Tìm hiểu về công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thu hẹp lỗ mũi

Tìm hiểu về công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thu hẹp lỗ mũi
Tìm hiểu về công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thu hẹp lỗ mũi
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tìm hiểu về công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thu hẹp lỗ mũi được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

Những bệnh nhân muốn chỉnh sửa nền mũi có vài đặc điểm chung. Viền cánh mũi cao hơn, trên cùng một mặt phẳng hoặc thấp hơn trụ mũi. Vị trí cao hơn được xem là có tính thẩm mĩ, trong khi viền cánh mũi thấp hơn trụ mũi được đánh giá là kém hấp dẫn, do sụp cánh mũi với trụ mũi bình thường hoặc thụt trụ mũi với viền cánh mũi bình thường. Trụ mũi có thể quá ngắn, điều này thường đi kèm với lỗ mũi tròn hay phẳng ngang. Góc tạo bởi trụ mũi – môi có thể là góc nhọn do hiện tượng thụt vào. Cánh mũi có thể lớn bất thường cả về chiều cao lẫn độ dày. Điều này dẫn tới sụp cánh mũi và hẹp lỗ mũi. Cánh mũi vươn rộng ra ngoài nếu lỗ mũi quá rộng.

1. Quy trình

Thụt trụ mũi và góc trụ mũi – môi được chỉnh sửa đơn giản bằng cách chèn thanh độn mũi toàn phần chữ L. Phần trụ của thanh độn nên đủ dài để nằm phía trước gai mũi trước xương hàm trên. Kĩ thuật này thường hiệu quả hơn vạt độn trong việc nâng góc bị thụt vào. Kéo dài bảo tồn chiều cao đứng dọc của trụ mũi bằng cách dùng thanh độn trụ hay thanh độn mũi chữ L. Một thay đổi tinh vi về hình dạng lỗ mũi thường được nhận diện với thanh độn chữ L. Tuy nhiên, tránh cố gắng quá mức vì có thể gây sức căng và cuối cùng là trồi thanh độn qua phần lồi chóp mũi trên. Độ rộng nền mũi được chỉnh sửa bằng kĩ thuật khâu vùi với chỉ tan giữa hai nền mũi (Hình 25-1 đến Hình 25-4). Điểm đặc biệt nhất của kĩ thuật này là đi sâu qua lớp mô cánh mũi dày; thực hiện điều này bằng đường khâu dưới môi hoặc đường rạch trên nền lỗ mũi. Rạch từng phần nền lỗ mũi sẽ giúp căn chỉnh hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng. Rạch từng phần nền mũi và nền lỗ mũi và cải tiến góc trong cánh mũi sẽ hiệu quả cả trong việc làm hẹp nề mũi và làm nhô chóp mũi (Hình 25-5 đến Hình 25-7). Nền mũi được phẫu thuật cùng với việc cắt nêm cánh mũi theo trục dọc viền cánh mũi (Hình 25-8 đến Hình 25-11). Cắt tích cực cả hai viền cánh mũi và mô cánh mũi nên được thực hiện dù mô cánh mũi mỏng. Mặc dù cánh mũi mỏng không làm tăng kích cỡ lỗ mũi, nhưng nó đem lại ảo giác về một lỗ mũi rộng. Bệnh nhân nên chú ý khả năng để lại sẹo theo trục dọc của viền cánh mũi.

Hình 25-1 A, Đường kim vào và ra qua vết rạch dưới môi. Sử dụng chỉ khâu 2-0 vĩnh viễn. Vùng cánh mũi được khâu bao gồm cả mô cánh mũi dày. B, Hình minh họa của A
Hình 25-1
A, Đường kim vào và ra qua vết rạch dưới môi. Sử dụng chỉ khâu 2-0 vĩnh viễn. Vùng cánh mũi được khâu bao gồm cả mô cánh mũi dày.
B, Hình minh họa của A
Hình 25-2 A, Kim đi qua mô cánh mũi và thoát ra qua da cánh mũi. Sau đó, kim lại đi vào điểm thoát. Lúc này kim sẽ đi qua mô cánh mũi xa khỏi đường đi ban đầu để tạo lượng mô vừa đủ trong vòng khâu. Sau đó kim đi ra khỏi đường rạch dưới môi. Quá trình này được lặp lại ở bên đối diện. B và C, Hình minh họa của A.
Hình 25-2
A, Kim đi qua mô cánh mũi và thoát ra qua da cánh mũi. Sau đó, kim lại đi vào điểm thoát. Lúc này kim sẽ đi qua mô cánh mũi xa khỏi đường đi ban đầu để tạo lượng mô vừa đủ trong vòng khâu. Sau đó kim đi ra khỏi đường rạch dưới môi. Quá trình này được lặp lại ở bên đối diện.
B và C, Hình minh họa của A.
Hình 25-3 A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu. Nền cánh mũi được khâu, nhưng việc nâng mũi chưa hoàn thành.
Hình 25-3
A, Hình ảnh tiền phẫu.
B, Hình ảnh hậu phẫu. Nền cánh mũi được khâu, nhưng việc nâng mũi chưa hoàn thành.
Hình 25-4 A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu. Cả việc khâu nền cánh mũi và nâng mũi được hoàn tất.
Hình 25-4
A, Hình ảnh tiền phẫu.
B, Hình ảnh hậu phẫu. Cả việc khâu nền cánh mũi và nâng mũi được hoàn tất.
Hình 25-5 Cắt rạch nền cánh mũi theo nhiều kiểu thiết kế nhằm làm hẹp nền hoặc cắt giảm độ rộng cánh mũi.
Hình 25-5
Cắt rạch nền cánh mũi theo nhiều kiểu thiết kế nhằm làm hẹp nền hoặc cắt giảm độ rộng cánh mũi.
Hình 25-8 Cắt viền cánh mũi. A, Thiết kế. B, Hình ảnh phẫu thuật.
Hình 25-8 Cắt viền cánh mũi. A, Thiết kế.
B, Hình ảnh phẫu thuật.
Hình 25-9 Cắt viền cánh mũi và nền cánh mũi sau.
Hình 25-9
Cắt viền cánh mũi và nền cánh mũi sau.
Hình 25-10 A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 25-10
A, Hình ảnh tiền phẫu. B, Hình ảnh hậu phẫu.
Hình 25-11 A, Thiết kế đường rạch viền cánh mũi và nền cánh mũi sau. B, Thiết kế đường rạch viền cánh mũi. C, Cánh mũi cực mỏng. D, Hình ảnh hậu phẫu cắt viền cánh mũi (tiếp tục)
Hình 25-11
A, Thiết kế đường rạch viền cánh mũi và nền cánh mũi sau. B, Thiết kế đường rạch viền cánh mũi.
C, Cánh mũi cực mỏng.
D, Hình ảnh hậu phẫu cắt viền cánh mũi (tiếp tục)
Hình 25-11 (tiếp tục) E, Dù đã cắt tích cực, nhưng chỉ thu nhỏ một cách khiêm tốn. Độ dày cánh mũi được giảm 27%. F, Cắt giảm 2 bên.
Hình 25-11 (tiếp tục)
E, Dù đã cắt tích cực, nhưng chỉ thu nhỏ một cách khiêm tốn. Độ dày cánh mũi được giảm 27%.
F, Cắt giảm 2 bên.

2. Chăm sóc hậu phẫu

Cắt chỉ khâu sau 1 tuần. Có thể nhìn thấy một số dấu vết của đường khâu nhỏ như đầu kim. Tình trạng này biến mất tương đối nhanh. Tái tạo bề mặt da bằng la- ser sẽ là một lựa chọn cho những bệnh nhân bị tăng sắc tố.

3. Biến chứng

Những biến chứng có thể găp bao gồm thanh độn sai vị trí, trồi thanh độn, bất xứng về độ dày cánh mũi và hình dạng, kích cỡ lỗ mũi, và sẹo xấu.

4. Tài liệu tham khảo

1. Guyuron B, Behmand RA: Alar base abnormalities, Clin Plast Surg 23(2):263-270, 1996.
2. Adamson PA, Smith O, Trop- per GJ: McGraw analysis of alarbase narrowing, Am J Cosmetic Surg 7:239- 243, 1990.
3. Millard DR Jr: Alar mar- gin sculpturing, Plast Reconstr Surg 40:337-342, 1967.
4. Ellenbogen R, Blome DW:Alar rim raising, Plast Reconstr Surg 90:28-37, 1992.
5. Matarasso A: Alar rim ex- cision: a method of thinning bulky nostrils, Plast Reconstr Surg 97:828-834, 1996.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây