Phẫu thuật khóe mắt ngoài – Quy trình thực hiện,Chăm sóc

Phẫu thuật khóe mắt ngoài - Quy trình thực hiện,Chăm sóc
Phẫu thuật khóe mắt ngoài - Quy trình thực hiện,Chăm sóc
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Phẫu thuật khóe mắt ngoài – Quy trình thực hiện, Chăm sóc được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Phẫu thuật khóe mắt ngoài trên mí mắt người châu Á

Khóe mắt ngoài là một cấu trúc giải phẫu đi kèm và là một đặc điểm đo lường của góc ngoài mi mắt. Phẫu thuật khóe mắt ngoài là một kĩ thuật dùng để tăng chiều dài của khe mi bằng cách chia tách khóe mắt ngoài, tạo ra đôi mắt dài và mở to hơn.

2. Giải phẫu khóe mắt ngoài

Tại góc ngoài của mắt, phần cơ vòng mi trước vách ngăn ổ mắt phía trên và phía dưới hợp thành một rãnh (raphe). Rãnh này gồm nhiều vòng cơ được đính chặt vào da của khóe mắt ngoài. Phần cơ trước sụn mi trên hoặc dưới chèn vào lồi củ ổ mắt, nằm dưới vành đai ổ mắt ở thành ngoài, đi qua phần giữa cân khóe mắt ngoài. Động mạch mi mắt ngoài, nhánh của động mạch tuyến lệ, đi qua khoang giữa cân và rãnh (raphe) (hình 12-1). Khoang này làm sâu góc ngoài.

 

Hình 12-1 Giải phẫu động mạch quanh ổ mắt
Hình 12-1
Giải phẫu động mạch quanh ổ mắt

3. Chỉ định

Mức độ kết mạc bộc lộ được đánh giá bằng cách kéo khóe mắt ngoài ra ngoài. Phẫu thuật khóe mắt ngoài được chỉ định khi củng mạc bộc lộ quá rộng. Bệnh nhân có nhãn cầu nhỏ hoặc chứng lõm mắt quá nhiều sẽ đem lại kết quả kém. Chống chỉ định cho qui trình này cũng bao gồm các bệnh nhân có kì vọng cao. Khi thực hiện phẫu thuật khóa mắt ngoài liên tiếp với phẫu thuật mắt hai mí, nó sẽ nâng cao kết quả thẩm mĩ bằng cách làm dài khe mi. Điều này khiến mắt dài và to hơn.

4. Đánh dấu

Bút đánh dấu đầu nhỏ được sử dụng để đánh dấu. Đánh dấu điểm A ở tư thế bệnh nhân ngồi thẳng người, mắt nhìn thẳng phía trước (hình 12-2). Điểm A là vị trí của khóe mắt ngoài mới. Kế đó, việc đánh dấu được tiếp tục khi bệnh nhân ở tư thế nằm mở mắt. Việc đánh dấu sẽ tiếp tục trong cuộc phẫu thuật. Bu và Bl được đánh dấu tại các điểm trên (up- per) và dưới (lower) khóe mắt ngoài ở mí mắt trên và dưới. Cu và Cl được đánh dấu cách Bu và Bl 1 cm trên đường xám của mí trên và mí dưới. Độ dài của A-Bu, tương đương độ dài A-Bl, là 3-5 mm. Độ dài của Bu-Cu tương đương với Bl- Cl. Đường A-Bu và A-Bl dài ½ đến 1/3 chiều dài đường Bu-Cu và Bl- Cl. Bu-A-Bl tạo nên một vạt da hình tam giác nhỏ. Điểm D trên đường Bu-Cu được xác định trong quá trình phẫu thuật (Cu-D ≥ Bu-D). Điểm E cũng được xác định trong phẫu thuật và nằm trên đường kẻ 90 độ so đường Bu-Cu tính từ điểm D (hình 12-3).

Hình 12-2 Tạo đường A-Bu-Cu và A-Bl-Cl
Hình 12-2
Tạo đường A-Bu-Cu và A-Bl-Cl
Hình 12-3 Đường A-Cu và D-E.
Hình 12-3
Đường A-Cu và D-E.

5. Gây tê

Nhỏ nước mắt chứa propa- racaine hydrochloride 0.5% vào túi kết mạc. Dung dịch chứa lidocaine 1% và epinephrine 1:100,000 nhằm gây tê khu trú, được tiêm vào vùng khóe mắt ngoài bằng kim 27G.

6. Quy trình phẫu thuật

Rạch đường A-Bu và A-Bl bằng dao #11. Kế đó, trên đường xám, rạch đường Bu-Cu và Bl-Cl. Một vạt da hình tam giác được tạo thành khi cắt lọc mô qua đường rạch Bu-A-Bl và đi xuống cân khóe mắt ngoài (hình 12-4).. Trong giai đoạn này, quan trọng là tránh thương tổn động mạch mi mắt ngoài, nằm giữa đường raphe và cân (hình 12-1). Vạt kết mạc, đường Bu-Cu và Bl-Cl, được cắt bằng dao #11 và kéo. Vạt da- kết mạc được tạo bời các đường Cu-A-Cl (hình 12-5). Dùng for- ceps kéo vạt da tam giác giúp dễ thao tác cắt vạt da-kết mạc (hình 12-6). Khi vạt kết mạc Bu-Cu được kéo nhẹ về điểm A (vị trí khóe mắt ngoài mới), một lực căng nhẹ xuất hiện. Để loại bỏ lực căng này, cắt mặt sau bằng kéo từ điểm D (hình 12-7). Điểm D nằm gần trung điểm Bu và Cu. Đường cắt mặt sau từ điểm D được đặt ở góc 90 độ so với đường Bu-Cu. Điểm E là điểm cuối của đường cắt mặt sau. Chiều dài D-E được xác định sau khi sức căng được giải phóng (hình 12- 8). Điểm D được xoay, hướng đến phóng (hình 12-9) và được khâu vào điểm A (hình 12-10). Điểm D và A được khâu bằng chỉ nylon đơn sợi 6.0. Đường khâu qua điểm A và D nên bao gồm mô cân khóe mắt ngoài để neo vạt da lại (điểm A – cân – điểm D). Kế đó, phần kết mạc tam giác thừa được tỉa dọc theo đường E-Cu (hình 12-11). Khâu mũi liên tục theo đường Cu- E-DA bằng chỉ nylon đen đơn sợi. Vạt da thừa nhỏ hình tam giác trên đường Bu-A-B? được cắt bỏ (hình 12-12). Khâu mũi liên tục dọc theo đường AD-Bul-Cul bằng chỉ nylon đen đơn sợi (hình 12-13).

Hình 12-4 Đánh dấu tiền phẫu
Hình 12-4
Đánh dấu tiền phẫu
Hình 12-5 Hình ảnh vạt da - kết mạc.
Hình 12-5
Hình ảnh vạt da – kết mạc.
Hình 12-6 Nâng và kéo nhẹ vạt da - kết mạc bằng forceps.
Hình 12-6
Nâng và kéo nhẹ vạt da – kết mạc bằng forceps.
Hình 12-7 Vạt kết mạc được chia tách giữa điểm D và điểm E.

Hình 12-7
Vạt kết mạc được chia tách giữa điểm D và điểm E.
Hình 12-8 Xoay và kéo vạt từ D tới A.
Hình 12-8
Xoay và kéo vạt từ D tới A.
 Hình 12-9 Vạt da tam giác Bu-A-Bl.

Hình 12-9
Vạt da tam giác Bu-A-Bl.
Hình 12-10 Khâu xuyên qua A và D.
Hình 12-10
Khâu xuyên qua A và D.
Hình 12-11 Tỉa bớt phần thừa của vạt tam giác kết mạc của mí mắt trên theo đường E-Cu.
Hình 12-11
Tỉa bớt phần thừa của vạt tam giác kết mạc của mí mắt trên theo đường E-Cu.
Hình 12-12 Mí mắt trên sau vạt kết mạc và vạt da kết mạc nhỏ thừa của mi dưới được tỉa.
Hình 12-12
Mí mắt trên sau vạt kết mạc và vạt da kết mạc nhỏ thừa của mi dưới được tỉa.

 

 Hình 12-13 Hình ảnh hậu phẫu sau đó của phẫu thuật khóe mắt ngoài.

Hình 12-13
Hình ảnh hậu phẫu sau đó của phẫu thuật khóe mắt ngoài.

7. Chăm sóc hậu phẫu

Cắt chỉ khâu vào ngày hậu phẫu thứ 7.

8. Kết luận

Phẫu thuật khóe mắt ngoài cùng với nâng vạt da-kết mạc và kĩ thuật cắt xoay mặt sau cải tiến (phương pháp Lim) là một phương pháp dễ dàng và đáng tin cậy để kéo dài khe mi. Kĩ thuật này không để lại sẹo trên khóe mắt ngoài (hình 12-14).

Hình 12-14 Tiền phẫu (A) và hậu phẫu 6 tháng theo phương pháp phẫu thuật khóe mắt ngoài của Lim đi kèm phẫu thuật mắt hai mí (B).
Hình 12-14
Tiền phẫu (A) và hậu phẫu 6 tháng theo phương pháp phẫu thuật khóe mắt ngoài của Lim đi kèm phẫu thuật mắt hai mí (B).

9. Tài liệu tham khảo

  1. Jones LT: Levator resec- In Callahan A: Ptosis associat- ed with congenital defects: blepha- rophimosis, epicanthus, and other syndromes. Symposium on surgery of the orbit and adnexa, Trans New Orleans Acad Ophthalmol, St Louis, 1974, Mosby.
  2. Jelks GW, Smith BC: Recon- struction of the eyelids and associ- ated structures, Philadelphia, PA, 1990, McCarthy, p

 

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây