Tái phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi – Những điều cần biết

Tái phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi - Những điều cần biết
Tái phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi - Những điều cần biết
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tái phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi – Những điều cần biết được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Tái phẫu thuật nâng mũi trên bệnh nhân châu Á đặc biệt ở chỗ sử dụng thanh độn mô nhân tạo. Qui trình thường đi kèm thiếu hụt cấu trúc nâng đỡ, mô mềm tạo sẹo, và thiếu chất liệu mô sụn. Tái phẫu thuật mũi được thực hiện tốt nhất khi lành thương và liền sẹo, nhìn chung khoảng 6 – 12 tháng sau phẫu thuật. Grotting và Ror- ich tán thành việc chờ đợi 2 năm nếu chỉ định tái phẫu thuật lần 3. Tuy nhiên, cần sáng suốt đánh giá vấn đề đáng chú ý tại mũi, như là cong thanh độn hay một vấn đề thẩm mĩ nghiêm trọng. Sụn vách ngăn và sụn vành tai có thể không có sẵn khi xảy ra biến chứng, sau đợt sử dụng trước đó. Sụn bình tai, vạt da-mỡ, hay mô nhân tạo như Gore-TexTM (W.L.Gore và cộng sự, Inc, Newark, NJ) có thể dùng thay thế. Nếu cần lượng lớn mô, sụn sườn hay xương sọ có thể được dùng đến.

Do bởi vạt bì có tỉ lệ hấp thu 50-70%, nó thường được dùng trong chỉnh sửa các tình trạng dính thứ phát nghiêm trọng do gỡ bỏ paraffin hay chấn thương. Tỉ lệ hấp thu của sụn sường là dưới 10%. Tồn tại một lực bên trong mô sụn gây bẻ cong chúng (hình 21-1). Để giảm thiểu hiệu ứng này, phần thẳng của vạt sẽ được dùng và cả 4 mặt của vạt nên được khắc sâu (hình 21-2). Sụn sườn 7 dài hơn, dày hơn, thẳng hơn, và nằm trong thành ngực, làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi. Chọn lựa vỏ ngoài cứng cũng ảnh hưởng đến mức độ bẻ cong. Dù cho phẫu thuật viên có nỗ lực lựa chọn mô ghép phù hợp, thì cong thanh độn vẫn xảy ra ở 3-5% số ca. Xương sọ không phải là lựa chọn tốt; nó khó điêu khắc, mật độ cứng, và tạo vẻ không tự nhiên, cũng như hấp thu không đều.

Hình 21-1 Một lượng tương tự màng xương hoặc vỏ ngoài nên được bảo tồn hoặc cắt bỏ để giảm cong vẹo. Vùng tô đen thể hiện phần màng xương hay vỏ ngoài bị cắt bỏ..
Hình 21-1
Một lượng tương tự màng xương hoặc vỏ ngoài nên được bảo tồn hoặc cắt bỏ để giảm cong vẹo. Vùng tô đen thể hiện phần màng xương hay vỏ ngoài bị cắt bỏ..
Hình 21-2 Phần sụn thẳng được dùng. Ngoài ra, cả 4 mặt của vạt mô được rạch.
Hình 21-2
Phần sụn thẳng được dùng. Ngoài ra, cả 4 mặt của vạt mô được rạch.

1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đi kèm mô ghép thường được điều trị thành công bằng rửa nước muối sinh lý qua đường trong mũi và kháng sinh truyền tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng tiếp diễn, nên tháo dỡ mô ghép. Trì hoãn phẫu thuật lại khoảng 6-12 tháng. Một khi nhiễm trùng tiến triển ở vùng mũi có thanh độn, nó sẽ ít đáp ứng kháng sinh truyền tĩnh mạch. Nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 5 ngày dùng kháng sinh, tháo dỡ mô ghép ngay lập tức để tránh diễn tiến xa. Nếu bệnh nhân nhất quyết muốn phẫu thuật lại, nên udng2 vật liệu tự thân để tránh tái nhiễm trùng (hình 21-3). Tuy nhiên nên cảnh báo bệnh nhân nguy cơ tái nhiễm khuẩn dù sử dụng mô tự thân.

Hình 21-3 A, Đặt mô tự thân ở mũi bị nhiễm trùng do thanh độn silicone. B, Đỏ da và phù do thanh độn silicone nhiễm trùng. C, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-3
A, Đặt mô tự thân ở mũi bị nhiễm trùng do thanh độn silicone.
B, Đỏ da và phù do thanh độn silicone nhiễm trùng.
C, Hình ảnh hậu phẫu.

2. Thay đổi màu da

Da chóp mũi có thể chuyển màu đỏ hoặc trắng khi chịu áp lực quá mức từ thanh độn (hình 21-4). Chiều cao thanh độn nên được cắt giảm để giảm áp lực, và thanh độn nên được che phủ bằng vật liệu sinh học như bì hay vạt bì không tế bào (Alloderm, Life Cell, Branch- burg, NJ). Thanh độn sẽ được thế chỗ mô sụn. Để bảo vệ lớp da mỏng “sáng bóng” này, có thể dùng sụn vành tai còn màng sụn hay vạt sụn bọc trong bì hoặc cân.

Hình 21-4 A, Thanh độn silicone dưới da. B, Đặt vạt che phủ bao gồm sụn vách ngăn và sụn vành tai.
Hình 21-4
A, Thanh độn silicone dưới da.
B, Đặt vạt che phủ bao gồm sụn vách ngăn và sụn vành tai.

3. Thanh độn di chuyển

Đường phẫu thuật qua một bên mũi sẽ dẫn tới khoang bị lệch sang bên đối diện. Để giữ tính cân xứng, tác giả cố gắng cắt rạch kho- ang vùng chân mũi, với ý định di lệch hướng về cùng bên của vết rạch. Cách khác, có thể tạo khoang qua đường rạch trong mũi hai bên. Thêm vào đó, khoang nên đủ rộng để chèn thanh độn. Khoang nhận nên rộng hơn chút ít đối với Go- re-Tex mềm, so với thanh độn sili- cone không mềm bằng. Không như thanh độn silicone, Gore-Tex có thể bẻ cong mà không cần khoảng không phù hợp. Thanh độn sili- cone tạo hình dạng bao bọc, và di lệch thanh độn có thể xảy ra khi co kéo bao xơ quá mức. Khi thay thanh độn silicone bằng mô ghép khác sau chỉnh sửa khoang, một bao xơ mới sẽ gây lệch thanh độn so với vị trí trước đó. Trên xương sống mũi, phẫu thuật dưới màng xương sẽ giảm thiểu sự di chuyển của thanh độn. Chỉnh sửa thanh độn di chuyển do hiện diện gù mũi hay mũi lệch chỉ nên được thực hiện sau khi đã điều chỉnh những căn nguyên bên dưới.

4. Trục trặc tạo khối

Bệnh nhân không hài lòng không chỉ do kết quả phẫu thuật không như ý mà còn do bác sĩ không hiểu rõ mong muốn của bệnh nhân. Một buổi thảo luận tiền phẫu toàn diện với bệnh nhân là phần thiết yếu giúp phòng ngừa

hậu quả không vui. Sống mũi bất đồng có thể do hậu quả của cắt gọt không đúng. Bất đồng nhỏ có thể chỉnh sửa bằng một phần Gore-Tex nhỏ (hình 21-5). Mũi ngắn và chóp mũi chếch lên nhiều là do nỗ lực quá mức nhằm tăng nhô sẽ có thể được chỉnh sửa bằng vạt trải dài (hình 21-6). Lệch trụ mũi và bất xứng hai lỗ mũi trước được chỉnh sửa bằng kĩ thuật tạo hình chữ Z và điều chỉnh trụ mũi (hình 21-7).

Hình 21-5 A, Hình ảnh tiền phẫu của sụp chóp mũi trên. B, Mô độn GoreTex. C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-5
A, Hình ảnh tiền phẫu của sụp chóp mũi trên.
B, Mô độn GoreTex.
C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-6 Mũi ngắn, xoay vượt mức được chỉnh sửa bằng vạt kéo dài A, Phẫu thuật. B, Trước tái chỉnh sửa. C, Sau tái chỉnh sửa.
Hình 21-6 Mũi ngắn, xoay vượt mức được chỉnh sửa bằng vạt kéo dài A, Phẫu thuật.
B, Trước tái chỉnh sửa. C, Sau tái chỉnh sửa.
Hình 21-7 A, Trụ mũi vẹo và sẹo hóa hậu phẫu. B, Phẫu thuật tạo hình Z. C, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-7
A, Trụ mũi vẹo và sẹo hóa hậu phẫu. B, Phẫu thuật tạo hình Z.
C, Hình ảnh hậu phẫu.

Bất thường trụ mũi thứ phát do phẫu thuật đường ngoài mũi sẽ được điều chỉnh bằng vạt tiền đình mĩ hai bên (hình 21-8). Lệch trụ mũi là do căn chỉnh sai giữa trụ mũi và thanh độn trụ. Sự di lệch có thể được chỉnh bằng cách tái căn chỉnh trụ mũi và thanh độn trụ, sau đó cố định bằng cách kéo lệch bù trừ qua bên đối diện (hình 21- 9). Lệch trụ mũi là do thanh độn silicone chữ L dài quá mức. Chỉnh sửa bằng cách tháo bỏ thanh độn và dựng thanh độn trụ mới từ vạt sụn nâng chóp (hình 21-10). Dáng vẻ hậu phẫu của thanh độn sắc cạnh và nhiều điểm rõ sẽ được chỉnh bằng cách điêu khắc chính xác hơn và đặt thanh trụ (hình 21- 11). Để đạt được đường nét thẩm mĩ lý tưởng có đường cong cung mày – chóp mũi theo hướng nhìn thẳng, thì nên để thanh độn mở rộng về phía chân mũi và hẹp về phía chóp. Mũi nhô quá mức, kiểu mũi Pinocchio gây kém thu hút. Chỉnh vị trí vạt ghép nên giữ được điểm gãy đôi xác định rõ (hình 21-12). Chóp mũi hẹp quá mức do khâu nối vòm cánh mũi trước đó nên được mở rộng bằng vạt ghép (hình 21-13). Chiều rộng chóp mũi thích hợp được đánh giá dựa vào ảnh phản chiếu của hai đốm sáng trên mỗi vòm cánh mũi.

Hình 21-8 A, Biến dạng trụ mũi do sẹo. B và C, Vạt tiền đình hai bên
Hình 21-8
A, Biến dạng trụ mũi do sẹo. B và C, Vạt tiền đình hai bên
Hình 21-9 A, Vẹo trụ mũi do thanh độn trụ sai vị trí B, Chỉnh sửa. C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-9
A, Vẹo trụ mũi do thanh độn trụ sai vị trí B, Chỉnh sửa.
C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-10 (tiếp theo) A, Lệch chóp mũi thứ phát sau đặt thanh độn silicone L. B, Loại bỏ thanh độn silicone.
Hình 21-10 (tiếp theo)
A, Lệch chóp mũi thứ phát sau đặt thanh độn silicone L. B, Loại bỏ thanh độn silicone.
Hình 21-10 (tiếp theo) C, Thanh độn được gỡ bỏ. D, Hình ảnh CT trong mòn gai trước xương hàm trên, thứ phát sau đặt thanh độn. E, Đặt trụ mũi được tạo tác từ sụn sườn. F, Nhìn tư đáy.
Hình 21-10 (tiếp theo)
C, Thanh độn được gỡ bỏ.
D, Hình ảnh CT trong mòn gai trước xương hàm trên, thứ phát sau đặt thanh độn.
E, Đặt trụ mũi được tạo tác từ sụn sườn. F, Nhìn tư đáy.
Hình 21-10 (hết) G, Hình ảnh tiền phẫu. H, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-10 (hết)
G, Hình ảnh tiền phẫu. H, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-11 (tiếp theo) Hình ảnh hậu phẫu sau đặt thanh độn thẳng không tỉa bờ. A, Hình ảnh tiền phẫu nhìn từ trước. B, Hình ảnh hậu phẫu nhìn từ trước.
Hình 21-11 (tiếp theo) Hình ảnh hậu phẫu sau đặt thanh độn thẳng không tỉa bờ.
A, Hình ảnh tiền phẫu nhìn từ trước. B, Hình ảnh hậu phẫu nhìn từ trước.
Hình 21-11 (hết) Hình ảnh hậu phẫu sau đặt thanh độn thẳng không tỉa bờ. C, Hình ảnh tiền phẫu nhìn nghiêng. D, Hình ảnh hậu phẫu nhìn nghiêng..
Hình 21-11 (hết) Hình ảnh hậu phẫu sau đặt thanh độn thẳng không tỉa bờ. C, Hình ảnh tiền phẫu nhìn nghiêng.
D, Hình ảnh hậu phẫu nhìn nghiêng..
Hình 21-12 Mũi nâng bằng silicone có vẻ ngoài quá sắc và không tự nhiên. A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Postoperative view
Hình 21-12 Mũi nâng bằng silicone có vẻ ngoài quá sắc và không tự nhiên. A, Hình ảnh tiền phẫu.
B, Postoperative view
Hình 21-13 Chỉnh sửa chóp mũi hẹp quá mức. A, Hình ảnh khâu kết hợp vom mũi trong phẫu thuật, từ lần phẫu thuật trước đó. B, Vòm cánh mũi được nâng bằng vạt sụn.. C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 21-13 Chỉnh sửa chóp mũi hẹp quá mức.
A, Hình ảnh khâu kết hợp vom mũi trong phẫu thuật, từ lần phẫu thuật trước đó.
B, Vòm cánh mũi được nâng bằng vạt sụn.. C, Hình ảnh tiền phẫu.
D, Hình ảnh hậu phẫu.

5. Paraffin hay Silicone lỏng

Chất liệu tiêm được gỡ bỏ tốt nhất bằng cách gỡ bỏ toàn bộ khối để loại trừ tối đa vật lạ (hình 21-14). Có những lúc, chất liệu tiêm quá gần da, giúp gỡ bỏ hoàn toàn. Nhưng có những ca, mô nằm lẫn với vật chất lạ sẽ được nạo từng lớp. tuy nhiên, cẩn trọng tránh làm mỏng da quá mức và thủng da (hình 21-15).

Hình 21-14 (tiếp theo) A, Mô paraffin được loại bỏ. B, Mô e-PTFE được bọc trong vạt da-mỡ.
Hình 21-14 (tiếp theo)
A, Mô paraffin được loại bỏ.
B, Mô e-PTFE được bọc trong vạt da-mỡ.
Hình 21-14 (hết) C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu
Hình 21-14 (hết)
C, Hình ảnh tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu
Hình 21-15 Rò da trong quá trình loại bỏ paraffin.
Hình 21-15
Rò da trong quá trình loại bỏ paraffin.

Da trở nên mỏng và không đều, mũi bị mất nhô. Nâng mũi bằng vạt da từ vùng mông và Go- re-Tex được thêm vào bên dưới vạt da nếu cần. Da mỏng gây hình dạng bị ấn lõm, và cải thiện theo thời gian (hình 21-16). Nếu những thay đổi trên da kéo dài trên 6-12 tháng, qui trình sửa chữa cần thiết sẽ được áp dụng, bao gồm thay thế bằng vạt da hay vạt da không tế bào (ví dụ, Alloderm) dưới da.

Hình 21-16 Loại bỏ mô paraffin. A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu sau 2 tuần cho thấy da mũi bị lõm. C, Hình ảnh hậu phẫu 6 tháng cho thấy cải thiện rõ. D, Hình ảnh hậu phẫu 14 tháng cho thấy kết quả hoàn toàn.
Hình 21-16 Loại bỏ mô paraffin. A, Hình ảnh tiền phẫu.
B, Hình ảnh hậu phẫu sau 2 tuần cho thấy da mũi bị lõm. C, Hình ảnh hậu phẫu 6 tháng cho thấy cải thiện rõ.
D, Hình ảnh hậu phẫu 14 tháng cho thấy kết quả hoàn toàn.

6. Biến dạng mũi kiểu yên ngựa

Biến dạng này thứ phát do thiếu sụn vách ngăn, và có thể được chỉnh sửa bằng vạt sụn sườn (hình 21-17). Phẫu thuật nâng mũi không thể thực hiện mà thiếu sự nâng đỡ của sụn vách ngăn phù hợp. Biến chứng trong quá trình lấy sụn sường bao gồm tràn khí màng phổi và sẹo nhiều. Khi tràn khí xảy ra, nên điều trị ngay lập tức bằng dẫn lưa màng phổi, thở áp lực dương qua bóng ambu, hoặc cả hai. Kiểm soát sẹo bằng cách tiêm steroid trực tiếp.

Hình 21-17 (tiếp theo) Chỉnh sửa vách ngăn và sống mũi bằng vạt sụn sườn. A, Điêu khắc sụn sườn dùng trong chỉnh sửa vách ngăn. B, Đặt sụn vào khoang vách ngăn. C, Mảnh sụn sườn điêu khắc dùng trong nâng mũi. D, Vạt chắn chóp mũi.
Hình 21-17 (tiếp theo) Chỉnh sửa vách ngăn và sống mũi bằng vạt sụn sườn. A, Điêu khắc sụn sườn dùng trong chỉnh sửa vách ngăn.
B, Đặt sụn vào khoang vách ngăn.
C, Mảnh sụn sườn điêu khắc dùng trong nâng mũi. D, Vạt chắn chóp mũi.
Hình 21-17 (tiếp theo) Chỉnh sửa vách ngăn và sống mũi bằng vạt sụn sườn. E, Hình ảnh tiền phẫu nhìn từ trước. F, Hình ảnh hậu phẫu nhìn từ trước. G,Hình ảnh tiền phẫu nhìn nghiêng. H, Hình ảnh hậu phẫu nhìn nghiêng.
Hình 21-17 (tiếp theo) Chỉnh sửa vách ngăn và sống mũi bằng vạt sụn sườn. E, Hình ảnh tiền phẫu nhìn từ trước.
F, Hình ảnh hậu phẫu nhìn từ trước. G,Hình ảnh tiền phẫu nhìn nghiêng. H, Hình ảnh hậu phẫu nhìn nghiêng.

7. Tài liệu tham khảo

  1. Rorich RJ: Harvesting car- tilage grafts in Pro- ceedings of the 14th Dallas Rhino- plasty Symposium, Dallas, Feb 28 to Mar 3, 1997. Dallas, TX, 1997, Southwestern, pp 305-310.
  2. Jung DH, Jung YK, Lee WW, et al: A study on grafts materials in augmentation rhinoplasty, Korean J Otolaryngol 39(2): 250-257, 1996.
  1. Gibson T, Davis WB: The distortion of autogenous cartilage grafts: its cause and prevention, Br J Plast Surg 10:257,1958.
  2. Min YG, Jung PS: Rhino- plasty, Korean J Otolaryngol 36(3): 443-449,1993.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây