Nâng vùng quanh hốc mũi bằng Implant – Những điều cần biết

Nâng vùng quanh hốc mũi bằng Implant - Những điều cần biết
Nâng vùng quanh hốc mũi bằng Implant - Những điều cần biết
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Nâng vùng quanh hốc mũi bằng Implant – Những điều cần biết được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Thiếu hụt vùng quanh hốc mũi rất khó để có thể định lượng nhưng thường ảnh hưởng đến thẩm mĩ vùng mặt, nhất là sự duyên dáng của khuôn mặt khi nhìn nghiêng về một phía. Một khi sự thiếu hụt đó là trầm trọng, nó còn ảnh hưởng đến biểu hiện của đôi mắt, vì mi mắt dưới sẽ có xu hướng xệ xuống khi không được nâng đỡ vững chãi. Khu vực này có thể được nâng lên bằng phẫu thuật cắt xương kiểu Le Fort I cao, nhưng nếu không có chỉ định Le Fort I thì nâng cao vùng giữa mặt là một thay thế hợp lý. Ở châu Á và đặc biệt là ở Hàn Quốc, nhiều bệnh nhân bị khiếm khuyết nhô ra phía trước cả hàm trên và dưới. Khi những bệnh nhân này trở nên lớn tuổi hơn và nếp nhăn mũi má sâu thêm, họ sẽ trông già đi và kém quyến rũ hơn. Thường nhà phẫu thuật thẩm mĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật xương, nhưng khi bệnh nhân không thích ý tưởng đó do lo ngại về chi phí của việc gây mê toàn thân thì bệnh nhân có thể chọn phương pháp thay thế như nâng cao vùng quanh hốc mũi – chỉ cần gây tê tại chỗ. Tái cấu trúc mảnh xương ghép phủ trên bề mặt phẳng phía trước của xương hàm trên là rất khó lường. Vật liệu xương nhân tạo hoặc sụn (ví dụ, polyethylene xốp Medpor (Porex Surgical, Inc., Fairburn, GA) polytetrafluoroethylene Gore-Tex (W.L.Gore & cộng sự, Newark, NJ), silicone, hoặc Alloderm (Life Cell, Woodland, TX) có thể được sử dụng. Rất nhiều nhà phẫu thuật tin rằng sụn là vật liệu lý tưởng để làm mảnh ghép vì tự nhiên và dung nạp được với sự hấp phụ, có thể thu thập với số lượng lớn, đặc tính đàn hồi đủ để tạo được độ mềm khi chạm vào. Đối với mảnh ghép nhân tạo, yếu tố quan trọng để mang đến kết quả tốt là thiết kế, kích cỡ, hình dáng của implant, chứ không phải dựa vào vật liệu sử dụng. Việc sử dụng hạt hydroxyap- atite xốp để nâng mặt từng được mô tả trong y văn, mặc dù chúng khó định hình và là nơi phải chịu lực ép nên có thể giảm thiểu khả năng hỗ trợ cấu trúc. Nâng cao vùng quanh hốc mũi còn được dùng để chỉnh sửa khi môi trên bị nông. Nâng cao vùng quanh hốc mũi cũng cần thiết khi bệnh nhân có tình trạng thiểu sản xương hàm trên ở mức độ nào đó, như đối với bệnh nhân có hệ xương nhóm III, và có lẽ quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân sứt môi hai bên nghiêm trọng hoặc hở hàm ếch. Cấy implant vùng trước xương hàm trên cũng được chỉ định để điều chỉnh lõm vùng giữa mặt, thường gặp ở bệnh nhân châu Á. Góc mũi tai nhọn là dấu ấn của tình trạng lệch xương khẩu cái. Nếu nhà phẫu thuật cố gắng sử dụng mảnh ghép “columellar” thay cho mảnh ghép phủ xương hàm trên để điều chỉnh góc nhọn đó do lệch xương hàm trên, kết quả là nhô “columellar” quá mức và khuôn mặt bị xoay một bên. Nhiều bệnh nhân đến phẫu thuật nâng mũi khi đối mặt vấn đề này, đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng góc mũi tai nhọn sẽ đưa đến biện pháp điều trị phù hợp. Giới hạn chủ yếu cho việc sử dụng mảnh ghép phủ bao gồm khoảng trống theo chiều dọc bị giới hạn và mô bao phủ vùng khẩu cái quanh hốc mũi lại tương đối mỏng, chính vì thế bề mặt phía trước của implant trở nên phẳng còn cạnh dưới thì thon lại và đôi khi trở nên méo đi.
Nhà phẫu thuật có thể đạt được những kết quả sau:
1. Điều chỉnh được miệng bị nhô ra
2. Cải thiện được nếp gấp mũi má
3. Môi trở nên quyến rũ hơn nhờ cái thiện được góc mũi tai
4. Biểu hiện của khuôn mặt nhỏ hơn, cân đối hơn
5. Xóa đi nụ cười móm bằng việc sử dụng implant

1. Chăm sóc tiền phẫu

Trước khi phẫu thuật, khám lâm sàng và chụp Xquang nên được thực hiện để xác định tình trạng của bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật cần tham khảo ý kiến của bệnh nhân trước khi thực hiện ca phẫu thuật. Phương pháp này là chống chỉ định trên bệnh nhân có răng giả vì khi bệnh nhân không có răng sẽ gây ra hoại tử chóp nướu và cuối cùng khiến hàm răng giả dịch chuyển lên đẩy implant nhô ra qua lớp da, niêm mạc mỏng. Cần giải thích và tư vấn những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải.

Vào ngày phẫu thuật, bệnh nhân không nên đánh mỹ phẩm. Thông thường, họ sẽ được tiêm Cefazolin hoặc Clindamycin 30 phút trước khi phẫu thuật.

2. Gây mê

Nâng mặt vùng quanh hốc mũi có thể thực hiện chỉ với việc gây tê tại chỗ hoặc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú với kết quả khả quan. Tuy nhiên, gây mê toàn thân vẫn thường được dùng khi có kèm phẫu thuật khác như nâng mặt vùng quanh hốc mũi và phẫu thuật chỉnh hàm.

2.1.Dụng cụ

Những dụng cụ sau được dùng trong ca phẫu thuật:
1. Dụng cụ nâng mặt
2. Dụng cụ cắt đầu tròn
3. Dụng cụ cắt đầu khía
4. Gân rút trên và dưới
5. Ốc vít y khoa
6. Đầu khoan

3. Phương pháp

Mặt và miệng được làm sạch. Gây tê tại chỗ bằng lidocaine 2% với 1:100.000 epinephrine (2 bơm tiêm cho mỗi bên), tiêm vào tiền đình miệng trên, di chuyển từ răng nanh bên trái sang phải. Đường giữa được đánh dấu tại vị trí tiền khẩu cái bằng mũi khâu. Thủ tục này có thể bị bỏ sót khi sử dụng Gore-Tex. Trong trường hợp này, nên tạo 2 vết mổ riêng biệt. Sau khi tiêm thuốc tê khoảng tầm 10 phút, rạch một đường xuyên qua tiền đình miệng thuộc hàm trên, và bóc tách sâu đến cơ vòng môi và xuyên qua đến dưới màng xương. Bóc tách đến dưới màng xương được thực hiện bởi một cái nâng, nhưng vẫn còn ở phía bên của nhánh thần kinh dưới ổ mắt, về phía vành mũi. Bóc tách rộng là cần thiết để cố định Medpor. Nếu Gore-Tex được sử dụng, chỉ nên tạo lỗ đủ lớn nhằm giữ nó, và việc cố định khi đó là không cần thiết. Medpor được viền theo hình dáng của bề mặt xương. Đối với Gore-Tex, một tấm hình chữ nhật kích thước 1×1 cm gấp 2×4 được sử dụng. Gấp ở cạnh trái và cạnh phải và sau đó tách ra. Cố định Medpor bằng mũi kim vòng quanh lỗ mũi. Như từng được nêu từ trước, cố định là không cần thiết khi dùng Gore-Tex. Vết thương trong ổ miệng được đóng bằng chỉ Vicryl 3-0 hoặc 4-0 (Ethicon, Inc., Somerville, NJ) sau khi rửa sạch. Trong hầu hết trường hợp, dẫn lưu là không cần thiết. (Hình 32-1 đến 32-6).

Hình 32-1 Medpor được dùng để nâng vùng quanh hốc mũi
Hình 32-1
Medpor được dùng để nâng vùng quanh hốc mũi
Hình 32-2 Cố định Medpor
Hình 32-2
Cố định Medpor
 Hình 32-3 Vết mổ để cấy ghép Gore-Tex
Hình 32-3
Vết mổ để cấy ghép Gore-Tex
 Hình 32-4 Gore-Tex được dùng để nâng vùng quanh hốc mũi

Hình 32-4
Gore-Tex được dùng để nâng vùng quanh hốc mũi
Hình 32-5 Đặt Gore-Tex
Hình 32-5
Đặt Gore-Tex
Hình 32-6 Mũi khẩu đơn bằng chỉ Vicryl 3-0 hoặc 4-0
Hình 32-6
Mũi khẩu đơn bằng chỉ Vicryl 3-0 hoặc 4-0

4. Hồi phục

Phù mô mềm có thể hồi phục trong vòng 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật nâng mặt quanh hốc mũi. Miếng bang ép bên ngoài có thể dung tối thiểu trong 3 ngày. Bởi vì phẫu thuật thường bộc lộ thần kinh dưới ổ mắt, bệnh nhân thỉnh thoảng có thể gặp rối loạn cảm giác ở vùng môi trên và cằm sau đó. Cảm giác nhìn chung trở về bình thường trong vòng 1 – 2 tháng và hồi phục nhanh hơn so với thần kinh cằm.

5. Biến chứng

Khi ta chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật, phương pháp này gặp ít biến chứng . Chỉ một số ít bệnh nhân có thay đổi cảm giác ở môi trên và vùng quanh hốc mũi ngay sau khi phẫu thuật nâng mặt.
Những biến chứng có thể gặp gồm:
• Tái hấp thu xương
• Nhiễm trùng
• Mất nhận biết mùi
• Mũi nhô lên quá cao hoặc quá thâp
• Mất cân xứng
• Di lệch
• Co rút môi trên

6. Ca lâm sàng

Hình 32-7 to 32-10

Hình 32-7 Hình khuôn mặt trước phẫu thuật (case 1)
Hình 32-7
Hình khuôn mặt trước phẫu thuật (case 1)
Hình 32-8 Hình khuôn mặt sau phẫu thuật (case 1)
Hình 32-8
Hình khuôn mặt sau phẫu thuật (case
1)
Hình 32-9 Hình khuôn mặt trước phẫu thuật (case 2)
Hình 32-9
Hình khuôn mặt trước phẫu thuật (case 2)
Hình 32-10 Hình khuôn mặt sau phẫu thuật (case 2).
Hình 32-10
Hình khuôn mặt sau phẫu thuật (case
2).

7. Tài liệu tham khảo

1. Proffit WR, White RP, Sarv- er DM: Contemporary treatment of dentofacial surgery, St Louis, 2002, Mosby, p 193.
2. Jung DH: Rhinoplasty,Seoul, 2002, Greenbook, p 251.
3. Watanabe T, Matsuo K: Augmentation with cartilage grafts around the pyriform aperture to improve the midface profile in Binder’s syndrome, Ann Plast Surg 36:206-211, 1996.
4. Fanous N, Yoskovitch A: Premaxillary augmentation: ad- junct to rhinoplasty, Plast Reconstr Surg 106:707-711, 2000.
5. Byrd HS, Hobar CP, Shwe- make K: Augmentation of the cra- niofacial skeleton with porous hydroxyapatite granules, Plast Re- constr Surg 91:15-26, 1993.
6. Aufricht G: Rhinoplasty and the face, Plast Reconstr Surg 43(3):219-230, 1969.
7. Hinderer UT: Nasal base, maxillary, and infraorbital im- plants—alloplastic, Clin Plast Surg 18(1):87-105, 1991.
8. Brink RR: Premaxillary augmentation. In Terino EO, Flow- ers RS, eds: The art of alloplastic facial contouring, St Louis,2002, Mosby, pp 119-127.
9. Ellenbogen R: Improve- ment of the gummy smile using the implant spacer technique, Ann Plast Surg 12:16-24, 1984.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây