Thanh độn trụ mũi trong phẫu thuật nâng mũi – những điều cần biết

Thanh độn trụ mũi trong phẫu thuật nâng mũi - những điều cần biết
Thanh độn trụ mũi trong phẫu thuật nâng mũi - những điều cần biết
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Thanh độn trụ mũi trong phẫu thuật nâng mũi – những điều cần biết được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Để nâng mũi thành công, phẫu thuật viên cần hiểu tổng quan về giải phẫu mũi ngoài, quan điểm thẩm mĩ mũi được người châu Á ưa chuộng, vật liệu nâng mũi hiện hành, và các kĩ thuật mổ đa dạng.

1. Hình dạng mũi lý tưởng

Bệnh nhân luôn yêu cầu có được vẻ mặt tư nhiên và không có bóng dáng yếu tố phẫu thuật. Họ thường yêu cầu nâng tối thiểu. Họ muốn phù hợp với đại chúng, và giữ nét hài hòa với toàn bộ khu- ôn mặt (như là nâng mũi tối thiểu trên những bệnh nhân có khoảng cách liên khóe mắt hẹp).

1.1.Gốc mũi

Góc mũi-trán lý tưởng trên người châu Á nằm trong khoảng 135 đến 140 độ. Điểm sellion là điểm nằm ra sau nhiều nhất, hay là điểm thấp nhất của mũi ngoài. Vị trí lý tưởng của điểm sellion là ngang mức nếp gấp mi mắt. Dù rằng chiều cao điểm sellion lý tưởng được đo từ giác mạc đối với người da trắng, qui tắc này lại không áp dụng cho người câu Á vì sự đa dạng của tình trạng lồi mắt trên người châu Á. Hơn nữa, chiều cao lý tưởng của sellion được xác định dựa trên mối quan hệ giữa góc mũi-trán và độ nhô của diện trên gốc mũi.

1.2.Sống mũi

Chiếc mũi lý tưởng biểu hiện bằng đường bờ cong dọc theo mỗi bên mũi, từ lông mày cho tới chóp mũi. Mặc dù khoảng cách hẹp nhất giữa hai đường nên xấp xỉ 10 mm, nhưng chỉ số này vẫn biến đổi nhiều phụ thuộc khoảng cách liên khóe mắt, đặc điểm khuôn mặt, và sở thích của bệnh nhân. Đường sống mũi đơn lẻ sau nâng nâng mũi sẽ tạo dáng vẻ “phẫu thuật thẩm mĩ”. Chóp mũi sẽ đẹp hơn khi nằm cao hơn sống mũi 1-2 mm.

1.3.Chóp mũi

Chóp mũi của bệnh nhân châu Á thường không có hình dáng nhất định do sụn yếu và da dày. Chiếc mũi lý tưởng cần có các điểm nhận dạng chóp (TDPs) (hình 20- 1). Góc mũi-môi trên người châu Á nằm giữa 90-95 độ. Chiều cao thanh độn nên đa dạng ở những điểm khác nhau trên gốc mũi, sống mũi, hoặc chóp mũi. Bệnh nhân nến có diện trên gốc mũi thấp, chiều rộng mũi thích hợp, và các điểm TDP rõ (hình 20-2).

Hình 20-1 Điểm nhận diện chóp mũi (TDP) bao gồm vòm của cánh mũi trong và điểm trên và dưới chóp mũi.
Hình 20-1
Điểm nhận diện chóp mũi (TDP) bao gồm vòm của cánh mũi trong và điểm trên và dưới chóp mũi.
Hình 20-2 A, Hình ảnh hậu phẫu cho thấy độ rộng mũi thích hợp và điểm nhận dạng mũi rõ. B, Đường gãy chóp mũi trên và tạo khối chóp mũi dưới được minh họa rõ.
Hình 20-2
A, Hình ảnh hậu phẫu cho thấy độ rộng mũi thích hợp và điểm nhận dạng mũi rõ.
B, Đường gãy chóp mũi trên và tạo khối chóp mũi dưới được minh họa rõ.

2. Nâng mũi bằng Gore-Tex- TM và sụn

2.1.Chuẩn bị mô ghép

Độ dày mô ghép được xác định sau khi quan sát bệnh nhân. Việc chọn lựa giữa mô tự thân với mô nhân tạo tùy vào cuộc thảo luận với bệnh nhân. Nhựa Teflon (e-PTFE, Gore-TexTM [W.L. Gore và đồng sự, Inc., Newark, DE]) hoặc silicone được dùng để nâng mũi nên dưới 7 mm. Tác giả dùng sụn sườn trên 7mm để nâng mũi nhằm giảm áp lực lên da. Tránh dùng mô độn cho vùng chóp vì tỉ lệ cao biến chứng. Phối hợp mô tự thân và mô nhân tạo có thể dùng (như là, da và nhựa Teflon, hay là nhựa Teflon và sụn vành tai) (hình 20-3). Dù mô silicone có sẵn với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau, phẫu thuật viên vẫn nên đẽo gọt mô độn để vừa sít sao. Phẫu thuật viên có thể dùng một khối silicone. Dù khối nhựa Teflon tạo hình có bán sẵn, tác giả vẫn ưa thích tạo kiểu bằng cách cắt lớp (hình 20-4). Các rìa của thanh độn được làm thon để tránh sự không hài hòa. Gọt thanh độn rộng về phần chân để tạo hai đường song song, và hẹp ở phần giữa hai sụn mũi dưới (hình 20- 5). Điều chỉnh vượt mức nhẹ cần thiết để bù trừ cho sự co tự nhiên của nhựa Teflon. Thanh độn được ngấm kháng sinh trước khi đặt.

Hình 20-3 E-PTFE được kẹp giữa sụn (A). Tiền phẫu (B và D) và hậu phẫu (C và E)..
Hình 20-3
E-PTFE được kẹp giữa sụn (A). Tiền phẫu (B và D) và hậu phẫu (C và E)..
Hình 20-4 Các lớp nhựa mềm e-PTFE được buộc bằng chỉ nylon 5-0. Tỉa gọt vùng rìa. Thanh độn rộng hơn ở phần gốc và hẹp hơn ở phần chóp mũi.
Hình 20-4
Các lớp nhựa mềm e-PTFE được buộc bằng chỉ nylon 5-0. Tỉa gọt vùng rìa. Thanh độn rộng hơn ở phần gốc và hẹp hơn ở phần chóp mũi.
Hình 20-5 Dùng forceps Jung để đặt thanh độn nhựa mềm e-PTFE. A và B, Sau khi chèn thanh độn, cố định thanh bằng kim 26G qua da mũi; sau đó gỡ bỏ forceps. C,Tiền phẫu. D, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 20-5 Dùng forceps Jung để đặt
thanh độn nhựa mềm e-PTFE.
A và B, Sau khi chèn thanh độn, cố định thanh bằng kim 26G qua da mũi; sau đó gỡ bỏ forceps.
C,Tiền phẫu.
D, Hình ảnh hậu phẫu.

2.2.Gây tê

Hầu hết các ca đều được gây tê vùng kèm thuốc an thần đường tĩnh mạch. Liều khởi đầu của ketamin hydrochloride (0.5- 0.7 ml) (25-35 mg, 0.5-1 mg/kg) và propofol (5 ml) và theo sau là propofol 5 cc tăng dần nếu cần. Kế đó, tiêm 6-8 ml dung dịch hỗn hợp lidocaine 2% và epinephrine 1:100,000 vào mũi. Tiêm lượng thấp nhất vừa đủ để ngăn thay đổi tạo khối mô mềm. Truyền dịch nhỏ giọt propofol ở mức 40-70 ml/ giờ để giữ độ an thần. Tiêm bolus propofol (5 ml) hoặc midazolam (2-3 ml) (2-3 mg, 0.05-0.15 mg/kg) tăng dần nếu cần.

2.3.Đường rạch

Có thể dùng đường trong mũi hay đường mổ mũi hở đều được. Nếu dùng đường mổ trong mũi, thực hiện vết rạch biên (hình 20-6 và 20-7). Nếu dùng đường mổ mũi hở, thực hiện rạch ngang trụ mũi phía trên tấm đỡ trụ trong. Sẹo khi đó sẽ ngắn nhất và da mỏng nhất ở khu vực này (hình 20-7). Đường mổ mũi hở được ưa thích trong phẫu thuật chóp mũi vì bộc lộ hoàn toàn.

Hình 20-6 Đường rạch trong mũi: giữa các sụn (a), xuyên sụn (b), đường rìa (c) và vành đai (d).
Hình 20-6
Đường rạch trong mũi: giữa các sụn (a), xuyên sụn (b), đường rìa (c) và vành đai (d).
Hình 20-7 Các đường rạch rìa và ngang sụn mũi trong cách phẫu thuật mũi hở.
Hình 20-7
Các đường rạch rìa và ngang sụn mũi trong cách phẫu thuật mũi hở.

2.4.Qui trình

Mặt phẳng phẫu thuật nằm trên màng sụn của sụn mũi trên và dưới màng xương của xương mũi. Cây bóc tách màng xương Joseph được sử dụng. Đặt thanh độn lên trên màng xương sẽ làm thanh độn di động và thấy rõ bờ. Phẫu thuật viên nên giới hạn kích thước kho- ang để ngăn thanh độn di lệch sang nơi khác. Nếu tiếp cận sống mũi qua một bên lỗ mũi, khoang sẽ có xu hướng đi xiên qua bên đối diện. Do đó, phẫu thuật nên bắt đầu qua cả hai lỗ mũi (hình 20-8). Thanh độn sống mũi chỉ nên kéo xuống tới sụn mũi trên. Sống mũi nhô quá mức sẽ tạo vẻ mặt căng thẳng cho phụ nữ Á châu (hình 20-9). Nâng sống mũi chỉ nên thực hiện trên bệnh nhân có góc mũi-trán nông và phần lồi diện trên gốc mũi thấp, trừ khi thực hiện đồng thời nâng chóp mũi. Chèn thanh nhựa teflon và sụn sẽ gặp khó khăn do cấu trúc mềm. Tác giả đã thiết kế và đăng ký sáng chế một dụng cụ tên là for- ceps Jung, giúp chèn mô sụn hay nhựa Teflon mềm mà không cần phải gấp lại (hình 20-10). Tác giả ưa thích dùng Gore-TexTM thay cho mô sụn vì ít gặp phải sự bất hài hòa. Mô sụn thường tạo sự bất tương đồng ở chân mũi, thậm chí sau khi đã cắt gọt và làm thon. Đối với nhiều bệnh nhân yêu cầu chỉ nâng sống mũi, phần chóp cũng cần được nâng để đạt vẻ hài hòa (hình 20-11). Nếu không, chóp sẽ trở nên kém nhô do chỉ nâng sống mũi, và bệnh nhân sẽ bị mất giao điểm trên chóp mũi.

Hình 20-8 Đường mở qua một cánh mũi sẽ dẫn tới vết rạch được ưa chuộng ở phía đối diện. Đường rạch ở 2 bên đảm bảo tính đối xứng của khoang (A). B và C, Hình ảnh hậu phẫu minh họa mũi lệch.
Hình 20-8
Đường mở qua một cánh mũi sẽ dẫn tới vết rạch được ưa chuộng ở phía đối diện. Đường rạch ở 2 bên đảm bảo tính đối xứng của khoang (A). B và C, Hình ảnh hậu phẫu minh họa mũi lệch.
Hình 20-9 A, Bệnh nhân mất góc mũi-trán. B, Xương mũi được giảm gọn qua đường rạch diện trán.
Hình 20-9
A, Bệnh nhân mất góc mũi-trán.
B, Xương mũi được giảm gọn qua đường rạch diện trán.
Hình 20-10 A, Forceps Jung. Đầu dụng cụ có một đường rạch hẹp mà qua đó, kim xuy- ên da 26G được chèn vào và cố định thanh độn. Thanh độn ở nguyên vị trí khi forceps được đưa ra ngoài (B)..
Hình 20-10
A, Forceps Jung. Đầu dụng cụ có một đường rạch hẹp mà qua đó, kim xuy- ên da 26G được chèn vào và cố định thanh độn. Thanh độn ở nguyên vị trí khi forceps được đưa ra ngoài (B)..
Hình 20-11 Nâng chóp và đường gãy chóp mũi trên nên được bảo tồn sau khi nâng sống mũi. Chóp nên cao hơn khoảng 1-2 mm so với sống mũi.
Hình 20-11
Nâng chóp và đường gãy chóp mũi trên nên được bảo tồn sau khi nâng sống mũi. Chóp nên cao hơn khoảng 1-2 mm so với sống mũi.

3. Tài liệu tham khảo

  1. Yun YS, Choi JC, Jung DH, et al: External nasal appearance preferred by Koreans: photo analy- sis, J Rhinol 5(2):103-107,1998.
  2. Daniel RK: The radix. In Daniel RK, ed: Rhinoplasty, New- port Beach, 1993, Little, Brown, pp 677-704 .
  3. Gunter JP: Facial analysis for the rhinopalsty Pro- ceedings of the 14th Dallas Rhino- plasty Symposium, Dallas, Feb 28 to Mar 3, 1997. Dallas, TX, 1997,Southwestern, pp 45-55.
  4. Jung DH, Jung YK, Lee WW, et al: A study on grafts materials in augmentation rhinoplasty, Korean J Otolaryngol 39(2): 250-257,1996.
  5. Tardy ME: In Cummings CW, Fredrickson JM, Harker LA, eds:. Otolaryngology head and neck surgery, ed 2, Balti- more, 1992, Mosby, pp 807-856.
  6. Jung DH, Lim JH, Kim TM, et al: New forceps for inser- tion of implants in augmentation rhinoplasty, Korean J Otolaryngol 44:936-939,2001.

Tham khảo một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây