơn lẻ nhằm cải thiện đường nét cơ thể nào khác như implant hoặc chuyển vạt làm đầy mông. Việc hút mỡ nhằm chuẩn bị cho việc cấy ghép sẽ giúp triệt tiêu lượng mỡ thừa không mong muốn ở các vùng khác. Đặc biệt, việc hút mỡ ở vùng thắt lưng cùng, mạn sườn, đùi và các vị trí xa hơn là những vùng thường xuyên xuất hiện mỡ thừa, vừa giúp chuẩn bị lượng mô cấy đầy đủ, vừa giúp tái tạo đường nét cơ thể ở vùng đó. Việc loại bỏ tổ chức mỡ ở vùng thắt lưng cùng và thân mình đồng thời bơm mỡ cho vùng mông tạo ra hình dáng chữ S tiêu chuẩn của vùng mông (Hình 1). Sự kết hợp giữa hút mỡ và tiêm mỡ vùng mông cùng lúc cho phép tạo ra các đường cong lý tưởng đi theo mốc giải phẫu là cột sống, tạo tính thẩm mỹ tối ưu cho cơ thể. Hơn nữa, việc sử dụng các mô tự thân tránh được các biến chứng liên quan tới thải ghép, bướu huyết thanh, co kéo bao xơ, di chuyển mô cấy, biến chứng liên quan liền vết thương, chèn ép tổ chức, nhiễm khuẩn liên quan implant và lộ vật cấy. Tuy nhiên, quy trình chuyển mỡ cũng có liên quan đến một số biến chứng, bao gồm hoại tử mỡ, nhiễm khuẩn, hình thành khối áp xe, đường bờ mông không tự nhiên, tổn thương thần kinh hông to, huyết tắc mỡ, thuyên tắc huyết khối, và tử vong. Tuy nhiên bất chấp những biến chứng này, những cải tiến trong lựa chọn bệnh nhân, kỹ thuật phẫu thuật và quản lý chu phẫu đã dần dần nâng cao được độ an toàn cũng như cải thiện kết quả ngắn hạn và dài hạn. Các quy trình đã phát triển, cải tiến hơn mỗi ngày để tạo ra kết quả tốt cũng như giúp các nhà lâm sàng có thể dự đoán được nguy cơ dẫn tới biến chứng để từ đó giảm thiểu tối đa chúng.

Hình. 1. Nguyên lý tạo hình đường cong chữ S (nét đứt) bằng cách hút mỡ ở khu vực thừa và bơm vào khu vực thiếu. Hình (A) bên trái cho thấy vùng cần giảm mỡ cũng như vùng cần thêm (lượng mỡ thực tế bệnh nhân có là phần phía trong, được ngăn cách với phần ngoài bởi đường nét liền. Hình (B) là khu vực được làm đầy bởi mỡ, bao gồm tổ chức dưới da nông, sâu và phần cân nông.
Hình. 1. Nguyên lý tạo hình đường cong chữ S (nét đứt) bằng cách hút mỡ ở khu vực thừa và bơm vào khu vực thiếu. Hình (A) bên trái cho thấy vùng cần giảm mỡ cũng như vùng cần thêm (lượng mỡ thực tế bệnh nhân có là phần phía trong, được ngăn cách với phần ngoài bởi đường nét liền. Hình (B) là khu vực được làm đầy bởi mỡ, bao gồm tổ chức dưới da nông, sâu và phần cân nông.

Theo ý kiến của tác giả, đây là một phương pháp ưu việt hơn nhiều so với những thủ thuật nâng mông khác. Trong bài viết này, các nhà ng- hiên cứu sẽ mô tả cách để lựa chọn bệnh nhân, hút mỡ, xử lý và ghép mỡ sao cho hiệu quả và an toàn, điều đã được các chuyên gia kiểm chứng trong hàng thập kỷ qua.

4. CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT

Bệnh nhân lý tưởng để thực hiện thủ thuật này phải có đủ lượng mỡ tự thân dự tính để ghép. Tuy nhiên, những bênh nhân gầy với lượng mỡ ít ỏi  cũng có thể được thực hiện nếu khéo léo chuyển mỡ vào đúng khu vực cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có tỉ lệ mỡ trong cơ thể thấp thường không nên áp dụng thủ thuật này, hoặc nếu muốn cũng có thể đưa họ vào các liệu trình tăng cân cho tới khi đạt được lượng mỡ như mong muốn. Trong quá trình lựa chọn bệnh nhân, điều quan trọng là phải xác định mong muốn của họ và thảo luận kỹ với họ về ưu nhược điểm của kỹ thuật cũng như những gì có thể đạt được đối  với trường hợp của họ. Điều này rất quan trọng đối với sự thành công của quy trình cũng như sự hài lòng của bệnh nhân. Bệnh nhân nên đưa ra được các tiêu chí ưu tiên như nâng vùng mông trên, làm đầy vùng bên/sau, làm đầy vùng mấu chuyển hay tạo dáng vùng mông. Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân gầy,những người không có đủ lượng mỡ để đưa tới tất cả các vùng thiếu hụt. Điều quan trọng nữa là phải đánh giá diễn biến của các bệnh lý đi kèm ở những bệnh nhân này cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Điều này cho phép Bác sĩ phẫu thuật phân tầng rủi ro một cách phù hợp, từ đó đưa ra quyết định họ có phù hợp cho thủ thuật này không. Những loại thuốc/thực phẩm có thể làm tăng khả năng xảy ra tai biến trong phẫu thuật bao gồm dầu cá, aspirin, NSAIDs,… Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc trước khi thực hiện phẫu thuật 1 tháng và tốt nhất là 3 – 6 tháng sau phẫu thuật vì chúng có thể làm giảm tỉ lệ sống của các tế bào mỡ (mô ghép). Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thuyên tắc huyết khối nên được đánh giá tỉ mỉ và thảo luận với bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định bệnh nhân có cần dùng chống đông dự phòng trong giai đoạn hậu phẫu hay không.

5. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

5.1.Kế hoạch phẫu thuật

Một khi mục tiêu đã được xác định, việc thực hiện có thành công hay không được quyết định bởi khả năng tạo hình của người bác sĩ thay vì việc chỉ quan tâm tới lượng mỡ được tiêm vào. Sử dụng hệ thống phân loại mông của Mendieta có thể giúp xác định mục tiêu cần đạt tới. Có 4 hình dạng khung là A, V, H (vuông) và tròn. Xác định loại khung của bệnh nhân và đánh giá khả năng chuyển dạng (từ V thành H chẳng hạn) sẽ quyết định sự thành công của phẫu thuật. Chúng ta cũng nên tránh chuyển mỡ quá nhiều tới vùng giữa và khu vực dưới bên vì đây là những khu vực nguy hiểm, là mồ chôn của mô mỡ theo các số liệu thống kê được. Nói chung, cần thảo luận với bệnh nhân về việc nên ưu tiên đường bờ mông hay ưu tiên làm đầy mông để có phương án xử trí phù hợp. Một số bệnh nhân muốn có một dạng khu- ng trông giống các vận động viên (hai phía bên không đầy đặn) và do đó tỉ lệ eo/hông > 0.7. Những bệnh nhân khác có thể mong muốn hình dáng “đồng hồ cát” hoặc đường cong chữ S với phần bên đầy đặn hơn và như vậy tỉ lệ eo/hông < 0.7.

5.2.Đánh dấu vùng phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được đánh dấu vùng phẫu thuật trong tư thế đứng. Các khu vực cần hút mỡ phải được xác định và đánh dấu dựa trên sự thay đổi hình dáng mông sau khi hút mỡ. Ví dụ, hút mỡ vùng mạng sườn chắc chắn làm cho khu vực mông trông lớn hơn, một cách tương đối. Vậy đây được coi là khu vực nên được ưu tiên số một trong khi chọn vùng hút mỡ. Các khu vực hút mỡ nhưng cần giải phóng dây chăng và lượng mỡ tối đa cho phép hút ở mỗi vùng cũng cần phải xác định và phân loại rõ trước khi thực hiện. Khi đánh dấu các mốc giải phẫu phải chú ý đến một số yếu tố, bao gồm tình trạng chùng da, sự phân bố chất béo và cơ, cũng như cấu trúc xương. Việc xác định và đánh giá hình thể khu vực mấu chuyển lớn để xem có cần chuyển mỡ hay không là một trong những điều quan trọng trong khâu đánh giá trước mổ vì khu vực này quyết định hình dáng đường bờ hai bên của mông cũng như tỉ số eo/hông. Cũng như tất cả các thủ thuật thẩm mỹ khác, việc xác định hình thể của xương, phân bố cơ/mỡ quyết định xem đâu là vùng ưu tiên cho việc hút mỡ. Mào chậu cũng cần được xác định một cách tỉ mỉ vì chúng là vùng vừa là vùng chuyển tiếp giữa bụng và mông, cũng là điểm giới hạn dưới cho các vị trí có thể hút mỡ, đồng thời chúng cũng là giới hạn trên của vùng mông. Ở phía bên ngoài, chiều cao, rộng, khoảng cách từ xương sườn dưới cùng tới mào chậu và hình dáng của chúng quyếtđịnh hình dạng của eo (Hình 2). Các vùng lõm trên rải rác trên khu vực mông cũng cần được xem xét kỹ để quyết định chiến lược điều trị cụ thể (làm đầy toàn bộ/ chọn lọc).

Hình. 2. (A) Hình minh họa cấu trúc xương chậu dài/cao nhưng không đủ rộng, đồng thời khoảng cách từ xương chậu tới khung sườn sẽ ngắn lại. Đây là hình thái phức tạp nhất, bệnh nhân phải được thực hiện hút mỡ trước ở vùng eo, mạng sườn sau đó chuyển mỡ để nâng mông phần giữa ngoài thì mới có thể đặt được hình thể eo/hông “đồng hồ cát”. (B) Hình thái thuận lợi nhất trong chuyển mỡ, chiều cao của khung chậu tương đối cùng với khoảng cách từ khung chậu đến khung sườn dài, đồng thời độ rộng của khung chậu cũng vừa đủ.
Hình. 2. (A) Hình minh họa cấu trúc xương chậu dài/cao nhưng không đủ rộng, đồng thời khoảng cách từ xương chậu tới khung sườn sẽ ngắn lại. Đây là hình thái phức tạp nhất, bệnh nhân phải được thực hiện hút mỡ trước ở vùng eo, mạng sườn sau đó chuyển mỡ để nâng mông phần giữa ngoài thì mới có thể đặt được hình thể eo/hông “đồng hồ cát”. (B) Hình thái thuận lợi nhất trong chuyển mỡ, chiều cao của khung chậu tương đối cùng với khoảng cách từ khung chậu đến khung sườn dài, đồng thời độ rộng của khung chậu cũng vừa đủ.

6. TƯ THẾ BỆNH NHÂN

Bệnh nhân nằm lên một tấm phủ ở tư thế nằm ngửa. Đặt thông tiểu (bắt buộc vì cần đánh giá kết quả hồi sức dịch trong một số trường hợp cần bù dịch). Sau đó chuyển bệnh nhân về tư thế nằm sấp, đặt các tấm đệm trên điểm tì đè và bắt đầu thủ thuật (thường được áp dụng trên lâm sàng). Nếu ban đầu bệnh nhân đã nằm sấp, nên tiêm tê sớm để chúng phát huy tác dụng đúng thời điểm chuyển mỡ. Bệnh nhân cũng có thể nằm ở tư thế nghiêng, tuy nhiên tác giả cho rằng đây không phải là một tư thế tốt do không thể đánh giá tính cân đối hai bên mông trong tư thế này được, và đồng thời tỉ lệ xuất hiện đường bờ mông bất thường sau phẫu thuật hoặc biến dạng không muốn là cao. Cách tiếp cận này còn cần nhiều nghiên cứu để đánh giá tính hiệu quả.

7. TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

7.1.Hút mỡ

Công đoạn hút mỡ trong kỹ thuật này được thực hiện theo đúng chuẩn liệu pháp hút mỡ đơn thuần, tuy nhiên có thểthayđổi một chút tùy theo kinh nghiệm mỗi Bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên được sử dụng một liều kháng sinh trước phẫu thuật theo khueyens cáo của Dự án nâng cao hiệu quả chăm sóc sau phẫu thuật. Các Bác sĩ thường hút mỡ bằng máy rung tần số cao, sử dụng các canuyn Mercedes đầu loe kích thước 4-5mm. Đường kính canuyn lớn hơn sẽ giúp giảm thiểu tổn thương các tiểu thùy mỡ. Chỉ sử dụng những canuyn nhỏ khi bệnh nhân gầy, cần đưa đầu canuyn tiếp cận chính xác với vùng mỡ dư thừa (vì quá ít). Máy rung để hút mỡ đôi khi được sửdụng như một hệ thống bắn phá các mô liên kết nông và sâu để tạo thuận cho việc thực hiện hút mỡ. Nên đào hầm trước khi hút (đưa canuyn vào sâu, vừa hút vừa rút canuyn ra) để quá trình hút được hiệu quả, đồng thời lượng mỡ còn lại cũng được phân bố đều. Nên rạch nhiều đường và đưa canuyn hút khắp các vị trí từ nông đến sâu để có thể giúp duy trì đường bờ viền cân đối sau khi hút mỡ (tất cả các vùng đều được hút). Trong quá trình hút mỡ, những vùng trọng điểm cần đặt máy hút là thắt lưng, sau xương cùng và mạng sườn hai bên. Hút mỡ ở các khu vực này cho phép cải thiện ngoại hình toàn diện, đặc biệt là vùng sau xương cùng vì việc hút mỡ ở đây làm tăng độ cong chữ S phần thắt lưng và phần mông trên, từ đó cải thiện đường nét cơ thể. Tuy nhiên, hút mỡ quá nhiều ở khu vực này có thể phá hủy hệ bạch huyết, tương tự như vùng trước xương mu, dẫn tới biến chứng bướu huyết thanh. Bướu huyết thanh trong khu vực này có thể được điều trị ngay tại các phòng khám nếu cần.

7.2.Chuẩn bị mô ghép

Chuẩn bị mô ghép là khâu quan trọng, quyết định khả năng sống sót của mô ghép. Phương pháp thường được áp dụng là rút thành phần nước trong các mô mỡ sau khi đã gạn lọc chúng. Sau đó, mỡ được  lọc  qua  một  bộ lọc đặc biệt giúp rút bớt nước một cách tối ưu. Sản phẩm cuối cùng là các tiểu thùy mỡ với mật độ cao. Các vùng cần ghép mỡ cần được xử lý trước nếu như có sẹo co kéo, da chùng… Tiếp đó, đưa mỡ vào ống Toomey thể tích 60 mL. Lượng mỡ này được trộn chung với 300 mg dung dịch kháng sinh clindamycin (/một mẻ lọc). Các phần hở của hệ thống máy lọc mỡ nên được bọc lại bằng các tấm khăn vô trùng. Mặc dù một số tác giả thích sử dụng các hệ thống lọc khép kín, tuy  nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh chúng làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn cả. Trong hơn 1000 ca ghép mỡ mông bằng kỹ thuật đơn giản được mô tả ngay dưới đây, tác giả chỉ ghi nhận 4 trường hợp nhiễm trùng và 2 trong số đó phải sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch thôi. Hơn nữa, 1 trong số đó lại nhiễm khuẩn vùng đùi thay vì vùng ghép mỡ. Cả 4 trường hợp trên đều được điều trị bằng kháng sinh và chích rạch đặt dẫn lưu, bảo tồn được toàn bộ mô ghép cũng như không cần sửa chữa lại sau nhiễm khuẩn.

7.3.Tiêm mỡ

Ghép/tiêm mỡ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình. Tỷ lệ sống của mô ghép phụ thuộc vào quá trình hút và ghép mỡ; đặc biệt, các tồn thương mô mỡ do cắt,thiểu dưỡng hoặc hoại tử trung tâm do tiêm quá nhiều vào 1 khu vực đều  là những điều  cần tránh khi thực hiện thủ thuật ghép mỡ. Chất béo cần được bao quanh bởi các tổ chức sống, tưới máu tốt và nếu tiếp xúc với các tế bào mỡ sẵn có là tốt nhất. Tuyệt đối nên tránh việc tiêm lượng mỡ lớn tại 1 khu vực vì chúng có thể bị nang hóa hoặc hoại tử trung tâm, kéo theo phản ứng viêm gây tổn thương các mô mỡ lành (Hình 3). Một canuyn kích thước 3.7 mm được sử dụng để tiêm mỡ ngược dòng. Khi thực hiện tiêm, động tác đưa vào và rút canuyn ra phải dứt khoát, nhanh, và tạo thành 1 chuyển động dạng hình quạt để giúp phân bố đều lượng mỡ ghép và ngăn ngừa các bất thường về đường bờ mông. Mỗi lần đưa canuyn vào tiêm không quá 10mL. Mặt phẳng tiêm phải được thay đổi liên tục và lúc nào tiêm cũng phải cảm nhận sức đề kháng của mô tại đầu canuyn để tránh tiêm nhầm vị trí. Cách làm này tương tự như khi hút mỡ, để đảm bảo lượng mỡ được phân bố đồng đều. Các mặt phẳng được phép tiêm mỡ là bề mặt cơ, lớp cân cơ, lớp mô dưới da sâu và nông. Do đó, các đường đưa canuyn vào chỉ được giới hạn ở các lớp này, để tránh làm tổn thương mạch máu thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh hông to. Sựan toàn của công đoạn này phụ thuộc vào việc tiêm mỡ vào đúng các mặt phẳng cho phép, vì thế đòi hỏi người Bác sĩ phải nắm chắc giải phẫu vùng cũng như một chút kiến thức toán học về các góc

Hình. 3. Hoại tử mỡ vô khuẩn do lượng mỡ ghép quá lớn tập trung tại một khu vực.
Hình. 3. Hoại tử mỡ vô khuẩn do lượng mỡ ghép quá lớn tập trung tại một khu vực.

Long iliac bone: Xương chậu dài Short distance: Khoảng cách ngắn Long distance: Khoảng cách dài Short iliac bone: Xương chậu ngắn

đưa canuyn sao cho phù hợp (Hình 4, Video 1). Nắm chắc giải phẫu là một điều rất quan trọng để đánh giá các mặt phẳng ghép mỡ, tránh được các cấu trúc mạch máu thần kinh quan trọng. Ngoài ra, cần nắm được vịtrí các cân mạc và dây chằng cũng như ảnh hưởng của chúng tới việc tiêm mỡ. Ví dụ, các dây chằng quanh xương cùng và xương ngồi là những nhóm dây chằng mà ống canuyn thường tiếp xúc mỗi khi tiêm mỡ. Khi canuyn đi qua các cấu trúc này, chúng có xu hướng bị xoắn vặn làm cho đầu canuyn dễ đi vào các cấu trúc sâu hơn, tăng nguy cơ tiếp cận với tổ chức mạch máu thần kinh, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như liệt hoặc huyết tắc mỡ. Để tránh tình trạng này, Bác sĩ phẫu thuật nên giữ ống canuyn ở vị trí giữa các lớp cân mạc, dây chằng và luôn cảm nhận lực đẩy ở tay để chắc chắn rằng canuyn không đâm tới lớp mô liên kết (mật độ cứng chắc). Việc giải phòng các tổ chức liên kết này sẽ tạo thuận cho việc di chuyển của canuyn trong tổ chức ghép, đồng thời hạn chế biến chứng huyết tắc mỡ.

Hình. 4. (A) Các vị trí đặt kim với góc tới và độ sâu không chính xác, đi qua giới hạn là các tổ chức xơ sợi ngăn cách tổ chức dưới da và cơ, cơ và mạch máu thần kinh dưới cơ. Khuyến cáo không đưa kim đi quá các lớp cân này (đưa kim qua sẽ có cảm giác tay) và nên thay đổi góc tiêm liên tục để tránh phạm vào các tổ chức mạch máu cũng như thần kinh. (B) Bệnh nhân nằm sấp với một cái gối đệm phía dưới giúp quá trình ghép mỡ được thuận lợi và dễ dàng hơn, hạn chế các thương tổn mạch máu thần kinh. (C) Các tổ chức mô liên kết phải được giải phóng trước khi đưa canuyn vào để tránh việc đầu canuyn bị xoắn vặn và bị đẩy vào lớp sâu hơn chứa tổ chức mạch máu thần kinh quan trọng.
Hình. 4. (A) Các vị trí đặt kim với góc tới và độ sâu không chính xác, đi qua giới hạn là các tổ chức xơ sợi ngăn cách tổ chức dưới da và cơ, cơ và mạch máu thần kinh dưới cơ. Khuyến cáo không đưa kim đi quá các lớp cân này (đưa kim qua sẽ có cảm giác tay) và nên thay đổi góc tiêm liên tục để tránh phạm vào các tổ chức mạch máu cũng như thần kinh. (B) Bệnh nhân nằm sấp với một cái gối đệm phía dưới giúp quá trình ghép mỡ được thuận lợi và dễ dàng hơn, hạn chế các thương tổn mạch máu thần kinh. (C) Các tổ chức mô liên kết phải được giải phóng trước khi đưa canuyn vào để tránh việc đầu canuyn bị xoắn vặn và bị đẩy vào lớp sâu hơn chứa tổ chức mạch máu thần kinh quan trọng.

Mỡ sau quá trình gạn lọc và rút nước phải đạt tiêu chuẩn không còn quá nhiều nước  tồn dư cũng như các tổ chức mô liên kết xơ sợi khác. Sự tồn tại các mô dư thừa này làm việc đánh giá sau phẫu thuật trở nên khó khăn vì ngay sau đó một thời gian các mô dư này sẽ bị hấp thu hết và để lại vùng mông nhỏ hơn mong muốn. Lý tưởng nhất là trong quá trình tiêm mỡ, phải luôn cảm nhận được lực ở tay khi đẩy pittong. Khi đẩy thấy sức cản bị thay đổi thì nên dừng lại vì nguy cơ tích tụ một lượng mỡ lớn ở 1 khu vực, dẫn tới các biến chứng như nang mỡ hoặc hoại tử mỡ, như đã đề cập ở những bài trước. Không nên chỉnh sửa quá mức trong quá trình tạo hình mông vì tiêm quá nhiều có thể gây chèn ép, thiểu dưỡng mô ghép dẫn tới hoại tử hoặc nang hóa. Ghép mỡ quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả do lượng mỡ tiêm không cân xứng với lượng mỡ tính toán. Nói cách khác, có thể sau phẫu thuật bệnh nhân thấy hài lòng, nhưng khi tình trạng phù nề thuyên giảm và nước được hấp thu hết thì trông vùng mông sẽ nhỏ đi hơn trước nhiều. Tỉ lệ chất béo thực tế trong lượng dịch thu được chỉ vào 30- 50%. Ví dụ, nếu hút được 3L mỡ thì trong đó tối đa là có 1.5L mỡ có thể sử dụng để ghép được. Thực ra tỉ lệ này còn phụ thuộc vào mật độ mỡ tại các khu vực hút. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng chu vi vòng ba không phải là đích đến cho một vòng mông đẹp, tuy nhiên việc tính toán chuẩn xác sẽ hạn chế được những biến chứng không đáng có. Đối với các bệnh nhân đã từng chuyển mỡ rồi thì ở các lần phẫu thuật sau chỉ cần tiêm một lượng mỡ nhỏ để tạo hình bờ mông, nên việc tiêm nhiều hay ít lúc này sẽ cần cân nhắc kỹ. Còn đối với những bệnh nhân giảm cân lượng lớn, cần thể tích mỡ lớn để điều chỉnh nhưng bản chất họ lại không có quá nhiều mỡ tự thân để ghép, nên lúc này cần chỉnh sửa vùng da chùng, nhão trước khi tìm chỗ hút mỡ. Các vùng da lõm tồn tại trước đó có thể được giải phóng bề mặt bằng cách bóc tách các tổ chức liên kết, các lớp cân mạc bám dính dưới da vùng đó bằng các dụng cụ chuyên dụng (có thể chính bằng máy rung hút mỡ). Ở đây tác giả chính thường dùng chính máy rung hút mỡ để giải phóng các dây chằng, cân mạc bám dính dưới điểm lõm. Tuy nhiên, phải cẩn thận để tránh giải phóng quá nhiều, làm da vùng đó bị chùng, thậm chí bị rò rỉ tổ chức mỡ qua các vùng này do tổn thương da hoặc lớp da được giải phóng quá mỏng. Nên vừa tiêm vừa xoa bóp vùng ghép mỡ để dùng lực cơ học phân bố lượng mỡ vừa tiêm cho đồng đều.

Các đường rạch được đóng lại theo từng lớp để đảm bảo vô trùng và giúp định hình lại vùng mỡ ghép. Vùng mông và thắt lưng phải được đóng kín. Đồng thời cũng không nên sử dụng các loại dẫn lưu hở. Sau phẫu thuật nên băng ép các vùng đã hút mỡ trước đó để tránh bướu huyết thanh và đảm bảo sự bám dính tốt của da và tổ chức dưới da lên các vùng khung cố định (xương) tương ứng. Sử dụng 1 hoặc 2 tấm đệm Topifoam nhiều lớp (Mentor, Irvine, CA, USA) đặt trên khu vực trung tâm thắt lưng (trên xương cùng) để tăng độ cong của thắt lưng ra trước. Ngoài ra cũng có thể đặt chúng ở những vùng hút mỡ và đeo băng ép. Quần áo nên mặc rộng rãi thoải mái, ít nhất là 6-8 tuần sau thủ thuật.

8. BIẾN CHỨNG VÀ QUẢN LÝ BIẾN CHỨNG

8.1.Không cân đối

Mặc dù bệnh nhân thường không hay phàn nàn về tình trạng mất cân đối sau các thủ thuật, tuy nhiên đây được coi như thước đo đánh giá sự tinh tế của một nhà lâm sàng. Trước phẫu thuật, điều quan trọng là phải xác định và thảo luận với bệnh nhân về những vị trí mất cân đối này, đồng thời giải thích kỹ cho họ về những vùng có thể can thiệp được (gọi là mục tiêu ‘mềm’) và những vùng không thể, để sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn có thể hài lòng với kết quả của mình. Đặc biệt nếu có mất đối xứng vùng hông và lệch khung chậu thì nên thông báo với bệnh nhân trước, vì đây là những vùng quan trọng nhưng khó can thiệp. Thông thường kích thước khung chậu và hình dáng hai bên sẽ có đôi chút khác biệt, sẽ hình thành nên tư thế và dáng đi của bệnh nhân không cân đối, từ đó ảnh hưởng đến thể tích vùng mông hai bên. Mặc dù phẫu thuật được thực hiện theo đúng quy trình, khả năng gặp phải tình trạng mất cân đối rất cao sau phẫu thuật. Nên để đánh giá khách quan cần khoảng thời gian 3-6   tháng   vì đây   mới là khoảng thời gian cần để hoàn thiện quá trình tái phân bố mỡ. Tuy nhiên nếu mất cân đối quá mức có thể tiến hành phẫu thuật ghép mỡ ngay sau đó để phục hình lại vùng mông. Tuy nhiên bệnh nhân hầu như vẫn cần các phẫu thuật chỉnh sửa bổ sung hoặc tăng thể tích mông sau lần đầu tiên, thế nên tốt nhất là chờ tới lúc đó để chỉnh hình lại luôn. Tái ghép mỡ có thể thực hiện sau lần đầu khoảng 9-12 tháng (nếu còn mô mỡ dư) và bệnh nhân có thể cần chỉnh chế độ ăn để tăng cân nhằm duy trì lượng mỡ sẵn có.

8.2.Đường nét không tự nhiên

Quản lý các bất thường về đường bờ mông cũng tương tự như với tình trạng bất đối xứng. Việc giải thích cặn kẽ và phòng ngừa cẩn thận luôn là cách tiếp cận hiệu quả nhất để tránh những bất thường về đường nét cơ thể. Cũng như với tình trạng mất cân đối, điều quan trọng là phải lưu ý các bất thường đã tồn tại trước đó và thảo luận chi tiết với bệnh nhân để lên kế hoạch chỉnh sửa. Một trong những thử thách khó khăn nhất trong nâng mông và ghép mỡ là việc Làm sao để giải quyết được các điểm lồi lõm bất thường trên khắp vùng mông. Ta có thể thấy vùng da bên ngoài thường rất khó chỉnh sửa, tương tự vậy với vùng cực dưới mông và khu vực dải chậu chày đều là những vùng ‘khó nhằn’. Chỉ có phẫu thuật tỉ mỉ và khả năng tiên lượng của Bác sĩ mới là cách tốt nhất để phòng trừ biến chứng.

Nếu gặp phải biến chứng này, nên theo dõi sát và đánh giá kết quả sau 3-6 tháng. Nếu sau đó kết luận là ghép thừa mỡ thì có thể sử dụng steroid để tiêm vào vùng dư thừa đó hoặc hút mỡ ra. Nếu ghép thiếu mỡ thì nên tiêm bổ sung, còn gặp sẹo co kéo sau phẫu thuật thì nên cắt bỏ sẹo và ghép mỡ bổ sung.

8.3.Hoại tử mỡ và u mỡ

Có thể tránh đươc tình trạng hoại tử mỡ và u mỡ bằng cách tiêm từ từ và đánh giá chính xác vùng mông cần cải thiện thể tích. Các mô ghép cần được bao bọc bởi các tổ chức sống, được tưới máu tốt cho phép đưa oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào mỡ. Khi tiêm quá nhiều mỡ trong 1 lần phẫu thuật, nguy cơ cao là lượng chất béo đó sẽ bị tích tụ và vón cục, dẫn tới phần mỡ trung tâm mô ghép sẽ không được tưới  máuđầy đủ.  Khi  thiếu máu nuôi, mô mỡ có thể bị chuyển hóa thành các nang lớn chứa mỡ hoặc bị hoại tử. Nếu tình trạng này xảy ra với quy mô nhỏ và không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu chúng chuyển thành các nang quá lớn hoặc tệ hơn là làm ảnh hưởng tới hình thể ngoài vùng mông thì phải điều trị ngay lập tức. Tình trạng nang hóa hoặc hoại tử mỡ toàn bộ hiếm khi xảy ra nhưng nếu có, buộc phải điều trị lại bằng các kỹ thuật nâng mông, đặc biệt là vùng mông trên để tránh tình trạng xệ và sau đó một thời gian có thể đến để chuyển mỡ lại, nhằm làm đầy các vùng còn thiếu.

Quản lý và điều trị các nang/u mỡ phụ thuộc vào kích thước của chúng. Các nang nhỏ chỉ cần siêu âm rồi chọc hút, hoặc chọc dẫn lưu nhưng cũng có thể chích rạch sau đó đặt dẫn lưu. Các nang lớn thì siêu âm, chọc hút hoặc đặt dẫn lưu. Tác giả của nghiên cứu đã từng chứng kiến một trường hợp vách hóa nang và bên trong, dịch bị xà phòng hóa phần lớn. Trường hợp này sau khi chích rạch loại bỏ, cần khâu đóng kín khoang đó lại. Cũng như các nang, các khối mỡ hoại tử phải được xử lý tùy theo kích thước. Các vùng hoại tử mỡ nhỏ, đường kính dưới 2 cm, có thể tự tiêu biến theo thời gian nhưng cần phải theo dõi sát. Những vùng hoại tử mỡ lớn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.

8.4.Nhiễm khuẩn

Kháng sinh tĩnh mạch tiền phẫu và uống sau phẫu thuật và hòa trộn mỡ với kháng sinh là những điều cơ bản để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh vùng mổ bằng dung dịch chloehexidine trước phẫu thuật và yêu cầu giữ vệ sinh tốt sau phẫu thuật bằng cách tra thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ thường xuyên, đặc biệt sau khi tắm hoặc đi vệ sinh. Ngay cả khi làm cẩn thận nhất, khả năng nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra. Nếu một bệnh nhân phàn nàn về tình trạng đau và đỏ da xung quanh vùng phẫu thuật thì nên điều trị kháng sinh sớm vì đây có thể là biểu hiện của viêm mô tế bào. Cụ thể sử dụng fluoroquino- lone trong 7-10 ngày. Nếu xuất hiện aBác sĩcess thì buộc phải chích rạch dẫn lưu và cấy khuẩn để sử dụng kháng sinh sao cho phù hợp. Vết mổ phải được băng cho tới khi liền. Với những khối aBác sĩcess, có thể đặt đường vào là chính vết rạch hút mỡ trước đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể phải rạch đường khác nếu vị trí vết mổ quá xa so với khối a Bác sĩ cess. Báo cáo cho thấy, các nhiễm khuẩn thường liên quan đến mycobacteria, và khi phát hiện nhiễm khuẩn, nên thảo luận với Bác sĩ truyền nhiễm trước khi đưa ra kế hoạch điều trị. Trong một số trường hợp phát hiện nhiễm nấm, nhưng cần dùng kháng sinh đặc trị nấm và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần mỡ nghi ngờ còn chứa các bào tử nấm.

8.5.Bướu huyết thanh

Bướu huyết thanh có thể xuất hiện ở vùng hút mỡ, tuy nhiên việc điều trị cũng khá đơn   giản, sử dụng bơm tiêm hút phần huyết thanh trong bướu sauđó băng ép vùng này lại. Bướu này cũng có thể xuất hiện ở vùng được tiêm mỡ, tuy nhiên biến chứng này hiếm gặp và có thể điều trị bằng cách hút huyết thanh đơn thuần. Nếu tình trạng này lặp lại, có thể đặt dẫn lưu.

8.6.Huyết tắc mỡ

Huyết khối mạch lớn hay vi mạch đã được ghi nhận là xảy ra ngay cả những bệnh nhân ghép mỡ lượng nhỏ. Hội chứng thuyên tắc mỡ được định nghĩa là tình trạng viêm vi mạch do tắc nghẽn do các tế bào mỡdẫn tới phản ứng viêm hệ thống, đôi khi là nghiêm trọng nếu tổn thương các mạch lớn. Trong mọi trường hợp, phải phát hiện và điều trị kịp thời hội chứng này. Để phòng tránh chúng, chất béo chỉ nên được tiêm từng lượng nhỏ trong mỗi lần đưa canuyn vào ra, đồng thời phải di chuyển liên tục để tránh vón cục mỡ. Chất béo chỉ nên được đưa vào mô dưới da và trên vùng cơ nông bề mặt. Các mạch máu lớn nằm sâu trong các khối cơ có nguy cơ huyết tắc mỡ nếu lượng mỡ được đưa vào quá sâu. Về lý thuyết, việc các mạch máu này có bất kỳ tổn thương nào đều có thể là đường vào cho tổ chức mỡ do chênh lệch áp suất. Hơn nữa, việc đưa mỡ vào sâu còn làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh hông to. Như đã lưu ý ở trên, góc tiêm thích hợp và canuyn điều hướng là những công cụ hữu ích để phòng tránh biến chứng.

Thuyên tắc mỡ thường biểu hiện trên lâm sàng là các bất thường tim mạch cấp tính hoặc tiến triển nặng thậm chí nguy kích. Trong cả 2 trường hợp, bệnh nhân cầnđược điều trị bằng liệu pháp dịch và oxy cấp cứu, nhanh chóng chuyển đến các bệnh viện để điều trị.

9. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng 1 liệu trình kháng sinh dài 5 ngyaf. Các miếng đệm Topifoam được tháo bỏ sau 7-10 ngày, trong thời gian đó thì có thể thay miếng khác nếu cần. Bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng các loại băng ép/nịt trong vòng 2 tháng sau phẫu thuật. Sau 7-10 ngày, bệnh nhân được chuyển từ băng ép + dây nịt sang dây nịt đơn thuần để giảm sức ép. Việc ép quá lâu có thể làm giảm khả năng sống của mô mỡ; do đó, bệnh nhân cần được hướng dẫn tránh ngồi hoặc nằm ngửa nhiều trong 2 tuần đầu và hạn chế cho tới tuần thứ 8 sau phẫu thuật. Các biện pháp bảo vệ bao gồm, nằm sấp khi ngủ, kê gối dưới đùi, ghế có tay vịn.. để giảm thiểu tối đa áp lực lên vùng mông. Ngoài ra có thể ngồi trên quả bóng tập thể dục/yoga (rất phổ biến trên thị trường hiện nay), ngồi bằng đùi (mông để ngoài ghế) hoặc ngồi ghế không tựa. Bệnh nhân nên được hướng dẫn vệ sinh vùng mông một cách tỉ mỉ. Họ có thể đi lại nhẹ nhàng ngay sau phẫu thuật.

10. HỒI PHỤC CHỨC NĂNG

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn ăn một lượng calo tương đối cao trong 1-3 tháng đầu để đảm bảo dinh dưỡng và từ đó giúp giữ lại lượng mỡ tiêm vào tốt hơn. Bệnh nhân được phép vận động nhẹ sau 4 tuần phẫu thuật. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên
tập trung vào các bài tập tăng khối cơ và tạo sự săn chắc các khối cơ ban đầu (Vd yoga, Pilates, tập tạ..) hơn là các bài tập đốt cháy mỡ và các chương trình tập cardio chuyên sâu trong 6 tháng đầu.

11. KẾT QUẢ

11.1.Từ ca lâm sàng

Ví dụ trong trường hợp hình 5 và 6 cho thấy hình ảnh bệnh nhân trước/sau hút mỡ. Cụ thể, thực hiện hút ở tay, hai bên mạng sườn, toàn bộ lưng, bụng và mặt trong/ ngoài đùi. Việc chuyển toàn bộ chất béo dưới dạng các tiểu thùy nguyên vẹn đã qua xử lý tới vùng mông tạo ra sự thay đổi toàn bộ ngoại hình bệnh nhân. Trường hợp trong hình 6, bệnh nhân cũng đã trải qua phẫu thuật tạo hình thành bụng và chuyển mỡ nhưng theo 2 giai đoạn riêng biệt.

Hình. 5. (A) (Left) Hình ảnh trước khi hút mỡ và chuyển mỡ. (B) (Phải) Sau khi chuyển mỡ vào hai bên mông và hút mỡ ở cánh tay, lưng, bụng và đùi trong. (C,D) Chú ý sự khác biệt giữa hình bên trái và bên phải, đặc biệt là tình trạng bất đối hai bên xương chậu. (E ) Khoảng cách và góc thay đổi giữa xương chậu và khung chậu giữa bên phải và bên trái. (F) Bên phải có khoảng cách chậu-sườn ngắn hơn.
Hình. 5. (A) (Left) Hình ảnh trước khi hút mỡ và chuyển mỡ. (B) (Phải) Sau khi chuyển mỡ vào hai bên mông và hút mỡ ở cánh tay, lưng, bụng và đùi trong. (C,D) Chú ý sự khác biệt giữa hình bên trái và bên phải, đặc biệt là tình trạng bất đối hai bên xương chậu. (E ) Khoảng cách và góc thay đổi giữa xương chậu và khung chậu giữa bên phải và bên trái. (F) Bên phải có khoảng cách chậu-sườn ngắn hơn.
Hình. 6. (A) (Bên trái) Hình ảnh trước hút mỡ, tái tạo thành bụng và chuyển mỡ. (B) (phải) Sau hút mỡ và tái tạo thành bụng. (C,D) Trước và sau khi tạo hình thành bụng, hút mỡ ở tay, hai bên mạng sườn, toàn bộ lưng, bụng và mặt trong/ ngoài đùi. (E,F) (Giai đoạn hai) Sau 6 tháng, thực hiện hút mỡ ở lưng, bụng và cánh tay để chuyển mỡ tới vùng mông hai bên.
Hình. 6. (A) (Bên trái) Hình ảnh trước hút mỡ, tái tạo thành bụng và chuyển mỡ.
(B) (phải) Sau hút mỡ và tái tạo thành bụng. (C,D) Trước và sau khi tạo hình thành bụng, hút mỡ ở tay, hai bên mạng sườn, toàn bộ lưng, bụng và mặt trong/ ngoài đùi. (E,F) (Giai đoạn hai) Sau 6 tháng, thực hiện hút mỡ ở lưng, bụng và cánh tay để chuyển mỡ tới vùng mông hai bên.

12. TỔNG KẾT

Chuyển mỡ là một phương pháp điều trị ngày càng phổ biến, có khảnăng biếnđổi toàn bộhình dạng mông nhằm tăng tính thẩm mỹ vùng và ngoại hình chung cho cả cơ thể. Với sự tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn trước phẫu thuật, thực hiện kỹ thuật tỉ mỉ và chăm sóc hậu phẫu tốt, kết quả đạt được hầu hết cho thấy tính ưu việt của kỹ thuật này. Hơn nữa, việc áp dụng đúng quy trình giúp giảm thiểu tối đa tỉ lệ biến chứng.

13. THAM KHẢO

Thông tin liên quan đến bài báo có thể tham khảo tại: https://doi.Org/10.1016/j. cps2017.12.009.

14. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Surgeons, A.S.o.P. 2016 National Clearinghouse of Plastic Surgery Statistic Report. 2017. Available at: https://www.plasticsurgery.org/ news/plastic-surgerystatistics. Accessed February 17, 2017.
2. Lewis CM. Correction of deep gluteal depression by autologous fat grafting. Aesthetic Plast Surg 1992; 16(3):247–50.
3. Pereira LH, Radwanski HN. Fat grafting of the buttocks and low- er limBác sĩ. Aesthetic Plast Surg 1996;20(5):409–16.
4. Cardenas Restrepo JC, Munoz Ahmed JA. Largevolume lipoinjec- tion for gluteal augmentation. Aes- thet Surg J 2002;22(1):33–8.
5. Mendieta CG. Gluteal reshaping. Aesthet Surg J 2007;27(6):641–55.
6. Cardenas-Camarena L, Silva-Ga- varrete JF, ArenasQuintana R. Glu- teal contour improvement: differ- ent surgical alternatives. Aesthetic Plast Surg 2011; 35(6):1117–25.
7. Nicareta B, Pereira LH, Sterodi- mas A, et al. Autologous gluteal li- pograft. Aesthetic Plast Surg 2011; 35(2):216–24.
8. Rosique RG, Rosique MJ, De Mo- raes CG. Gluteoplasty with autol- ogous fat tissue: experience with 106 consecutive cases. Plast Re- constr Surg 2015; 135(5):1381–9.
9. Toledo LS. Gluteal augmenta- tion with fat grafting: the Bra- zilian buttock technique: 30 years’ experience. Clin Plast Surg 2015;42(2):253–61.
10. Conde´-Green A, Kotamarti V, Nini KT, et al. Fat grafting for glu- teal augmentation: a systematic review of the literature and me- ta-analysis. Plast Reconstr Surg 2016;138(3):437e–46e.
11. Mofid MM, Mendieta CG, Sen- deroff DM, et al. Buttock augmen- tation with silicone implants: a multicenter survey review of 2226 patients. Plast Reconstr Surg 2013;131(4):897–901.
12. Senderoff DM. Buttock augmen- tation with solid silicone implants. Aesthet Surg J 2011;31(3): 320–7.
13. Hidalgo JE. Submuscular glu- teal augmentation: 17 years of ex- perience with gel and elastomer siliconeimplants. Clin Plast Surg 2006;33(3):435–47.
14. Vergara R, Amezcua H. Intra- muscular gluteal implants: 15 years’ experience. Aesthet Surg J 2003;23(2):86–91.
15. Cardenas-Mejia A, Martı´nez JR, Leo´n D, et al. Bilateral sciatic nerve axonotmesis after gluteal li- poaugmentation. Ann Plast Surg 2009;63(4):366–8.
16. Astarita DC, Scheinin LA, Sathyavagiswaran L. Fat transfer and fatal macroembolization. J Fo- rensic Sci 2015;60(2):509–10.
17. Cardenas-Camarena L, Bayter JE, AguirreSerrano H, et al. Deaths caused by gluteal lipoinjection: what are we doing wrong? Plast Reconstr Surg 2015;136(1):58–66.
18. Rosique RG, Rosique MJ. Deaths caused by gluteal lipoinjection: what are we doing wrong? Plast Reconstr Surg 2016;137(3):641e– 2e.
19. Sinno S, Chang JB, Brownstone ND, et al. Determining the safety and efficacy of gluteal augmenta- tion: a systematic review of out- comes and complications. Plast Re- constr Surg 2016;137(4): 1151–6.
20. Mofid M, Teitelbaum S, Suissa D, et al. Report on mortality from glu- teal fat grafting: recommendations from the ASERF task force. Aesthet Surg J 2017; 37(7):796–806.
21. Gutowski KA, ASPS Fat Graft Task Force. Current applications and safety of autologous fat grafts: a report of the ASPS fat graft task force. Plast Reconstr Surg 2009;124(1):272–80.
22. Gould MK, Garcia DA, Wren SM, et al. Prevention of VTE in nonor- thopedic surgical patients: anti- thrombotic therapy and prevention of thrombosis, 9th ed: American College of Chest physicians evi- dencebased clinical practice guide- lines. Chest 2012; 141(2):e227S– 77S.
23. Mendieta CG. Classification system for gluteal evaluation. Clin Plast Surg 2006;33(3):333–46.
24. Stulberg JJ, Delaney CP, Neu- hauser DV, et al. Adherence to sur- gical care improvement project measures and the association with postoperative infections. JAMA 2010;303(24):2479–85.
25. Sinno S, Wilson SC, Brownstone ND, et al. Techniques and outcomes in fat grafting: using evidence to determine fact or fiction. Plast Re- constr Surg 2015;136(4S):131–2.
26. Rohrich RJ, Sorokin ES, Brown SA. In search of improved fat trans- fer viability: a quantitative analysis of the role of centrifugation and harvest site. Plast Reconstr Surg 2004;113(1):391–5.
27. Gir P, Brown SA, Oni G, et al. Fat grafting: evidencebased review on autologous fat harvesting, process- ing, reinjection, and storage. Plast Reconstr Surg 2012;130(1):249– 58.
28. Wall S Jr, Del Vecchio D. Com- mentary on: report on mortali- ty from gluteal fat grafting: rec- ommendations from the ASERF task force. Aesthet Surg J 2017; 37(7):807–10.
29. Ghavami A, Villaneuva NL, Amirlak B. Gluteal ligamentous anatomy and its implication in safe buttock augmentation. Plast Re- constr Surg, in press.
30. Ghavami A. Commentary: glu- teal augmentation with silicone implants: a new proposal for in- tramuscular dissection. Aesthetic Plast Surg 2017; 41(5):1148–9.

 Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây