Phẫu thuật thẩm mỹ nâng chóp mũi trên người châu Á

Phẫu thuật thẩm mỹ nâng chóp mũi trên người châu Á
Phẫu thuật thẩm mỹ nâng chóp mũi trên người châu Á
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Phẫu thuật thẩm mỹ nâng chóp mũi trên người châu Á được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Đầy nhô chóp mũi

Dùng vạt sụn tự thân làm chóp mũi.

2. Trụ mũi

Thanh độn trụ mũi được đặt giữa hai trụ trong qua đường đi từ ngoài (hình 24-1, A). Thậm chí nếu không tiếp xúc trực tiếp với gai mũi trước của xương hàm trên, thanh trụ cũng hỗ trợ chóp mũi và tạo thêm sự nhô độc đáo khi dùng chung với vạt che phủ. Thanh trụ không làm phát triển chiều dài của trụ mũi theo kiểu tent-pole; hơn nữa, nó được đặt vào giữa trụ mũi để bảo tồn tính di động. Dù các nhà phẫu thuật ưa thích sụn vách ngăn hơn, sụn vành tai hay sụn sườn vẫn có thể được dùng. Trước khi khâu cố định, thường sẽ cố định tạm thời bằng kim 26G để giữ căn chỉnh chính xác (hình 24-1, B).Nếu không đạt được cân xứng, nghiên hay di lệch sẽ xảy ra (hình 24-2).

Hình 24-1 A, Đặt thanh độn trụ. B, Trong phẫu thuật.
Hình 24-1
A, Đặt thanh độn trụ. B, Trong phẫu thuật.
Hình 24-2 Cố định trụ không cân gây lệch trụ.
Hình 24-2
Cố định trụ không cân gây lệch trụ.

3. Khâu xuyên sụn vòm

Cố định bằng cách khâu xuyên sụn vòm được thực hiện với kiểu khâu dệm ngang bằng chỉ polydiaoxane #5.0 (khâu PDS). Đường khâu bắt đầu từ giữa, và cột mối chỉ tại vị trí giữa hai vòm cánh. Vòng chỉ được đặt lệch về phía trên so với trung tâm của vòm cánh để nâng cao điểm nhận diện chóp mũi (TDPs). Đây là điểm trọng yếu giúp giữ tính cân xứng (hình 24-3 và 24-4).

Hình 24-3 (tiếp theo) A, Khâu ngang vòm. B và C, Trong phẫu thuật.
Hình 24-3 (tiếp theo)
A, Khâu ngang vòm.
B và C, Trong phẫu thuật.
Hình 24-3 (tiếp theo) D tới G, Trong phẫu thuật.
Hình 24-3 (tiếp theo)
D tới G, Trong phẫu thuật.
Hình 24-3 (hết) H và J, Hình ảnh tiền phẫu. I và K, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-3 (hết)
H và J, Hình ảnh tiền phẫu. I và K, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-4C A, Một phương pháp thay thế để khâu ngang vòm bằng cách khâu riêng từng vòm và sau đó buộc hai vòm lại với nhau. B, Hình ảnh tiền phẫu. C, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-4 C
A, Một phương pháp thay thế để khâu ngang vòm bằng cách khâu riêng từng vòm và sau đó buộc hai vòm lại với nhau.
B, Hình ảnh tiền phẫu. C, Hình ảnh hậu phẫu.

4. Vạt che phủ

Vạt sụn vách ngăn hình kh- iên với đường bờ trên 8-12 mm sẽ giúp định hình điểm nhận diện chóp mũi TPD (hình 24-5). Trên mặt phẳng trán, những điểm TDP thường cách ngau dưới 10mm. Những điểm này là do sự phản chiếu ánh sáng tại chỗ nối giữa hai vòm cánh mũi (hình 24-6).

Hình 24-5 Vạt che. A, Vạt dài 8-12 mm và hướng nhô 1-3 mm trên vòm hiện hữu. B, Vạt được cố định bằng 4 - 6 mũi khâu 6-0 PDS ngắt quãng.
Hình 24-5 Vạt che.
A, Vạt dài 8-12 mm và hướng nhô 1-3 mm trên vòm hiện hữu. B, Vạt được cố định bằng 4 – 6 mũi khâu 6-0 PDS ngắt quãng.
Hình 24-6 Hình ảnh tiền phẫu (A)Hình ảnh hậu phẫu. (B) Sau khi đặt vạt che.
Hình 24-6 Hình ảnh tiền phẫu
(A) Hình ảnh hậu phẫu.
(B) Sau khi đặt vạt che.

Các rìa của sụn được vuốt thon lại nhằm giúp tạo khối bề mặt mềm mại. Một vạt dài hơn không chỉ hỗ trợ nhô mà còn kèo dài mũi. Một vạt ngắn sẽ có khuynh hướng lùi về phía trên, tạo thêm góc chếch ngoài việc làm nhô (hình 24-7). Khi vạt được đẩy thêm 1-3 mm hay chất liệu vạt yếu, một vạt chống đỡ được thêm vào để gia cố lực phía sau. Phẫu thuật viên cần luôn nhớ rằng bề mặt ngang của vạt có thể dẫn tới mất phần lồi chóp mũi trên tự nhiên.

Hình 24-7 A, Vạt che dài sau nâng chóp mũi. B, Vạt ngắn có thể lăn ngược lại và tạo góc chếch. C, Vạt dài có hỗ trợ phía sau giúp tăng hiệu ứng làm dài mũi.
Hình 24-7
A, Vạt che dài sau nâng chóp mũi.
B, Vạt ngắn có thể lăn ngược lại và tạo góc chếch.
C, Vạt dài có hỗ trợ phía sau giúp tăng hiệu ứng làm dài mũi.

5. Vạt nón (Vạt onlay)

Vạt nón là một phương pháp đơn giản để nâng các điểm TDP. Vạt rộng 8-12 mm được xếp thành lớp. Cố định bằng 2 – 4 đường chỉ khâu PDS 6-0 không liên tục. Tốt hơn hết là đặt thanh độn trụ khi mà vạt nón đã được cố định (hình 24-8 và 24-9).

Hình 24-8 A, Vạt nón. B, Trong phẫu thuật.
Hình 24-8
A, Vạt nón.
B, Trong phẫu thuật.
Hình 24-9 Hình ảnh tiền phẫu (A)Hình ảnh hậu phẫu (B) sau đặt vạt nón.
Hình 24-9 Hình ảnh tiền phẫu
(A) Hình ảnh hậu phẫu
(B) sau đặt vạt nón.

6. Vạt độn

Dùng vạt độn tại chân trụ mũi giúp tăng nhô chóp mũi và cải thiện góc mũi môi (hình 24-10). Dùng vạt này hiệu quả hơn khi dùng chung với các kĩ thuật khác.

 Hình 24-10 A và B, Vạt phồng. Hình ảnh tiền phẫu (C) và Hình ảnh hậu phẫu (D) cho thấy cải thiện góc mũi môi.

Hình 24-10
A và B, Vạt phồng. Hình ảnh tiền phẫu (C) và Hình ảnh hậu phẫu (D) cho thấy cải thiện góc mũi môi.

7. Mất nhô

Không như người da trắng, hạ thấp chóp mũi ít khi nào được chỉ định trên bệnh nhân châu Á. Trong trường hợp có mũi phồng, làm hẹp chóp mũi tích cực sẽ gây nhô chóp mũi quá mức (còn gọi là mũi Pinocchio). Những ca như vậy nên được thực hiện kĩ thuật giảm nhô trước khi tiến hành làm hẹp toàn bộ (hình 24-11 và 24-12). Có thể cắt đơn độc trụ trong hoặc cả trụ trong và trụ ngoài. Căn chỉnh lại theo kiểu tận – tận hay kiểu chồng lấp. Có thể bổ sung cắt nêm màng ngăn. Dù rằng có thể phần nào kém hiệu quả, việc thu hẹp lỗ mũi sẽ giúp giảm nhô chóp mũi.

Hình 24-11 Giảm nhô chóp bằng việc cắt trụ trong, che phủ, và tái phục hồi (đường ngắt quãng).
Hình 24-11
Giảm nhô chóp bằng việc cắt trụ trong, che phủ, và tái phục hồi (đường ngắt quãng).
Hình 24-12 A và B, Hình ảnh trong phẫu thuật. Hình ảnh tiền phẫu (C) và hình ảnh hậu phẫu (D) cho thấy vùng chóp mũi được làm hẹp nhưng chiều cao vẫn được giữ.
Hình 24-12
A và B, Hình ảnh trong phẫu thuật. Hình ảnh tiền phẫu (C) và hình ảnh hậu phẫu (D) cho thấy vùng chóp mũi được làm hẹp nhưng chiều cao vẫn được giữ.

8. Nhiều vạt

Phẫu thuật chóp mũi bằng một vạt có thể không hiệu quả trên mũi người châu Á do sự phối hợp không tương thích giữa da dày và sụn yếu. Phẫu thuật thẩm mĩ chóp mũi người châu Á thường đòi hỏi vạt vững chắc hơn để nâng đỡ và chống chịu lớp da. Tác giả thường dùng nhiều kĩ thuật vạt qua đường tiếp cận từ ngoài để đạt được nhiều ứng dụng của vạt hơn.

(A) Tăng cường sụn mũi dưới
Vạt sụn vành tai thường được dùng đê tăng cường cho sụn mũi dưới (hình 24-13).

Hình 24-13 A, LLC được gia cố bằng sụn vành tai trước khi thực hiện quy trình xử lý chóp. B và C, Hình ảnh tiền phẫu. D và E, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-13
A, LLC được gia cố bằng sụn vành tai trước khi thực hiện quy trình xử lý chóp.
B và C, Hình ảnh tiền phẫu. D và E, Hình ảnh hậu phẫu.

(B) Vạt che phủ nhiều lớp
Thanh độn trụ được dùng cùng với nhiều lớp vạt che phủ (hình 24-14).

Hình 24-14 A, Minh họa các lớp vạt che phủ. B và C, Hình ảnh tiền phẫu. D và E, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-14
A, Minh họa các lớp vạt che phủ. B và C, Hình ảnh tiền phẫu.
D và E, Hình ảnh hậu phẫu.

(C) Vạt nón nhiều lớp
Lựa chọn giữa vạt che phủ và vạt nón dựa trên khả năng tạo các điểm TDP tốt hơn và các kiểu hiện hành của mỗi loại vạt (hình 24-15).

Hình 24-15 A, Đặt vạt nón đa lớp trong phẫu thuật. B, Hình ảnh trong phẫu thuật. C và D, Hình ảnh tiền phẫu. E và F, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-15
A, Đặt vạt nón đa lớp trong phẫu thuật. B, Hình ảnh trong phẫu thuật.
C và D, Hình ảnh tiền phẫu. E và F, Hình ảnh hậu phẫu.

(D) Vạt che phủ và vạt nón
Khi dùng cả vạt che phủ và vạt nón thì cần thiết đặt thanh độn trụ mũi (hình 24-16).

Hình 24-16 A, Vạt che phối hợp vạt nón. B, Hình ảnh trong phẫu thuật. C và D, Hình ảnh tiền phẫu. E và F, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-16
A, Vạt che phối hợp vạt nón. B, Hình ảnh trong phẫu thuật. C và D, Hình ảnh tiền phẫu.
E và F, Hình ảnh hậu phẫu.

(E) Vạt che phủ nâng đỡ
Vạt che phủ nhô ra trước có thể bị bẻ ra sau. Một vạt hỗ trợ phía sau là điều cần làm để giữ chóp mũi nhô (hình 24-17).

Hình 24-17 (tiếp theo) A, Hỗ trợ phía sau vạt che. B và C, Hình ảnh trong phẫu thuật. D và E, Hình ảnh tiền phẫu.
Hình 24-17 (tiếp theo)
A, Hỗ trợ phía sau vạt che.
B và C, Hình ảnh trong phẫu thuật. D và E, Hình ảnh tiền phẫu.
Hình 24-17 (hết) F và G, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-17 (hết)
F và G, Hình ảnh hậu phẫu.

(F) Vạt che phủ và vạt nón từ sụn sườn
Vạt che phủ và vạt nón từ sụn sườn cung cấp khả năng hỗ trợ mạnh (hình 24-18).

Hình 24-18 (tiếp theo) Vạt sụn sườn. A và B, Hình ảnh trong phẫu thuật. C và D, Hình ảnh tiền phẫu.
Hình 24-18 (tiếp theo) Vạt sụn sườn. A và B, Hình ảnh trong phẫu thuật.
C và D, Hình ảnh tiền phẫu.
Hình 24-18 (hết) Vạt sụn sườn. E và F, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 24-18 (hết) Vạt sụn sườn. E và F, Hình ảnh hậu phẫu.

9. Chăm sóc hậu phẫu

Dùng Thermoplast® hậu phẫu. Cắt chỉ vào ngày hậu phẫu thứ năm. Dùng kháng sinh phòng ngừa trong 3-5 ngày. Chườm đá sẽ giảm sưng phù và tụ máu bầm. Gạc mũi được rút khoảng 6 tiếng sau khi lấy sụn vách ngăn. Nếu chỉnh sửa di lệch vách ngăn, gạc sẽ được lưu 24 tiếng. Tái khám vào ngày thứ 5 – 1 tuần – 1, 3 và 6 tháng – mỗi năm.

10. Tài liệu tham khảo

1. Johnson CM, Toriumi DM: Open structure rhinoplasty, Phila- delphia, 1990, Saunders.
2. Jung DH, Jang TY, Kim YM: Aesthetic nasal tip surgery, Kore- an J Otolaryngol 39(10):685-693, 1996.
3. Yoon JS, Jung DH, Min YG: Rhinoplasty through the external approach, Korean J Otolaryngol 40(8):1091-1096, 1997.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây